Ads 468x60px

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Bao giờ vùng lên?

Bài thơ này viết cho Ngày Quốc Hận 30-4-2016 và xin được xem như một nén hương lòng tưởng niệm và tri ân những Anh Hùng Tử Sĩ đã hy sinh thân mình trong công cuộc bảo vệ và gìn giữ đất nước VNCH chống lại quân xâm lăng CS.

Miền Tây khô hạn, chính quyền vẫn tiếp tục ‘bàn bạc’

Lượng nước trong hồ chứa nước ngọt để cung cấp cho thành phố Rạch Giá 
 chỉ còn đủ dùng đến giữa tuần tới. (Hình: Tiền Phong)
Chính phủ Việt Nam và chính quyền 13 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục “bàn bạc” về việc ứng phó với tình trạng khô hạn nghiêm trọng và nước mặn xâm nhập sâu vào khu vực này.
Trong khi hậu quả do khô hạn nghiêm trọng và nước mặn xâm nhập sâu vào ruộng vườn ở đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng trầm trọng thì những nội dung được đưa ra bàn bạc chẳng khác gì cách nay hai, ba tháng.

Đọc hồi ký tù đày trong sách báo Việt

Viên Linh
1-Trong mấy ngày nay người phụ trách mục Thời Sự Nhân Văn tự nhủ là phải viết một chút gì cho ngày 30 tháng 4, mà thật sự không biết phải viết gì. Đứng trước những ngăn sách màu sắc sặc sỡ, những khổ sách cao thấp rộng hẹp, những gáy sách ngược xuôi, cuốn thì gáy sách đọc thuận chiều từ dưới lên trên, cuốn thì gáy sách ngược chiều phải đọc từ trên xuống dưới, đọc một lúc thì hoa mắt, không còn phân biệt được gì. Nhưng khi nhắm mắt lại bỗng nhìn thấy những cuốn sách của bóng tối, những cuốn sách thuộc một thể loại mà Việt Nam sẽ là vô địch: bất cứ ai cũng viết được, đó là loại sách tù ngục. Những hồi ký trong tù. Đúng thế, không quốc gia nào có thể hơn Việt Nam về loại sách này.

Biển Ðông đỏ máu và nước mắt

Ngô Nhân Dụng
Trên mạng Anh Ba Sàm, Tuấn Khanh nhìn thấy: “...những con cá chết nằm dọc bờ biển Việt Nam như những xác người...” Vụ cá chết trôi lên bở biển suốt mấy tỉnh phía Bắc miền Trung là một đại họa cho môi trường sống, ảnh hưởng tới hàng triệu người dân. Một bản “Tuyên Bố về Tội Ác đầu độc Biển Miền Trung Việt Nam” hôm qua đã được 600 người, trong và ngoài nước ký tên, lên án chính quyền Cộng Sản “vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, bất chấp cuộc sống của người dân...”
Trước ảnh nước biển bị ô nhiễm mang mầu đỏ lan dần dần từ Hà Tĩnh vào đến bờ biển ở Huế, Ðà Nẵng, nhiều người đã nhìn thấy một “Biển Ðông chảy máu!” Nhưng nói tới Biển Ðông bây giờ, không người Việt Nam nào không nghĩ tới cuộc xâm lăng do Cộng Sản Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Trung Cộng đang đe dọa thôn tính tất cả vùng biển Ðông Nam Á, trong đó có hàng trăm hòn đảo và bãi đá ngầm thuộc Quần Ðảo Trường Sa mà người Việt Nam vẫn còn giữ được. Những cuộc xâm lăng biển đảo liên hệ với vụ tàn phá môi trường sống mới xảy ra hay không? Từ đầu, dư luận đã nhắm vào một công ty Ðài Loan, mang tên Formosa, làm nhà máy gang thép trong vùng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Muốn quy kết trách nhiệm cho công ty Formosa phải chờ các cuộc thử nghiệm và điều tra kỹ thuật, nhưng đằng sau công ty Formosa đã có bóng dáng chính quyền Cộng Sản Trung Quốc!

30 Tháng Tư, 41 năm sau: Xin được phủ cờ

Cựu Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái.
Giao Chỉ, San Jose
Mộng ước sau cùng
Ðầu Tháng Tư năm nay 2016, cháu Oanh từ Úc Châu gọi cho chúng tôi. Thưa bác, bố con đã yếu rồi. Vẫn còn ở Sacramento, thủ đô California. Không biết sẽ đi lúc nào. Con thì ở nơi xa xôi. Chuẩn bị sẵn sàng, có tin là con bay về. Gia đình bên CA cũng đã chuẩn bị. Bố con ở bên đó không giao thiệp nhiều, nên cũng không quen biết ai. Con muốn khi bố con ra đi sẽ được hưởng chút nghi lễ của quân đội. Tôi hỏi lại rằng con muốn nghi lễ ra sao. Cháu Oanh trả lời rằng bố con là quân nhân nhảy dù, sau qua cảnh sát. Xin mời các chiến hữu tham dự tang lễ. Xin được phủ cờ. Vậy cháu gửi cho bác tất cả các giấy tờ liên quan đến tiểu sử của ba, bác sẽ thu xếp giới thiệu với các quân nhân và cộng đồng tại địa phương. Giữa Tháng Tư, cháu bay từ Úc qua Hoa Kỳ, sau khi thăm ông già ở Sacto, trên đường về đã ghé San Jose để gặp chúng tôi xin lễ phủ cờ cho người cha thân yêu. Ðọc hết hồ sơ quân vụ, những giấy ra trại, ra tù. Những lá thư từ trại tù gửi về cho vợ con. Chúng tôi hết sức xao xuyến bồi hồi, xin kể lại câu chuyện cho các chiến hữu và xin vui lòng giúp cho cháu Oanh một cái lễ phủ cờ. 
Thu ngắn chuyện dài
Các bạn chắc vẫn không biết rõ cháu Oanh là ai, bố cô tên tuổi ra sao mà khi sắp ra đi gia đình lại muốn xin làm lễ nghi quân cách dù quân đội đã rã ngũ tan hàng trên 40 năm. Chuyện dài xin kể ngắn lại như sau. Bằng hữu hẳn còn nhớ, mấy năm trước cô tác giả Carina Oanh Hoàng chủ biên cuốn sách Anh ngữ Boat People. Tôi được dịp xem qua và giới thiệu tác phẩm vì quả thực tuyển tập rất có giá trị và trình bày ấn loát tuyệt vời. Cuốn sách này mới lại được in bản Việt Ngữ đã phát hành. Chúng tôi đã gặp Bố của cháu Oanh trong một buổi chiều mấy năm về trước. Ông Hữu Ái mang dòng họ Hoàng Tích đã kể lể về chuyện lính chuyện tù. Tôi bị quyến rũ về cách ông tâm sự cũng như phê phán cuộc đời. Gần như cả buổi, ông nói một mình. Xin trích lại để các bạn cùng thưởng thức.

