Ads 468x60px

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

35 NĂM, CUỘC HÔN NHÂN GIỮA PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI XHCN

Định Thiên
Dư luận và xã hội thờ ơ, ngay cả giới phật tử cũng không ngó ngàng, còn những tay “cò tôn giáo” thì luôn luôn tận dụng cơ hội vuốt đuôi kẻ chức quyền, rình rang tổ chức kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), tổ chức mà người trong cuộc quen gọi là “Giáo hội nhà nước” hay “Phật giáo quốc doanh”.
Trong bài “Văn minh tiểu phẩm” đang lưu truyền khá “hot” trên mạng, Thích Tuệ Sĩ, theo thiển ý của tôi, là một thiền sư “chất” nhất Việt Nam hiện nay, có nêu nhận xét: “Một thứ Phật giáo theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn quái dị hơn một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”… (1) Bài tiểu luận này ông viết năm 2003, đối chiếu với tình hình thực tế mười mấy năm của Việt Nam, thấy đúng từng centimet!

Quỳnh Lưu, tiếng thét vỡ bờ!

LM Đặng hữu Nam trước tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh ngày 27 tháng 9 năm 2016
Bảo Giang
Sau ngày di cư, tôi lớn lên từ cơm gạo miền Nam. Ở đó, dù có đi đến bất cứ nơi đâu. Từ rừng hoang núi thẳm đến sông ngòi, biển cả hay giữa đô thị, phố xá, tôi như nhiều người, vẫn nhớ về đất Bắc. Hơn thế, đều ước mong có hòa bình để được về sống, về thăm lại nơi mình đã cất tiếng khóc chào đời. Rủi thay, ước mong chẳng đến. Tệ hơn, đất nước lại rơi vào tay Việt cộng. Từ đó, dù nhớ, dù vấn vương, tôi chưa một lần trở về chốn xưa. Tuy thế, quê hương vẫn không bao giờ là một mờ khuất, xa lạ. Trái lại, thật gần gũi. Gần như hơi thở, như cuộc sống của mình.

Chuyện hai người trồng cây

Hà Nội trồng cây gưới gầm đường sắt Cát Linh. Có nhiều cây đã chạm vào gầm đường sắt
Nguyễn Thanh Giang 
 Hồ chủ tịch kêu gọi “Vì mục đích mười năm trồng cây. Vì mục đích trăm năm trồng người”. Đến nay, cây thì như thế, người thì sao? Không có điều kiện khảo sát chung cho mọi tầng lớp người trong xã hội, chỉ xét riêng cán bộ Đảng là những học trò cưng của ông thì thấy cán bộ lãnh đạo Đảng hầu như không người nào không tham nhũng, nhỏ tham nhũng nhỏ to tham nhũng khủng. Tổng Bí thư Đảng thì càng ngày càng xuống cấp. Hèn nhất, kém nhất là Tổng Bí thư đương nhiệm (Tổng Bí thư cuối cùng?), ông Nguyễn Phú Trọng. 

Quỳ trước cổng thành

Trần Quốc Việt
Hình ảnh một người bị trói chằng chịt quỳ trước cổng thành mở toang có thể là hình ảnh Việt Nam tương lai.
Trung Quốc đã và đang trói Việt Nam bằng muôn ngàn sợi dây dày và chắc chắn. Họ trói ta bằng sợi dây nước qua việc họ có thể bất kỳ lúc nào cũng có thể chi phối hay chặn được hẳn nguồn nước chảy xuống đồng bằng sông Cửu Long và có thể cả đồng bằng sông Hồng. Họ trên thực tế có thể ngăn chặn ta đánh cá trên biển Đông và càng ngày càng thu hẹp ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Họ có thể chi phối hoàn toàn nền kinh tế ta mà vốn phụ thuộc toàn diện và hoàn toàn vào Trung Quốc từ thương mại, năng lượng, nhiên liệu, nhà máy và thiết bị. Sợi dây này có thể thòng vào cổ ta lúc nào họ muốn.

Trung Cộng: Chủ nghĩa Dân Tộc cực đoan

Chính sách hiện đại hóa quân sự của Trung Cộng
Kể từ khi Tập Cận Bình nắm địa vị TBT đảng CS Trung Hoa từ năm 2012, ông ta bắt đầu củng cố quyền lực và có thể nói, hiện tại, TCB hoàn toàn kiểm soát đất nước trên 1,38 tỷ dân nầy. Trong suốt bốn năm qua, TCB thẳng tay đàn áp các đối thủ để tranh đoạt quyền lực tuyệt đối. Nhưng trước những thất bại về phát triển kinh tế, thị trường tài chánh bị sụt giảm, TCB hơn lúc nào hết cần phải phô trương khả năng quân sự và nêu cao tinh thần Hán tộc cực đoan bằng những thủ đoạn lấn chiếm biển Đông, nhằm mục đích, theo cảm nhận của người viết, là làm xoa dịu phần nào sức ép của người dân trước những khó khăn về kinh tế tài chánh cho hơn 600 triệu dân Tàu sống bên trong lục địa.