Việt Nam tiếp tục hủy diệt môi trường bằng nhiệt điện dùng than

Một nhà máy nhiệt điện dùng than tại Việt Nam.
(Hình: Tuổi Trẻ)
Các chuyên gia về kinh tế, môi trường tiếp tục khuyến cáo chính quyền Việt Nam mạnh tay loại bỏ các dự án nhiệt điện dùng than.
Tại hội thảo về sử dụng nguồn năng lượng thay thế để thích ứng với biến đổi khí hậu do Tổ Chức 350 Việt Nam - một tổ chức phi chính phủ về năng lượng - tổ chức ở Sài Gòn, bà Nguyễn Thu Trang, điều phối viên Liên Minh Năng Lượng Bền Vững Việt Nam (VSEA), cho biết, khi chính quyền Việt Nam vẫn dự tính sẽ sử dụng các nhà máy nhiệt điện dùng than để cung cấp 56.4% tổng lượng điện tại Việt Nam (tính theo nhu cầu năm 2030) thì nguy cơ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm sức khỏe của những người cư trú gần các nhà máy nhiệt điện dùng than vẫn lơ lửng trên đầu nhiều triệu người.

'Bà quả phụ Trung Tá Dù' nuôi 9 đứa con mồ côi

Bà quả phụ Nguyễn Thị Xa trong những
ngày Tháng Tư năm 2016 ở Sài Gòn.
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Trần Tiến Dũng
Không ai nghĩ trong con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, lại có cái chợ. Có khi chính những cái chợ nhỏ kiểu này là nơi nuôi sống nhiều gia đình công chức, sĩ quan của chính thể VNCH và những ai bị mất tất cả sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975. 
Trong con hẻm này, chúng tôi gặp bà quả phụ Nguyễn Thị Xa, vợ cố trung tá sư đoàn Dù, quân lực VNCH, Trần Văn Sơn.
Bà Xa, ở tuổi ngoài bảy mươi, sức khỏe kém và trải qua hơn 40 năm buôn bán lam lũ kiếm sống nuôi 9 người con khi người chồng tử trận, vẫn giữ cốt cách của một phu nhân lữ đoàn phó, Lữ Ðoàn 2, thuộc một sư đoàn VNCH tinh nhuệ.
Nói bằng giọng người Bắc-Sài Gòn trầm ấm, bà Nguyễn Thị Xa cho biết, bà là người Bắc, gia đình vào Nam năm 1942, còn cố Trung Tá Trần Văn Sơn người tỉnh Quảng Trị.
Bà là nữ sinh trường Nguyễn Văn Khuê, ông học trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Ðức và như các mối tình của những người thanh niên yêu lý tưởng quốc gia và chính thể Dân Chủ-Tự Do, họ lập gia đình trong thời chiến, chấp nhận mọi hiểm nguy một lòng phụng sự lý tưởng “Tổ Quốc Trên Hết.”
Tìm chồng trong ngày tàn chiến cuộc
Khi nhớ về chuyện xưa, bà Nguyễn Thị Xa kiềm nén xúc động, kể: “Ở tận Gio Linh, Quảng Trị, anh Sơn bị thương một mắt. Tôi hỏi, giờ anh đã là thương binh anh ở nhà với vợ con em, đừng đi trận nữa. Anh cười nhìn tôi rồi nhìn mấy đứa con nhỏ, lặng lẽ gật đầu nhưng ánh mắt anh lại nhìn về hướng khác. Sau đó anh lại đi. Tôi buồn nhưng không trách anh, thời chiến mà biết làm sao được!”

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Xuống đường 1/5: Kẻ nào đồng lõa với tội hủy hoại môi trường?

Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội.
“Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam.

CSVN bắt đầu tập trung đánh RFA

Đặng Vũ Chấn
Ngày 22-4 báo Nhân Dân Điện Tử đã tung lên bài viết “Khi mặt thật của RFA càng ngày càng lộ rõ”. Xin trích một số đoạn trong bài:
Năm 2014, trên in-tơ-nét xuất hiện văn bản của một người Việt ở trong nước gửi Chính phủ Mỹ yêu cầu đóng cửa RFA tiếng Việt. Và gần đây qua website change.org, một người Mỹ gốc Việt tiếp tục yêu cầu Chính phủ Mỹ không sử dụng tiền thuế của người dân cho các hoạt động của RFA! Xét từ thực tế vấn đề thì các yêu cầu trên là hoàn toàn có cơ sở… 
Phải nói rằng gần đây, việc ông Nguyễn Thanh Tú liên tục công bố những văn bản liên quan mối liên hệ giữa RFA với tổ chức khủng bố Việt tân đã làm cho dư luận của cộng đồng người Mỹ gốc Việt “nóng” lên...