Cả nước tức cười chuyện kê khai tài sản

Văn Quang
Trong tuần này lại rộ lên thông tin trên hầu hết các cơ quan báo chí tại Việt Nam lề trái cũng như lề phải (Có thể tạm định nghĩa báo lề phải là báo của Nhà nước, báo lề trái được xếp vào loại… phản động).

Tại sao chống ngập không thành công?

Đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TPHCM hôm 26/9/2016.
Mặc Lâm
Ngày 26 tháng 9 thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vụ ngập lịch sử, các quận trung tâm hầu như chìm trong biển nước và toàn cảnh thành phố như trong một trận hồng thủy của thế kỷ 21. Câu hỏi đặt ra: từ năm 2001 thành phố đã có những dự án chống ngập nhưng 15 năm sau không một triển vọng nào cho thấy việc chống ngập sẽ dần dần hiệu quả. Mặc Lâm trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực này để tìm câu trả lời gần với sự thật nhất.

Công an đánh nhà báo, một vấn đề nhức nhối?

Phóng viên bị cảnh sát áo đen đấm thẳng
vào mặt hôm 23/9/2016.
Anh Vũ
Làm sao để chấm dứt vấn nạn này?
Những ngày gần đây, việc các nhân viên Công an ngang nhiên đánh một số nhà báo đã khiến cho dư luận, đặc biệt là những người làm báo hết sức bất bình. Dư luận nói gì và cần làm thế nào để chấm dứt vấn nạn này?
Gần đây, hiện tượng lực lượng công an hành hung các nhà báo ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra, điều đó đã khiến dư luận xã hội và những người làm báo hết sức bất bình.
Cụ thể, ngày 21/9/2016, nhà báo Đỗ Thanh Hải, phóng viên VTC News thường trú tại Đắk Lắk đến hiện trường vụ cưỡng chế mặt bằng tại xã Cư Pô, thì bị lực lượng công an xã xô đẩy và giật máy ảnh đồng thời gây thương tích. Hay như việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ, ngày 23/9/2016 khi đang tác nghiệp đã bị nhân viên công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng…

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Thảm họa môi trường: Những kẻ chăn thuê và mục tử tốt lành

J.B Nguyễn Hữu Vinh
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Đến với Biển chết Miền Trung
Thảm họa môi trường biển Miền Trung là một đại họa, một nỗi đau nhức nhối, lúc quặn thắt và có lúc âm ỉ trong lòng người dân Việt mấy tháng qua. Đặc biệt những ngư dân miền Trung, nơi mảnh đất nắng cháy và khắc nghiệt vốn đã đem lại đời sống khó khăn cực nhọc cho họ.
Tôi đã đến với ngư dân nơi đây nhiều lần và chứng kiến sự chết chóc do thảm họa Formosa gây ra.
Từ ngày biển chết, họ điêu đứng với cuộc sống của mình, nào là công việc làm ăn hàng ngày từ bữa cơm, từ chút thức ăn, từ tấm áo của mẹ đến chiếc quần cho con, từ đồng tiền con ở trọ đi học cho đến cuốn vở cho con đến trường, rồi ốm đau, tiền đi bệnh viện, tiền điều trị... tất cả đều trông chờ vào biển.
Từ ngày biển chết, tất cả đều tự động dừng lại. Mới đây, khai giảng năm học mới cả ngàn học sinh đã không đến được trường. Hàng ngàn sinh viên buộc bỏ học làm thuê kiếm sống nơi xa xôi khi nguồn viện trợ duy nhất đã không còn nữa.

Những quan tài trên bờ biển chết.

Những con thuyền của ngư dân Trung Bộ phủ khăn trắng : Những quan tài trên bờ biển chết.
Hình : JB Nguyễn Hữu Vinh.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Thành phố Sài Gòn bị tê liệt sau một cơn mưa lớn chưa từng thấy

Vào chiều tối ngày 26 tháng Chín 2016 thành phố Sài Gòn chìm trong “cơn mưa to chưa từng thấy”. Nước tràn vào bệnh viện, cửa hàng điện máy, nhà cửa, đường ra phi trường Tân Sơn Nhất tê liệt, các tầng hầm của nhiều tòa cao ốc chìm trong nước… Cơn mưa tầm tã như trút nước khiến đường phố Sài Gòn và người dân phải khổ sở trong buổi chiều tan tầm.
Các con đường từ khu vực quận 1, quận 2, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Tân… chìm trong biển nước hơn 30 điểm.
Đặc biệt, bên trong tòa nhà Bitexco, tòa nhà cao nhất ở trung tâm Sài Gòn, nước đổ xối xả từ tầng 4, trong thang máy, lẫn mặt sàn tầng trệt ngập lênh láng, buộc rạp chiếu phim BHD bên trong tòa nhà phải tuyên bố đóng cửa.