Thảm họa môi trường có thể trải dài tới Phú Quốc

Cá chết ở vùng biển thuộc Đà Nẵng
vào sáng 29 tháng 4. (Hình: Tuổi Trẻ)
Đó là cảnh báo của ông Doãn Mạnh Dũng, phó chủ tịch Hội Khoa Học Kỹ Thuật và Kinh Tế Biển của thành phố Sài Gòn, cựu trưởng Ban Hạ Tầng Cảng Biển thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam.
Từ 6 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4, cá đã chết trắng một đoạn biển dài khoảng 250 cây số, chạy dọc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Hiện có hàng trăm ngàn gia đình, hàng triệu người điêu đứng vì không thể kiếm sống bằng việc đánh bắt, mua bán cá, cung cấp các loại dịch vụ cho ngư nghiệp, làm muối, nuôi thủy sản (cá bè, tôm, nghêu), kinh doanh du lịch biển (nhà hàng, khách sạn, vận tải),... Chính quyền tỉnh Quảng Bình và mới đây là chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã phải tổ chức phát gạo cứu đói.

‘Lá Thư Báo Tử Muộn Màng’

Sĩ quan Dù Ðặng Ðình Tựu và
người yêu Nguyễn Thị Hồng.
(Hình: Gia đình cung cấp)
Trần Tiến Dũng
Sài Gòn, những ngày cuối Tháng Tư, thời tiết khô nóng, nhiệt độ và nhịp sống đầy các vấn nạn có lúc vượt quá sự chịu đựng của con người. Cũng chính trong những ngày trung tuần Tháng Tư này, bà quả phụ cố thiếu tá binh chủng Nhảy Dù quân lực VNCH, bà Nguyễn Thị Hồng, lại rơi vào cơm trầm cảm nặng nề.  
Người con gái út của cố Thiếu Tá Ðặng Ðình Tựu, cô Ðặng Nguyễn Uyên Quỳnh, sinh năm 1973, kể: “Khi biết tin ba mất, mẹ phát bệnh trầm cảm và mất ngủ suốt từ đó đến bây giờ. Còn khi chưa biết tin, mẹ vẫn đinh đinh ba còn sống, rằng ông chỉ mất tích hay đi tù cải tạo thôi và có ngày ông sẽ về với gia đình.”
Trớ trêu thay, tin tức về người sĩ quan binh chủng Nhảy Dù VNCH làm tròn phận sự với tổ quốc chỉ được đến từ một bài báo, được viết bởi một đồng đội đang định cư ở Hoa Kỳ. Bài báo viết vào năm 1995, tựa đề “Lá Thư Báo Tử Muộn Màng,” như một cách báo tin cho bà Nguyễn Thị Hồng.
Từ khi tiếng súng của trận đánh cuối cùng ở phi trường Thành Sơn, Phan Rang, nơi Thiếu Tá Ðặng Ðình Tựu và đồng đội nằm lại với những ngọn đồi khô cằn sỏi đá, phải 20 năm sau biến cố 1975, người vợ và hai đứa con gái bé nhỏ của ông mới chính thức được biết chồng và cha mình đã hy sinh.

Ai làm ‘bức tường’ cho Formosa Hà Tĩnh?

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân
phát biểu trong cuộc họp báo về việc cá chết hàng
loạt ở bờ biển miền trung Việt Nam gần đây, tại Hà Nội,
Việt Nam ngày 27 tháng 4 năm 2016.
Một lần nữa sau cuộc biểu tình lên đến hàng chục ngàn người phản đối giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, mạng xã hội đang dậy sóng những lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa vào ngày chủ nhật 1/5 tới đây.
Tại sao “trung ương” chỉ đạo xử lý quá nhanh và quá nghiêm vụ án khởi tố oan chủ quán cà phê Xin Chào ở TP.HCM, trong khi một sự kiện nghiêm trọng liên quan đến  môi trường - xã hội gây hậu quả ghê gớm và bị dân chúng phản kháng mạnh mẽ hơn nhiều là vụ “cá chết Formosa” ở Hà Tĩnh vào cùng thời gian thì lại được xử lý quá chậm và còn cho thấy có những dấu hiệu “bảo kê cao cấp”?

Người dân Việt Nam mong muốn gì sau 41 năm đất nước hòa bình?

Các cư dân Sài Gòn trong các thị trấn bị phá hủy
vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi quân đội
Bắc Việt đánh chiếm Sài Gòn.
Hòa Ái
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 vẫn mãi là thời khắc lịch sử ghi dấu trong lòng của dân tộc Việt như cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”. Dù cục diện đất nước tại thời điểm đó được nhiều người hân hoan đón mừng hay là nỗi kinh hoàng đối với rất nhiều người khác thì đa số người dân cả hai miền Nam-Bắc có cùng suy nghĩ quốc gia đã quy về một mối và đã im tiếng súng sau nhiều năm dài chiến tranh, loạn lạc.
Tháng 4 năm 2016 đánh dấu 41 năm được hòa bình, độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Theo đánh giá của các nhà quan sát quốc tế, Việt Nam đạt được nhiều thành quả đáng kể, đặc biệt trong lãnh vực xuất khẩu, từ một quốc gia đói kém sau chiến tranh đã vươn mình nằm trong danh sách xuất khẩu gạo và nông sản hàng đầu thế giới.