Khả năng ngư dân thắng kiện Formosa là 100%

Ngư dân miền Trung tụ tập trước trụ sở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh,
 26/9/2016. (Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo)
Nhà máy đặt ở Hà Tĩnh của hãng Formosa Đài Loan đang đối mặt với một trận chiến pháp lý lớn. Hôm 26/9, 600 ngư dân ở tỉnh Nghệ An đã đến một tòa án cấp thị xã của tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn kiện nhà máy của Formosa vì đã gây ra thảm họa môi trường biển hồi tháng 4 năm nay.

Vụ kiện lịch sử

Giáo dân, ngư dân và đồng bào kiện Formosa trước Toà Án Nhân Dân Kỳ Anh
Luật sư Lâ Văn Luân
Khởi kiện là một hành vi pháp lý văn minh, đề cao luật pháp và cũng là hành xử phải được tôn trọng đầu tiên từ tất cả các bên đối với người có quyền lợi bị xâm hại. Và vì vậy, toàn bộ các ngư dân, người dân kinh doanh dịch vụ biển, hải sản ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nên tập trung lại để trực tiếp tham gia vụ kiện này.

Hàng trăm giáo dân Nghệ An nộp đơn kiện Formosa

Giáo dân Quỳnh Lưu, Nghệ An đến toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh 
để nộp đơn kiện Formosa sáng 26/9/2016.
RFA
Sáng 26 tháng Chín, gần 600 giáo dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An đã đến toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để nộp đơn kiện Formosa.
Đây là sự việc mà Linh mục Đặng Hữu Nam, thuộc giáo xứ Phú yên đã nói với chúng tôi vào một tuần trước đây.

Liệu Trần Đại Quang có dám đánh phủ đầu TBT Trọng hay không?


A. Tại sao cần đề cập đến vai trò TC II?

Việt Nam dồn dập nhiều sự kiện sau ĐH đảng lần thứ 12: Hai ông tướng đứng đầu quân đội là bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh và tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ bị tước hết mọi uy quyền cùng một lúc. TL QKII là tướng Lê Xuân Duy bất ngờ qua đời với nhiều nghi vấn là bị đầu độc liệt gan. Cả ba cán đầu tỉnh Yên Bái thuộc QK II, trong đó có cả bí thư Phạm Duy Cường bị bắn chết ngay tại trụ sở giữa ban ngày. Đó là chưa kể những sự kiện ngoại giao xảy ra liên tục trong một thời rất ngắn chừng sáu tháng trở lại đây từ việc Ấn Độ cho mượn tiền mua hỏa tiễn đến việc tân bộ trưởng QP là chính ủy Lịch sang thăm Trung Cộng mở đường cho thủ tướng "mát-de" Phúc sang ký kết nhượng bộ thêm về kinh tế; báo hiệu Việt Nam sẽ còn tiếp tục nhập siêu từ Trung Cộng nhiều hơn nữa.

ĐIỀU ĐÁNG QUAN TÂM HƠN?

FB Duy Lê
Cộng đồng mạng lại dậy sóng với hợp đồng tình ái của một hoa hậu và một đại ngu mặt khỉ. Đó là sự quan tâm bình thường của một xã hội với những việc trái với luân thường đạo lý, trái với đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, ở đâu đó lại nỗi lên lời trách móc rằng, điều đó chẳng đáng quan tâm thay vì chúng ta quan tâm nhiều hơn tới blogger Nguyễn Hữu Vinh với mức án 5 năm tù giam cho hành động tuyên truyền sự thật, hay nhà đấu tranh chống bạo quyền Cấn Thị Thêu với mức án 20 tháng tù giam cho hành động bảo vệ quyền lợi của người dân nghèo trước bạo quyền.
Cá nhân tôi lại thấy khác. Tất cả các mối quan tâm tới xã hội đều đáng được trân trọng như nhau. Con người ta thường bày tỏ quan điểm về những điều mà họ nghĩ rằng họ hiểu rõ, những điều mà họ bức xúc. Và điều họ bày tỏ thể hiện điều họ quan tâm.
Nguyễn Hữu Vinh là một nhân cách lớn và anh ta đáng được quan tâm. Điều đó là hiển nhiên.
Cấn Thị Thêu là một tấm gương sáng và chị ta đáng được quan tâm. Điều này cũng không thể chối cãi.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Nguyễn Phú Trọng âm mưu gì khi trực tiếp nắm đảng ủy công an trung ương?

Trung Điền
Có thể nói là trong lịch sử của đảng CSVN, chưa bao giờ Tổng bí thư hay thành phần Tứ trụ tham gia trực tiếp vào ban thường vụ đảng uỷ công an. Vì đây là bộ phận hành chánh có chức năng theo dõi an ninh và điều tra tội phạm trong bộ máy nhà nước.
Thế nhưng, sau những sóng gió vụ Trịnh Xuân Thanh, ngày 21 tháng 9 vừa qua, Bộ chính trị đảng CSVN công bố quyết định thành lập đảng ủy công an trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 16 người, trong đó ban thường vụ đảng ủy công an gồm 7 người.
Quyết định nói trên đã công bố trễ đến 4 tháng, kể từ khi Thượng tướng Tô Lâm, Bộ truởng công an được Bộ chính trị đề cử làm Bí thư đảng ủy công an trung ương từ đầu tháng 5, 2016. Sự kiện này đã khiến dư luận thấy có gì đó bất ổn trong việc sắp xếp nhân sự lãnh đạo ở bộ máy công an.

Cha truyền con nối làm quan: tại dân đa nghi!?

Ông Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.
Cao Huy Huân
Mấy hôm nay mạng xã hội lan truyền thông tin về một hiện tượng mà nhiều người ví von bằng một khái niệm nghe rất kêu “tập đoàn gia đình làm chính trị ở Việt Nam”. Nhân vật chính là ông Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.
Nhìn lên “bảng niêm yết” chức vụ của những người trong gia đình ông Bí thư tỉnh ủy, dù có là người tin tưởng vào công bằng và khách quan đến mấy cũng phải trợn mắt ngạc nhiên. Từ vợ, em ruột, em rể, em con chú bác, em con cô cậu đều lần lượt đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo của các sở ban ngành tỉnh Hà Giang. Chính ông Vinh cũng là con trai của nguyên Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Nhìn vào “gia đình danh giá” với hàng chục người làm quan lớn của ông Bí thư Vinh mà tôi nghĩ, có lẽ ngay cả những nhà viết kịch bản, những đạo diễn giỏi nhất của Hollywood cũng không thể nghĩ ra và dàn dựng một tình tiết ly kỳ như vậy trong một bộ phim chính trị phản ánh văn hóa cha truyền con nối làm quan.

Có phải lịch sử xoay vần?

Cánh Cò
Chưa khi nào chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập bằng lúc này. Từ cung đình cho tới chợ búa, từ con cá Formosa cho tới con ghệ của bí thư Thanh Hóa. Từ kẻ đào tẩu Trịnh Xuân Thanh cho tới tội phạm chính trị lớn nhất lịch sử nước ta là nhóm đương quyền.
Nhưng cái mà người dân có “nhiễm sắc thể dân trí thấp” quan tâm nhất là những gì chung quanh nhà họ chứ không phải chốn hậu cung thâm nghiêm đầy mùi phân bắc.
Chuyện quan trọng nhất là thực phẩm bẩn, là cá chết, là người chết bó chiếu, là phiên tòa xử người nông dân nổi dậy Cấn Thị Thêu.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Dân VN phải sống. Phản đối dự án thép Formosa và Cà Ná!

Vị trí xây dựng dự án khu liên hợp nhà máy thép Cà Ná tại Ninh Thuận.
Võ Thị Hảo
Dự án thép Cà Ná, Ninh Thuận có quá nhiều dấu hiệu là còn thậm tệ hơn Formosa.
Không khó để nhận ra rằng, mục đích của nhà cầm quyền TQ, thông qua bàn tay bán nước của quan chức VN là để: biến bất kỳ mảnh đất nào, sông biển nào, ao hồ nào của VN cũng sẽ thành bãi thải của TQ. VN là nơi nhận tiêu thụ và chứa những chất thải công nghiệp độc hại thuộc vào hàng nhất thế giới, trá hình dưới dạng nhà máy sản xuất thép hay bất kỳ sản phẩm nào đó.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Không thể dập tắt phong trào đấu tranh bằng tù đày và bạo lực

Biểu tình trước Tòa án bênh vực chị Cấn Thị Thêu -
Ảnh minh họa
Tôi dùng từ anh hùng để gọi chị Cấn Thị Thêu mà không phải băn khoăn. Không có gì quá đang khi gọi chị là anh hùng. Với dân oan, chị là đại diện cho quyền lợi, ý chí của họ chứ không phải là đảng, nhà nước nào hết. Ngược lại, đảng, nhà nước chính là kẻ cướp bóc đất đai của họ, đẩy họ vào cảnh cùng quẫn. Với anh em đấu tranh, hoạt động trong các hội nhóm xã hội dân sự độc lập, chị là tấm gương của lòng hy sinh, quả cảm, có uy tín và biết tổ chức quần chúng. 
Không có chuyện gây rồi trật tự công cộng, chỉ là muốn thì bỏ tù
Nhà cầm quyền biết rõ vai trò, uy tín của Cấn Thị Thê lắm. Chẳng có chuyện gây rối trật tự gì ở đây hết. Chỉ đơn giản là nhà cầm quyền bỏ tù chị để dễ bề cướp đất đai của nông dân mà thôi.
Một phiên tòa có tới 4 luật sư bào chữa cho bị cáo. Luật sư đã chứng minh chị vô tội. Nhưng những bài bào chữa chắc chắn và mạnh mẽ tuy dồn được quan tòa vào thế bí nhưng việc tuyên như thế nào thì họ cứ tuyên. Bài của họ là lờ đi, "không thèm" tranh luận. Những người quan tâm theo dõi vụ án đều nhận thức vẫn là án bỏ túi mà thôi. Không riêng gì những vụ án mang tính chính trị, ở đất nước này, nhiều vụ án khác cũng được chuẩn bị sẵn lời tuyên án do cấp trên, do đồng tiền hoặc những thế lực khác thao túng.