NẾU THẬT SỰ BIẾT TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VÀ ĐẤT NƯỚC, ÔNG TRẦN HỒNG HÀ PHẢI TỪ CHỨC !

Gần một tháng sau khi thảm họa cá chết tại miền Trung xảy ra, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng tài nguyên & môi trường, mới dám ló mặt ra và làm một chuyến đi gọi là "kiểm tra" vùng biển Vũng Áng và công ty Formosa.

Những hệ lụy có thể xảy ra sau phán quyết của tòa trọng tài về Biển Đông

Sinh viên Philiipines trong một cuộc biểu tình
chống Trung Quốc tại Manila ngày 3/3/2016
về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
Một tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc sẽ đưa ra phán quyết trong tháng 5 hoặc tháng 6 về tranh chấp biển giữa Trung Quốc và Philippines. Manila đã nộp đơn khiếu nại vào năm 2013.
Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và một số nước châu Á khác có tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau ở Biển Đông.
Theo các chuyên gia, việc tòa trọng tài ở La Haye sắp ra phán quyết đang làm cho Bắc Kinh khó chịu. Giáo sư quan hệ quốc tế Thi Ngân Hồng tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh nói: “Người ta tin rằng phán quyết sẽ bất lợi cho Trung Quốc, và có những lo ngại rằng các nước khác như Mỹ và Nhật sẽ nhân cơ hội này thách thức thêm đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực”. Giáo sư Thi tiên liệu Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách bắt đầu bồi đắp bãi Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham gần Philippines. Đang có những dấu hiệu củng cố cho nhận định này.

Sợ thảm họa biến thành khủng hoảng, dân nài chính phủ thu mua cá chết

Chính quyền Việt Nam đưa ra một số khuyến cáo
không nên ăn cá ở những khu vực xảy ra thảm họa.
Một số nhà hoạt động, tổ chức dân sự Việt Nam đang lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam khẩn cấp có biện pháp thu mua và tiêu hủy cá chết ở các vùng biển miền Trung để tránh tình trạng nhiều người vớt cá nhiễm độc đem bán cho thương lái trữ đông, từ đó chuyển đi các nơi để tiêu thụ, chế biến.
Chưa bao giờ, Việt Nam đứng trước một thảm họa về môi trường khiến người dân cả nước quan tâm nhiều như vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung hiện nay.
Hiện tượng hàng chục tấn cá ở cả những tầng nước sâu chết trôi giạt vào bờ biển miền Trung suốt dọc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, diễn ra từ hồi đầu tháng tới nay vẫn chưa có kết luận cụ thể.

Tưởng Niệm 30-4

Tưởng niệm 41 năm, tháng tư đen (30/4/1975), ngày mà Dân tộc Việt Nam bắt đầu bước vào địa ngục tăm tối bởi một chế độc tài phi nhân.

AN NGUY GIỐNG NÒI

Lm. VĨNH SANG, DCCT
Mấy ngày nay trên tất cả các phương tiện truyền thông, cả “lề trái” lẫn “lề phải”, một luồng “bão tố” nổi lên từ vụ cá chết trên bờ biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên). Nói chung người ta thấy một sự phẫn nộ đồng loạt của nhiều thành phần trong xã hội. Trong giao tiếp hàng ngày người ta dễ nhận ra một số người xưa nay tránh né với chuyện chung nay bắt đầu phát biểu gay gắt, xưa nay thờ ơ với sinh hoạt xã hội nay bắt đầu biết lo âu, thậm chí còn nghe được những tiếng thở dài ai oán như tự thầm than thân trách phận vì sao trong quá khứ đã lạnh lùng không có chính kiến. Đó là những chuyển biến tốt, lẽ ra cần phải có sớm hơn thời điểm này, vì đã quá muộn cho một sự lên tiếng cần thiết.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Phá rừng làm thủy điện: đừng chơi trò ‘điếc không sợ súng’

Hình minh họa.
Những ngày qua dư luận và cư dân mạng lại bắt đầu xôn xao vì thông tin hơn 53 ha rừng khộp của Vườn Quốc gia Yok Đôn sắp bị cưa đốn vì lãnh đạo tiền nhiệm của tỉnh Đắk Lắk và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cho phép một doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sang làm thủy điện. Nhiều nhà khoa học cùng cán bộ VQG Yok Đôn lo dự án thủy điện này sẽ phá vỡ hệ sinh thái của vườn.
Nhìn lại kế hoạch đầy tranh cãi này, và lịch sử của không ít vụ bê bối về thủy điện tại Việt Nam suốt nhiều năm qua, có quá nhiều điều để chính quyền địa phương lẫn trung ương tại Việt Nam phải suy ngẫm. Thứ nhất chính là khả năng đánh giá tác động môi trường có rất nhiều vấn đề của đơn vị đầu tư. Còn nhớ trước đây, có “nhà khoa học” từng bắt chước cách đánh giá tác động môi trường của một nhá máy thủy điện tận bên…Trung Quốc về áp dụng cho một nhà máy thủy điện tại Việt Nam, bất chấp hậu quả. Thời gian qua, tác động ngoài khả năng kiểm soát của một số thủy điện càng cho thấy việc đánh giá tác động môi trường của thủy điện, không hiểu vì năng lực của nhà đầu tư và đơn vị đánh giá thấp, hay vì thiếu quan tâm đối với tác động tiêu cực đối với môi trường, đều có vấn đề.