Trung Quốc sẽ đổ và bài học Latvia cho người Việt Nam

Trần Trung Đạo
Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng khác nhau tùy theo nguồn ước lượng. Theo công bố chính thức của Trung Cộng, ngân sách quốc phòng năm 2014 là 131.5 tỉ đô la nhưng theo Stockholm International Peace Research Institute năm 2013 Trung Cộng đã dành 188 tỉ đô la cho chi phí quốc phòng. Trung Cộng có quân đội hiện dịch 2.3 triệu quân với 500 ngàn quân trừ bị. Trung Cộng có kho vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân và hiện đại hơn tất cả các quốc gia khác ở Á Châu. Cho dù tối tân và đông đảo bao nhiêu cũng không thể so với 27 ngàn đầu đạn nguyên tử, các hạm đội hùng mạnh và 250 sư đoàn bộ binh trang bị tận răng của Liên Xô trước ngày 25 tháng 12 năm 1991. Nhưng Liên Xô đã đổ, rồi Trung Cộng cũng phải đổ.

Chui vào Đảng ủy Công an Trung ương, Nguyễn Phú Trọng tìm cách nắm đầu Bộ Công an

Chiến dịch đả muỗi diệt ruồi của Nguyễn Phú Trọng đang đối diện với nguy cơ phá sản bởi việc trốn thoát của con bài Trịnh Xuân Thanh. Sự kiện này cũng đã phản ảnh tình trạng bất lực của hệ thống chính trị và là một thử thách đối với quyền lực của Tổng Bí thư. Do đó, Nguyễn Phú Trọng đã phải chui vào Đảng ủy Công an Trung ương. Đây là lần đầu tiên có sự việc một TBT là một thành viên của bộ phận này. (1)

Bộ Công an và cú đào thoát của Trịnh Xuân Thanh

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trốn thoát thành công của Trịnh Xuân Thanh là sự bất hợp tác của phía công an đối với Nguyễn Phú Trọng. Trầm trọng hơn là còn có xác suất phía công an hỗ trợ cho Trịnh Xuân Thanh trốn khỏi vòng cương tỏa của phe nhóm Nguyễn Phú Trọng. Thanh đã biệt tích vào khoảng trước ngày 26/8, sau đó tuyên bố bỏ đảng và bất tín nhiệm TBT, nhưng mãi đến ngày 13/09, đại diện của C45 Bộ Công an vẫn án binh bất động vì "chưa nhận được đơn đề nghị tìm kiếm ông Trịnh Xuân Thanh từ gia đình ông này và Tỉnh ủy Hậu Giang" (2). Đến 3 ngày sau, không thể nào tiếp tục án binh trước sự việc đào thoát của một cán bộ đảng viên cao cấp, dính líu trong một vụ án 3.300 tỷ và dư luận quan tâm theo dõi, Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (C46) phải ký quyết định truy nã (3).

Tổng bí thư Trọng bất ngờ ‘vào’ đảng ủy công an trung ương

Cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lẫn Thủ tướng Chính phủ
tham gia Đảng ủy Công an Trung ương. Ảnh TTXVN
Lê Dung
Chỉ ít ngày sau khi xảy ra biến cố Trịnh Xuân Thanh ung dung tẩu thoát ngay trước mũi công an và biến Tổng bí thư Trọng thành trò hài hước trong dư luận xã hội, ông Nguyễn Phú Trọng đã “được chỉ định” vào Ban thường vụ đảng ủy công an trung ương.
Báo chí nhà nước ghi nhận: đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ, Tổng bí thư tham gia đảng ủy và Ban thường vụ đảng ủy Công an Trung ương.
Sự kiện được xem là rất đặc biệt này xảy ra vào ngày 21/9/2016 với lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XII về việc chỉ định đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 16 người; Ban thường vụ đảng ủy gồm 7 người, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vòng ma trận đỏ

Nếu không có câu chuyện ngôn ngữ, suýt nữa tôi đã bỏ sót show diễn “Trịnh-Nguyễn phân tranh”. Một ông Trịnh Xuân Thanh nào đó ném thẻ Đảng – bảo bối vô giá của cuộc đời ông cho đến khi nó thành vô giá trị – vào mặt một ông Nguyễn Phú Trọng nào đó, người cai quản tối cao 4,5 triệu bảo bối như thế. Vụ so găng này được coi là chưa có tiền lệ. Giật gân như vậy thì trước hết nó là một quả bom giải trí trong thời đại sống để giải trí và chết vì giải trí của chúng ta. Từ nhiều năm nay, nguồn giải trí dồi dào nhất cho công chúng Việt Nam là hậu cung của giới quý tộc đỏ. Sau đó, nó hứa hẹn một sức công phá chính trị nhất định. Nhiều người cho rằng nó phơi bày những tử huyệt của hệ thống. Nhiều hơn nữa tin rằng nếu không làm thành lũy Ba Đình rung chuyển thì nó cũng là quân cờ domino đầu tiên kéo theo sinh mệnh chính trị của một số nhân vật ở thượng tầng quyền lực và sắp xếp lại bàn cờ quốc gia. Như thể những hứa hẹn của Quan Làm Báo hay Chân Dung Quyền Lực chưa đủ hão.

TRUY NÃ QUỐC TẾ

Logo Interpol
Nguyên Đại
Ngày xưa, phải gọi như thế vì đã khá lâu, tôi có một mẫu đối thoại với mấy thằng bạn nhóc con. Một thằng nói: “Tao là Mỹ, mạnh thiệt mạnh luôn”. Thằng khác: “Tao là Pháp, chiếm nhiều nước làm thuộc địa…”. Thằng nữa: “Tao là Mông-Cổ”… (tôi cũng chọn một nước nào đó, có thằng chọn rồi thì không được chọn trùng), chợt một thằng nói: “Tao lớn nhất, tao là Liên Hiệp Quốc, gồm hết tất cả các nước lại”, và tất cả đều thua thằng đó, tức anh ách. Tôi đã cảm nhận có cái gì đó không ổn, nhưng hồi đó không nói lại được…
Bây giờ thì biết rồi. Liên Hiệp Quốc (LHQ) không phải là là một quốc gia, đó là một tổ chức, một tên gọi của một văn phòng, có nhiều chi nhánh trụ sở ở nhiều quốc gia. Bởi không là một quốc gia, nên LHQ không có lãnh thổ riêng, không có dân, v.v…
Tôi nhớ lại câu chuyện trẻ thơ trên khi đọc một số báo chí ở Việt Nam, rằng ngày 16/9/16 vừa qua Bộ Công An Việt Nam đã phát lệnh truy nã trong nước, và truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh, người mà chính phủ VN cho là chịu trách nhiệm cho việc thua lỗ khoảng 3200 tỷ VN đồng (gần 160 triệu Mỹ kim) của Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí VN (PVC). Nghe đâu, ông Thanh đã trốn ra nước ngoài, và sau đó, blogger “Người Buôn Gió” đã thổi một hơi nhiều “cơn gió” qua các trang mạng xã hội.

Nội bộ Đảng rạn nứt trầm trọng, đất nước đang trong tình trạng loạn sứ quân

Nguyễn Tấn Dũng - Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Quang
Tình hình Việt Nam đang phải thay đổi nhanh chóng vì thế trận sống chết ngay chính trong nội bộ đảng cộng sản, nếu kẻ nào nhát tay và chậm chân trong tích tắc sẽ mất mạng! Nếu Trọng thắng, con đường Việt Nam là khu tự trị của Tàu sẽ thành sự thật! Nếu phe Nguyễn Tấn Dũng thắng hy vọng còn có cơ may cho dân tộc Việt Nam, ít ra là bước khởi đầu để thoát Trung.

Việt Nam không Nguyễn Tấn Dũng, nhưng có Dũng
 
Nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam rạn nứt trầm trọng từ nhiều năm qua, nhất là sau Đại hội XII, nay từ ngấm ngầm sang bạo động công khai giữa các đồng chí thuộc phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Không như các nước dân chủ nghị trường là chiến trường, vì cộng sản xây dựng chính quyền trên nòng súng nên giờ đây súng đạn được dùng để giải quyết việc “ai sẽ cướp được chính quyền”? Không nắm được chính quyền cũng là một thứ siêu quyền lực!

30 tỷ mua ghế đại biểu Quốc hội

Phạm Nhật Bình
Trong khi đảng ngày một sa lầy trong tình thế phân hóa nội bộ trầm trọng với vụ Trịnh Xuân Thanh, Quốc hội khóa 14 trong vai trò làm chậu cây cảnh của đảng lại đang lâm vào tình cảnh một phiên chợ trao đổi ghế đại biểu bằng đô-la.
Đó là câu chuyện của bà Châu Thị Thu Nga, đại biểu quốc hội khóa 13 và 14, một doanh nhân thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bà Nga được báo chí mô tả đã nắm nhiều chức vụ trên thương trường trong đó có vai trò là chủ tịch tập đoàn Housing Group với 5 công ty vệ tinh. Mặc dù chưa có những hoạt động cụ thể nào nhưng bà Thu Nga đã ra tay “huy động vốn” của các nhà đầu tư trong nước được gần 400 tỷ đồng và tiêu xài cho mục đích cá nhân.

Những cách đấu tranh để đừng thắng

Vũ Thạch
Ai muốn ứng dụng cách đấu tranh để nắm chắc phần thua trong tay không? Ai muốn học cách để đi từ thất bại này đến thất bại khác không?
Câu hỏi nghe như đùa nhưng chính chúng ta (bao gồm cả tác giả) lại là những chuyên gia "không tập mà giỏi" của loại chiến thuật đó. Chúng ta còn rất sẵn lòng truyền bá cho người khác và rất hăng hái góp phần thực hiện luôn.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Công thức vàng thông tắc động mạch, “làm sạch” mỡ máu