Thảm họa môi sinh tại Vũng Áng có xin phép

Vũ Thạch
Chỉ đến khi một số ngư dân phát hiện ống thải dưới lòng biển, phát hiện cảnh chất độc tuôn xối xả từ miệng ống và phát hiện cảnh chết sạch tất cả mọi sinh vật, thực vật trong toàn vùng, nhà nước mới ngưng phóng ra các lý cớ vớ vẩn trên báo đài về hiện tượng cá chết trắng bờ — từ lý do bão tố trên trời, đến chất độc do tàu thuyền thả trên mặt biển, đến sóng siêu âm do ai đó phát dưới lòng biển. Nghĩa là đã cố đẩy vấn đề càng xa khu công nghiệp Vũng Áng càng tốt.
Nay khi không còn có thể che đậy đường ống thải dài 1 cây số rưỡi đó nữa, các quan chức lại nhanh chóng cho họp báo để minh định việc công ty Formosa (vốn Đài Loan & Trung Quốc) đặt ống thải là có sự cho phép của nhà nước Việt Nam, tức Formosa vẫn chẳng làm gì sai trái.

Thái độ giữ kẽ của Việt Nam đối với Trung Quốc hiện rõ trong chuyến ghé cảng đầu tiên của Hải Quân Nhật Bản

Tàu ngầm quân sự Nhật không đi theo;
Không có tướng lãnh hải quân VN ra tiếp đón.
Vào ngày 12 tháng 4, lần đầu tiên, hai hộ tống hạm của Hải Quân Nhật Bản đã ghé cảng Cam Ranh.
Hải cảng quan trọng trong biển Đông này đều chỉ cách 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khoảng 550 km, có thể được xem như là một căn cứ chiến lược kiềm chế các hoạt động tiến hành quân sự hóa hiện nay của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyến ghé cảng này của hộ tống hạm Nhật Bản đã làm lộ rõ nhiều thái độ giữ kẽ đối với TQ của VN, xuất phát từ lập trường phức tạp, khó hiểu chỉ vì không muốn làm xấu đi quan hệ kinh tế, chính trị sâu xa giữa 2 nước.
Sáng ngày 12 tháng 4, hai hộ tống hạm " Ariake " và " Setogiri " của HQNB đã đến cảng Cam Ranh, đây là hai chiến hạm đã ghé cảng Subic của đảo Luzon, Philippines vào ngày 3 tháng 4 cùng với tàu ngầm huấn luyện quân sự " Oyashio " nhưng riêng tàu ngầm này đã không đến vịnh Cam Ranh.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG VÌ MÔI TRƯỜNG.

 LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG VÌ MÔI TRƯỜNG. 
Thời gian: 09h00 ngày 1/5/2016.
Địa điểm:
Tại Hà Nội: Nhà hát lớn, số 1 Tràng Tiền.
Tại Sài Gòn: Công viên 30/4, Lê Duẩn, Quận 1
Tại các tỉnh: ở bất cứ đâu với bất cứ ai có thể xuống đường với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản facebook.
Chủ đề: Vì môi trường trong sạch.

BIỂN ĐÔNG ĐANG RẤT NÓNG

Trung Quốc xây dựng cơ sở trên biển Đông
Minh Châu
Vụ việc Formusa Hà Tĩnh đang sôi sùng sục ở các trang báo đã làm cho người ta tạm gác qua chuyện Biển Đông – vốn đang nóng hơn rất nhiều…
KHÔNG HỀ CÓ ĐỒNG THUẬN NÀO CẢ
Hôm Chủ Nhật, 24-4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng nước này đã đạt được thỏa thuận 4 điểm về Biển Đông theo lập trường của Bắc Kinh với Brunei, Campuchia và Lào sau chuyến công du của ông Ngoại trưởng Vương Nghị.
The Phnom Penh Post ngày 26-4 đưa tin: người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan khẳng định, chẳng có đồng thuận nào mới đạt được trong cuộc họp vào cuối tuần qua, khi ông Nghị ghé Phnom Penh.

DIỄN TIẾN CỦA BIẾN CỐ CÁ CHẾT.

Sự việc bắt đầu và lan rộng ra các tỉnh miền Trung là xuất phát từ Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế và hôm nay là thành phố Đà Nẵng. Từ khởi đầu đến hôm nay là đúng 22 ngày.
Đã có hiện tượng người ngộ độc và chết do ăn hoặc tiếp xúc môi trường nước biển. Cứu nhân hơn cứu hỏa. Song hầu như chính quyền và chính phủ im lặng đến đáng sợ(?).
Một số quan chức thì ăn nói như tụi ngáo đá rồi lặn mất tăm. Ông phó chủ tịch tỉnh Hà Tỉnh bảo ăn cá vô tư và tắm biển thoải mái. Rồi có người điện thoại đòi gửi cá cho ông và gia đình ăn và yêu cầu ông tắm biển để chứng thực lời nói thì ông ấp úng và câm như hến. Lại xổ trò hèn mạt là cho an ninh điện thoại ngược hù dọa người ta. Đám quan quyền bây giờ không lẻ "vô liêm sỹ" vậy sao?

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

FORMOSA - BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI, KHỞI KIỆN, HAY CHỜ CHẾT?

Stalin từng tuyên bố: "một cái chết là một bi kịch, ngàn cái chết chỉ là một con số thống kê". Giờ đây với sự câm lặng của Nguyễn Phú Trọng - TBT Đảng CS VN sau khi vào Hà Tĩnh sau vụ cá chết hàng loạt, có lẽ chúng ta sẽ phải bắt đầu đi đếm người dân mình phải bỏ mạng do môi sinh, do thói tắc trách và vô cảm gây ra: 1 thợ lặn đã chết, 5 người thợ lặn khác đã nhập viện, hàng chục người dân bị triệu chứng bất thường do ăn phải cá biển nhiễm độc. Các bờ biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình cá chết la liệt, trắng cả bãi cát. Clip thử nghiệm của VTC ở Formosa cho thấy chỉ sau 2 phút, những con cá khỏe mạnh được bỏ vào thùng nước biển đã chết "đúng quy trình". Có nên ngồi yên, câm mồm lại và rồi chết hết như những con cá khắp miền trung? Đã đến lúc chúng ta và các luật sư khởi kiện Formosa, khởi kiện cả những cơ quan "xử lý đúng quy trình", và lên tiếng đồi quyền sống cho mình. 