Mỡ "lấn chiếm" đường đi của máu.
Bạn có tin không? Chỉ với 3 loại nguyên liệu bao gồm tỏi, chanh, gừng sẽ giúp bạn thông tắc các động mạch, loại bỏ các chất béo tích tụ trong máu bấy lâu nay.
Chắc chắn đây là tin vui cho những ai đang mang trong mình 2 triệu chứng nguy hiểm trên. Tuy nhiên, bạn sẽ phải vô cùng ngạc nhiên vì công dụng của chúng còn vượt xa những gì bạn tưởng tượng.
Loại nước uống thần kỳ này có tác dụng điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng mệt mỏi, nhiễm trùng, cảm lạnh.
Ngoài ra, chức năng gan sẽ được cải thiện, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do chỉ với 3 loại nguyên liệu duy nhất.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Chỉ xin được làm Người

Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Trong nhiều ngày liền, những lá thư mà tôi nhận được, đến từ nhiều nguồn và nhiều người nhưng tất thảy đều có chung một chủ đề, là kêu gọi ngăn chận việc hình thành một nhà máy cán thép ở Cà Ná, Ninh Thuận. Tôi không biết ai trong số họ – những con người xa lạ ấy, nhưng rõ là họ đang cố tìm mọi cách để đánh động đồng bào mình về một thảm họa chung sẽ đến.
Một bức thư  khác, kêu gọi ký tên phản đối thông qua trang Change.org. Trong đó, nhóm viết thư ngỏ có tên là Green Trees Vietnam hỏi một cách thống thiết rằng “bạn chưa thấy hoảng sợ hay sao?”.

Đại ca Người Buôn Gió...

Đại ca Gió đang xem danh sách.
Việc ông Phó CT Tỉnh HG Trịnh Xuân Thanh bôn tẩu ra nước ngoài, và qua Người Buôn Gió (Thanh Hiếu Bùi) gửi thư tố giác những việc làm sai trái .của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã như một quả bom nổ giữa trời quang, khiến mọi người của cả lề phải lẫn lề trái ngẩn ngơ, sững sờ. Đây quả là một sự kiện hiếm khi xẩy ra trong guồng máy CS, và cũng chưa từng có khi ngài Phó CT Tỉnh đào thoát lại đến nhờ một đối tượng cộm cán của các cây viết lề dân là Người Buôn Gió nhờ viết bài để chống lại Đảng trưởng của mình.
Nhưng đây chỉ là trò ăn-thua, được- mất của những quan chức chính quyền mà thôi. Được làm vua, thua làm giặc. Đây cũng không phải là một cuộc đào thoát chính trị mà chỉ là kế tẩu vi thượng sách của một ông quan thất thế mà thôi.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Yên Bái, Trịnh Xuân Thanh, và sự sa lầy của TBT Trọng

Phạm Chi Dũng
Dù gì, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nâng bản lĩnh của ông lên một bậc khiêm tốn so với cung cách “giáo làng” cùng não trạng bị coi là ủy mị vào thời gian trước đại hội 12.
Gần ba tháng sau khi phát lệnh “việc cần làm ngay,” có thể nhận thấy sắc diện và khẩu khí của ông có phần đanh rắn và dày dạn thủ thuật hơn, cùng một quyết tâm “đập chuột giữ bình” chưa có gì thay đổi.
“Có những việc làm có lẽ chưa nói ra đâu, các bác cứ chờ. Đang điều tra, chuẩn bị, nói ra thì lộ hết, chúng nó chạy. Phải làm đúng luật pháp, chứ cứ tạo dư luận, gây sức ép, mai kia xử ít thì bảo nương nhẹ, xử nặng lại bảo oan sai,” một trong số ít phát ngôn công khai và có phần tự tin của ông Nguyễn Phú Trọng, cũng là một đại biểu Quốc Hội, trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình ở Hà Nội trong thời gian qua mà có thể toát lộ phần nào tâm thế của nhân vật đầu não đang có xu hướng tập quyền này.

Yêu cầu của người Việt: Formosa phải chấm dứt hoạt động và rời khỏi Việt Nam

Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh tại Việt Nam, ngay khi mới bắt đầu hoạt động, đã xả chất thải độc vào nước biển, gây ra một thảm họa môi trường tệ hại nhất chưa từng có cho đất nước này.

Ai thủ lợi trong vụ Trịnh Xuân Thanh?

Ông Trịnh Xuân Thanh
Trung Điền
Hai ngày trước khi Ủy ban kiểm tra trung ương đảng nhóm họp từ 6-8 tháng 9, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch Tỉnh Hậu Giang đã gọi điện cho báo Thanh Niên nói là ông vừa mới gửi đơn ra khỏi đảng với lý do “không còn tin vào sự chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng”, hôm mồng 4 tháng 9, như một thách thức đầu tiên đối với phe ông Trọng.
Biết là dù có nhận, Ủy ban kiểm tra sẽ không công bố nên ông Trịnh Xuân Thanh đã gọi điện cho Báo Thanh Niên một lần nữa vào sáng ngày 6 tháng 9, khẳng định về quyết định ra khỏi đảng, như một cú hích kế tiếp nhằm khuấy động dư luận.
Quả nhiên, tại cuộc họp của Ủy ban kiểm tra trung ương sáng mồng 6 tháng 9, lá đơn của ông Thanh đã được đọc. Nghe xong, cả Ủy ban rơi vào trạng thái im lặng, không ai dám phát biểu vì chẳng khác nào ông Trịnh Xuân Thanh đã bợp tai ông Trọng ngay trong phòng họp.