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

‘Cải cách hay là chết’: Cuộc chiến hệ tư tưởng ngay trong Bộ Chính trị

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Chẵn ba thập kỷ sau thời “Đổi mới” 1986, đòi hỏi “cải cách hay là chết” ở Việt Nam bùng nổ hơn bao giờ hết.  
Áp lực nội bộ ‘cải cách lần 2’
Thành tựu cá nhân không thể cứu vãn chế độ. Ngay sau Đại hội XII, bất chấp thắng lợi huy hoàng của Tổng Bí thư Trọng “đã loại được một nhà độc tài”, nhân vật hồn nhiên tuên bố “Tôi bất ngờ!” trước thành tích tái cử đang đứng khựng trước ngã ba đường: cho dù ông là nhân tố vượt trội để “giữ gìn đoàn kết trong đảng” vào thời gian này, tình đoàn kết đó sẽ chẳng có một chút giá trị nào nếu tự thân đảng không cải cách.
Quá nhiều yêu cầu và đòi hỏi về “cải cách lần 2” đang bùng nổ từ lớp người thân cận nhất của đảng là giới cán bộ lão thành, tướng lĩnh về hưu và cả một số quan chức vừa mãn nhiệm hoặc còn đương nhiệm.
“Không cải cách thì chỉ có chết!” - giờ đây rất nhiều người thốt lên như thế.

Lại biện hộ cho cụ Tổng

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lê Công Định
Bất chấp lời biện hộ gần đây của tôi về thái độ của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vụ cá chết ở miền Trung, dư luận xã hội vẫn yêu cầu ông từ chức vì vô trách nhiệm, dưới danh nghĩa "mệnh lệnh của toàn dân". Do đó, tuy chưa được đền đáp công lao hậu hĩ, tôi lại ra tay nghĩa hiệp biện hộ cho cụ Tổng.

Thứ nhất, cụ Tổng là Tổng bí thư của đảng cộng sản, chứ có phải của nước Việt Nam đâu mà dân kêu cụ từ chức? Đảng viên của cụ không đuổi cụ về quê nuôi cá thì thôi chứ ai có quyền đó mà đòi này đòi nọ?

Thứ hai, chức vụ của cụ Tổng không được hiến pháp quy định, chỉ là do một nhóm vài triệu người đặt ra và bầu chơi trong đảng của họ, chứ thật ra không có giá trị gì đối với quốc dân, bởi dân có ai bầu cụ vào vị trí đó đâu? Thế chẳng lẽ bây giờ một đám người đứng ra lập băng đảng lấy chuyện diệt ruồi làm công trạng và phong tay thủ lĩnh làm Tổng bí thư, thì toàn dân phải công nhận chức vụ nhảm nhí đó chăng? Chả có một căn cứ pháp lý nào ra hồn cả! Đã không có giá trị pháp lý đối với quốc dân, thì quốc dân buộc cụ từ chức làm chi?

Tưởng niệm 49 ngày anh Nguyễn Ngọc Bích: 3 điều trăn trở khôn nguôi

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.
Anh Nguyễn Ngoc Bích mất ngày 4/3, đã gần 49 ngày, nhưng nỗi tiếc thương anh không hề thuyên giảm với thời gian. Cộng đồng hải ngoại mất đi một nhà hoạt động đa tài, xông xáo, rất hiệu quả.

Anh Nguyễn Ngọc Bích lãnh đạo Thông tấn xã của Việt Nam Cộng hòa ở vào thời kỳ nóng bỏng nhất. Anh điều hành Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do từ khi thành lập đến tuổi trưởng thành. Anh tham gia tổ chức Họp mặt Dân chủ suốt hơn 10 năm, với các cuộc họp hằng năm ở Hoa kỳ, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Philippines...không bao giờ vắng mặt.


Anh Nguyễn Ngọc Bích từng nhiều lần hướng dẫn chúng tôi đến gặp, nói chuyện với các Thượng nghị sỹ, Dân biểu và các nhà báo Hoa Kỳ. Anh chan hòa với mọi lứa tuổi, hoạt náo các buổi tối vui chơi giải trí, hát hò, ngâm thơ, kể chuyện, múa nhảy tự nhiên, hồn nhiên. Anh có những bài nghiên cứu chính trị, văn hóa chuyên sâu, những cuốn sách bổ ích, lôi cuốn về Nguyễn Du, về Hồ Xuân Hương, về Đoàn Thị Điểm, về Cung oán ngâm khúc…. Trong anh là sự kết hợp của một nhà truyền thông, một nhà phát thanh, một nhà báo, một nhà bình luận, một nhà giáo dục, một nhà văn đa diện, đa năng, đa tài, đa cảm, điểm đạm mà xông xáo, lanh lợi mà thâm trầm. Anh còn là nhà ngôn ngữ học uyên bác, nói và viết tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hoa, tiếng Nhật, tất cả đều khá chuyên sâu, đặc biệt là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Quả thật ca ngợi anh Bích không biết bao nhiêu cho vừa.

ĐẢNG VIỆT TÂN NHẬN ĐỊNH VỀ VỤ CÁ CHẾT HÀNG LOẠT Ở BÃI BIỂN MIỀN TRUNG.

Sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra từ Vũng Áng, Hà Tĩnh kéo dài đến các tỉnh ven biển miền Trung, Việt Nam, đang dấy lên một sự quan tâm của dư luận rất lớn. Quan tâm không chỉ vì hàng ngàn ngư dân miền Trung bỗng chốc trắng tay, thiệt hại lên hàng ngàn tỷ đồng, mà còn là sự đối phó quá chậm chạp của chính quyền địa phương lẫn Trung ương.
Cho đến nay sau hơn hai tuần lễ xảy ra sự kiện nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ tìm ra lý do cá chết là do nhiễm độc tố cực mạnh trong nước biển, nhưng nguyên nhân vì sao có chất độc trong nước biển thì được trả lời là chưa tìm ra. Trong khi đó, dư luận nói chung đều tin là nhà máy Formosa trong khu công nghiệp Vũng Áng, do Trung Quốc đầu tư, là nơi đã xả nguồn độc tố này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Vẫn chỉ là một tháng Tư đen

Vũ Đông Hà 
Tháng Tư. Đã qua rồi những chiếc lá vàng rơi, những hàng cây khô trụi. Bầu trời cao và xanh trong. Buổi sáng thức dậy, ráng xếp lại bóng đêm, gắng mở cửa cho nắng vào. Loay hoay với một ngày mới vẫn còn mãi ngổn ngang.

Còn Cộng sản thì còn Quốc hận

Trần Gia Phụng
Vui, buồn, thương, ghét, oán, hận là tâm lý thông thường của con người, và cũng theo tâm lý thông thường, qua thời gian, lòng người nguôi ngoai dần, sẽ bớt vui, bớt buồn, bớt thương, bớt ghét, bớt hận. Lâu hơn nữa, thời gian có thể xóa hết chuyện vui, buồn, giận, ghét, hận nơi con người, để rồi tất cả đi vào kỷ niệm… Tuy nhiên, riêng quốc hận 30-4, cho đến nay lòng người Việt không thể nguôi ngoai được mà mối quốc hận càng ngày càng tăng cao, càng đậm nét. Cứ mỗi độ đến ngày 30-4, người Việt lại sôi sục mối hận không nguôi. Đây là một hiện tượng rất đặc biệt chỉ vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN), sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam (NVN), càng ngày càng lộ ra bản chất tham lam, gian manh, tàn bạo, độc tài, đi vào con đường tội lỗi, phản quốc, lệ thuộc Trung Cộng, làm cho đất nước càng thêm suy đồi cùng kiệt, làm cho lòng người càng thêm uất hận.

Phải chăng, chúng ta đã mất “chủ quyền” ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam?

Minh họa: Ngọc Diệp
Hoàng Thành
Vừa qua, ở vùng biển có khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Có phải nguyên nhân là do khu công nghiệp này xả nước thải độc hại ra biển gây nên cá bị chết không? Câu hỏi đó cần được làm rõ, nhưng nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”
Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung? Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng” vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt. Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT. Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.

SỐ PHẬN CỦA NHỮNG "CON CÁ".

Đứng trước vấn nạn tham nhũng như "cỏ dại", vấn nạn "cơ cấu" công chức và "bán ghế" cơ quan. Lực lượng công quyền ngày càng xuống cấp về trình độ và cả đạo đức. Khi ỷ thế về quan hệ và ỷ lại về giá trị đồng tiền họ hay cha mẹ họ bỏ ra thì họ không cần trau dồi khả năng và họ tự cấp cho họ quyền "rút vốn".
Họ chỉ lo cho bản thân và gia đình họ đằng sau câu biểu ngữ "Vì dân, vì nước". Cấp trên muốn "ăn yên" thì phải ban phát và làm ngơ để cấp dưới "ra tay". Cấp dưới "có ăn" mới có tiền để "cống nạp" cho cấp trên.

Đường trộn Muối

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên hạn chế đường và muối nạp vào cơ thể, nhưng điều đó không đồng nghĩa 2 loại gia vị này không hề có mặt tích cực nào.
Mỗi khi mất ngủ, mình thường lấy một nhúm nhỏ đường và muối (trộn 1 muối với 5 đường) để dưới lưỡi, vậy là ngủ liền một mạch đến sáng. Bạn đừng bỏ qua mẹo nhỏ rất ít người biết lạI thật hiệu nghiệm náy nhé.
Theo nhà nghiên cứu người Mỹ đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về dinh dưỡng Matt Stone, sự kết hợp của muối và đường đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, muối và đường là thần dược của người bị mất ngủ, những người luôn khát khao một giấc ngủ êm đềm khi màn đêm buông xuống.
Muối + đường hoạt động như thế nào?
Muối và đường đóng vai trò như “cục sạc” cho tế bào. Glucose trong đường cung cấp trực tiếp năng lượng cho các ti thể. Muối tạo ra sự cân bằng của sodium trong các dịch kẽ của dịch ngoại bào, cho phép hệ hô hấp hoạt động đúng đắn và sản sinh năng lượng cho cơ thể.

NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM PHẢI THAM GIA BẦU CỬ TRONG TÂM THẾ NÀO?

Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R.
Ngày bỏ phiếu bầu cử Quốc hội 14 đang tới gần, với những diễn biến bi – hài của nó. Dù sao, đây cũng là một sinh hoạt chính trị quan trọng ảnh hưởng tới tương lai của đất nước, ảnh hưởng tới đời sống của mọi người dân nói chung cũng như tín đồ của các tôn giáo nói riêng.
Lần này, cũng như các kỳ bầu cử trước đây, theo cơ cấu được phân bổ từ phía chính quyền, mỗi tôn giáo, trong đó có Giáo hội Công giáo được “chia một số ghế” để bảo đảm tính “thành phần”. Cụ thể, Giáo hội Công giáo sẽ có 2 đại biểu Quốc hội được chọn trong số ba linh mục ứng cử viên được phân bổ theo vùng miền. Việc linh mục nào sẽ ra ứng cử hay được chọn làm đại biểu Quốc hội sẽ được chính quyền định trước.

BẮT ĐẦU NỔ LỚN: VỤ CÁ CHẾT CÓ PHẢI ĐÂY KHÔNG?

Tiết lộ gây sốc: Formosa được cấp phép xả thải xuống biển và từng nhập 300 tấn hóa chất vào Việt Nam để tẩy rửa!
Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường khẳng định đường ống xả thải sâu 17m dưới mặt biển của Formosa được Bộ cấp phép từ năm 2014. "Đây là đường ống hợp pháp, chứ không phải phía công ty làm lén lút, được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh theo dõi hàng ngày", ông nói.
Không biết lợi ở đâu nhưng đã thấy hại ngay ở trước mắt rồi. Chỉ có người dân là lãnh hậu quả. 300 tấn hóa chất tẩy rửa xong rồi xả ngay ra biển mà 'nhỏ như hạt gạo', cá chết cũng đúng rồi!

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

KHÔNG AI KIỂM SOÁT FORMOSA XẢ 12.000 M3 NƯỚC THẢI MỖI NGÀY?

M.Châu
Hai ngày sau khi một ngư dân ở Hà Tĩnh phát hiện nước vàng xả xuống biển từ đường ống khổng lồ của Formosa, hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu xảy ra.
Trả lời báo chí, ông Khâu Nhân Kiệt, Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (chủ đầu tư dự án Formosa), mỗi ngày đêm, dự án Formosa xả thải 12.000 m3 nước thải.
Thế nhưng theo báo Thanh Niên, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên – Môi trường khẳng định: “Đến nay, Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết. Nếu hệ thống xử lý nước thải, xả thải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt động”.

HÔM NAY CÁ CHẾT. VÀ NGÀY MAI

Phạm Đình Trọng
Muốn nuốt chửng vĩnh viễn dải đất Việt Nam thì phải xóa sổ dân tộc Việt Nam. Gần ngàn năm đô hộ xứ Giao Chỉ, Đại Hán âm thầm và quyết liệt loại trừ dân tộc Việt bằng đồng hóa và đã thất bại. 
Dù bị hòa máu, pha loãng dòng máu Việt trong dòng máu Hán. Dù kẻ sĩ, tinh hoa người Việt bị giết, bị bắt đưa về phương Bắc. Dù văn bia điển tích gốc gác người Việt bị đập, gia phả bị đốt, bị vơ vét đưa đi mất tích. Dù bao nhiêu thế hệ người Việt nối tiếp nhau phải học lễ nghi, phong tục, văn hóa Đại Hán. Nhưng văn minh sông Hồng ở ca dao, tục ngữ, ở lời hát ru của mẹ, ở câu chuyện cổ tích của bà, ở lịch sử dân tộc, ở huyết thống ông cha, ở khí thiêng sông núi đã lặn trong máu người Việt không bao giờ phôi phai. Văn minh sông Hồng không chói lọi nhưng đặc sắc và bền bỉ vẫn song song tồn tại cùng nền văn minh Đại Hán. Nền văn minh sông Hồng còn, dân tộc Việt Nam còn.

Nhật Bản và Trung Quốc: một rừng, hai cọp tại châu Á

Ngày 10/4 vừa qua, ngoại trưởng của các nước G7 đã nhóm họp tại Hiroshima tạo điều kiện cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry tham gia lễ đặt vòng hoa tưởng niệm 140,000 nạn nhân bỏ mạng sau cuộc đánh bom nguyên tử ngã 6/8/1945 theo lệnh của Tổng Thống Harry Truman để chấm dứt chiến tranh ở châu Á. Mục đích của Hội Nghị Ngoại Trưởng là chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức vào ngày 26-27 tháng 5 sắp tới tại Ise-Shima, một trung tâm nghỉ mát ven biển gần thành phố Osaka. Lãnh tụ của các nước có nền kinh tế công nghiệp tân tiến gồm có Tổng Thống Obama (Mỹ), Thủ Tướng David Cameron (Anh), Thủ Tướng Angela Merkel (Đức), Tổng Thống Francois Holland (Pháp), Thủ Tướng Mateo Renzi (Ý), và Thủ Tướng Justin Trudeau (Canada) sẽ có mặt tham dự. Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật sẽ chủ trì Hội Nghị. Chủ Tịch Liên Âu Donald Tusk và Chủ Tịch Ủy Ban châu Âu Jean-Claude Junker cũng được mời tham dự. Hai vị khách đặc biệt khác của Hội Nghị là Tổng Thống Maithripala Sirisena của Bangladesh và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

‘Ông Trọng sắp nghỉ’: Khởi sự cuộc chiến quyền lực mới?

Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Phạm Chí Dũng
‘Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ’
Chính trường Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu “động binh” trở lại. Chỉ nghỉ ngơi hơn hai tháng sau “trận đấu pháo” ác liệt ở Đại hội XII, đến đầu tháng Tư năm 2016 lại rộ lên vài tin tức đồn đoán về “Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ”.
Một chuyên gia có bề dày nghiên cứu về chính trị Việt Nam là giáo sư Carl Thayer - cựu chuyên viên của Học viện quốc phòng Úc và là người thường có những đánh giá cùng dự báo thuận lợi đến khó ngờ cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Đại hội XII - đã bắt đầu đề cập đến “một cuộc đua” giành chức tổng bí thư vào năm sau - 2017.
Thậm chí còn xuất hiện một tin đồn bạo phổi hơn: ông Nguyễn Phú Trọng có thể “nghỉ sớm” vào cuối năm 2016.