Chuyện gì xảy ra ở Bộ Công Thương?

Trịnh Xuân Thanh
Phạm Nhật Bình
Ngụy trang dưới nhóm từ “cải cách hành chính”, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tiến hành một kế hoạch gọi là rà soát và sắp xếp lại bộ máy nhân sự của bộ mình, theo lệnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng có thực sự là bộ này đang “quyết liệt đổi mới” vì quyền lợi nhân dân như ông Trần Tuấn Anh, con trai của nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương đang làm, hay đây chỉ là kế sách lập ra những "lợi ích nhóm" mới sau khi tống những băng đảng cũ ra đi?
Nhắc lại dưới trào Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Công Thương là bộ lớn nhất trong chính phủ. Bộ này được hình thành từ năm 2009 do sự sáp nhập 2 bộ: Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Mại, nắm giữ trong tay 6 tập đoàn và 5 tổng công ty nhà nước. Lúc ấy, Vũ Huy Hoàng là Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn được Nguyễn Tấn Dũng đưa về làm bộ trưởng đứng đầu một khu vực kinh tế trọng điểm.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Nguyễn Phú Trọng: đập chuột bể bình rồi!

Vũ Đông Hà
 Cái bình đầy chuột của Nguyễn Phú Trọng vừa bị 8 viên K59 bắn thủng từ Yên Bái. Thủ phạm bấm cò vẫn còn là nghi vấn, vụ án sẽ chìm xuồng theo cái xác của Đỗ Cường Minh tự sát từ sau gáy sau đó được đảng cho đổi chiều đạn bay (1). Từ sự việc náo loạn quân khu II (2) - khởi đi với cái chết mờ ám của tướng Lê Xuân Duy sang đến Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường - và cú hồi mã thương bỏ đảng của phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh (3) đã làm cho Nguyễn Phú Trọng đối diện với nguy cơ chuột chưa chết "đủ" mà bình muốn... "tan xác".
Thử lược qua tiến trình đánh chuột vỡ bình của Nguyễn Phú Trọng...

Tại sao đảng tốt mà dân bỏ đi?

Bấy lâu nay, mỗi lần kỷ niệm cuộc “gọi là” Cách mạng mùa Thu 1945 (19/08/1945), Ban Tuyên giáo đảng lại nhắc nhở báo đài nhà nước đừng quên mài chữ, uốn lưỡi và tăng giờ lao động để bảo vệ cho bằng được món đặc sản “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử.”
Nhưng có ai biết tại sao cho đến bây giờ, sau 70 năm có Chính phủ đầu tiên do đảng kiểm soát (1946) và 86 năm đảng Cộng sản được ông Hồ Chí Minh thành lập (1930) mà các cơ quan tuyên truyền của nhà nước vẫn còn phải bươn chải khổ sở về chuyện tự cho mình chính danh, chính phận này không?

Biết là nghịch lý nhưng vẫn cứ thực hiện!

Nguyên Thạch  
Việt Nam, một đất nước có quá nhiều nghịch lý kể từ ngày thể chế cộng sản điều hành quốc gia này. Nhiều trong số chuỗi nghịch lý ấy rất vô cùng đơn giản, dễ hiểu, dễ thấy nhưng người ta vẫn thực hiện!.
Chẳng những bản thân người viết cảm nhận được những điều nghịch lý ấy mà hầu như đa số người Việt Nam và kể cả nhiều người ngoại quốc cũng đều thấy, nhất là những người cốt cán trong guồng máy cầm quyền là những người thấy rõ hơn bất kỳ ai hết. Nhưng cái cơ chế độc tài theo phương thức tổ chức an ninh xã hội của Lê Nin tự nó đã là một cái vòng kim cô siết chặt trên đầu của mỗi quan chức của đảng và nhà nước khiến ít có ai dám nhúc nhích cựa quậy. Nghĩa là dưới cơ chế mọi người giám sát lẫn nhau này, tất cả phải tự trói buộc mình vào những sợi dây sợ hãi hữu hình lẫn vô hình, nhỡ khi nó ập đến mà hệ quả tất nhiên của nó là sự trừng phạt từ cơ chế và tai họa sẽ đến từ tổ chức sắc máu chuyên chính của cơ chế. Đó là lý do tại sao những nghịch lý trong mọi khía cạnh của nhà cầm quyền cũng như của xã hội vẫn được tồn tại. Không phải tự nhiên mà bà Thủ tướng Đức Angela Merkel phán một câu nhận xét để đời, mà bà đã trải nghiệm qua quá trình nhận thức về xã hội chủ nghĩa để có câu kết luận: “Cộng sản đã làm cho con người trở thành gian dối.” Hoặc cựu Tổng bí thư đảng CSLX Mikhail Gorbachev cũng đã truyền lại kinh nghiệm cho đời về chủ nghĩa cộng sản: