Ads 468x60px

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

TÍNH CHÍNH TRỊ CỦA SỰ SỢ HÃI

Ứng cử viên Donald Trump
Hiện tượng Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hiện nay là một trường hợp lạ lùng. Bình thường, người dân đòi hỏi các ứng cử viên phải có nhiều kinh nghiệm chính trị và lãnh đạo, đằng này Trump chỉ là một doanh nhân lần đầu tiên ra tranh cử, vậy mà mức độ ủng hộ của dân chúng, ít nhất cũng là những người thuộc đảng Cộng Hoà, lại càng ngày càng tăng. Bình thường, các ứng cử viên chỉ cần ăn nói hớ hênh một chút là bị mất điểm ngay tức khắc, đằng này Trump hầu như thường xuyên ăn nói bỗ bã và bậy bạ, vậy mà mức độ ủng hộ đối với ông dường như không hề sút giảm. Bình thường, trong xã hội Mỹ, người ta lên án việc kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo cũng như kỳ thị phái tính, vậy mà, với Trump, một người nhiều lần công khai bày tỏ sự kỳ thị trong cả ba lãnh vực, người ta lại thấy… không có gì quan trọng.
Tại sao có hiện tượng lạ lùng như vậy?

LÀNG MẤT, RỪNG CHẾT, ĐỒNG BẰNG HẠN HÁN LÀ ĐƯƠNG NHIÊN

Đồng ruộng khô hạn.
Nguyên Ngọc
Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng từ hàng chục năm trước, với công luận và với cả các cơ quan Chính phủ, đó là chuyện rừng Tây Nguyên.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước ở sông Mê Kông năm nay hẳn là do nhiều nguyên nhân: có chuyện biến đổi khí hậu toàn cầu, và chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn từ việc Trung Quốc xây đập thủy điện trên sông Mê Kông, con sông nằm một nửa trên đất Trung Quốc, và đấy lại là phần đầu nguồn.
Từ nhiều chục năm nay, nhà văn người Mỹ gốc Việt Ngô Thế Vinh đã liên tục lên tiếng về nguy cơ này. Tâm huyết và quan tâm sâu sắc đến tác động của các đập trên đầu nguồn con sông này đối với các khu vực hạ lưu, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, vựa lúa nổi tiếng của nước ta, ông đã tìm mọi cách để đi đến khảo sát cụ thể tận nơi dù bị phía Trung Quốc ngăn cấm gay gắt.
Kết quả chuyến đi dũng cảm và công phu này của ông là một cuốn sách rất quan trọng,có tên “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”, báo động hai nguy cơ lớn nay đã hành hiện thực: sông Mê Kông thiếu nước gây ra hạn hán và tai họa xâm mặn tàn phá đồng bằng Tây Nam Bộ, và việc Trung Quốc quấy phá ở biển Đông.

Đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh

Mang điện thoại vào nhà vệ sinh là thói quen
bạn cần bỏ ngay. (Ảnh: Huffington Post)
Mang điện thoại vào nhà vệ sinh sẽ biến chiếc máy của bạn thành ổ bệnh di động với đầy những vi khuẩn, thậm chí cả chất thải.
Hầu hết trong chúng ta đều từng mang điện thoại vào nhà vệ sinh để đọc báo, kiểm tra thư từ hay đơn giản là truy cập mạng xã hội. Trên thực tế, thói quen này ẩn chứa vô số hiểm họa và rất dễ khiến bạn nhiễm bệnh, BuzzFeed đưa tin.
"Nhà vệ sinh chứa đầy vi khuẩn vi trùng, chủ yếu từ đường ruột và phân", giáo sư vi sinh học Charles Gerba từ Đại học Arizona (Mỹ) cho biết. Theo ông, những bề mặt bẩn nhất bao gồm tay nắm cửa, bồn cầu, vòi nước và sàn nhà.

Báo Mỹ viết về vụ: Danh hài Minh Béo sa lưới pháp luật tại quận Cam

Minh Béo. Photo courtesy: Văn phòng biện lý Quận Cam
Bản tin trên tờ Orange County Register vào ngày 28 tháng 3, 2016 dưới tựa đề “Vietnamese entertainer Minh Beo arrested on suspicion of sexually assaulting boy” đã xác nhận rằng danh hài Minh Béo đã sa lưới pháp luật tại Orange County (quận Cam), sau vài ngày báo chí Việt ngữ trong và ngoài nước ồn ào, nhưng chưa thấy báo Mỹ lên tiếng.
Trong hồ sơ của nhà tù, Minh Béo đã khai rằng anh ta là một diễn viên.
Tên thật của danh hài Minh Béo là Hồng Quang Minh, năm nay 38 tuổi. Theo tiết lộ của giới chức thẩm quyền thì danh hài Minh Béo đã bị tình nghi phạm tội xách nhiễu tình dục với một thiếu niên.
Nếu bị kết án có tội đối với tất cả các tội trạng hình sự liên quan, thì Minh Béo có thể bị ở tù tối đa là 5 năm 8 tháng tại một nhà tù tiểu bang và tên tuổi phải bị liệt kê suốt đời trong danh sách của những người xâm phạm tình dục. Đó là điều được viết trong thông cáo của văn phòng biện lý Quận Cam.

Cười gượng với ông Tây, run sợ ông Tàu

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama
Bùi Tín
Theo thỏa thuận, Tháng Năm tới, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ ghé thăm chính thức Việt Nam, sau khi dự thượng đỉnh G7 ở Nhật. Đây là một chuyến đi rất quan trọng đối với Việt Nam, có thể tạo nên nhiều nhân tố mới thuận lợi cho việc bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, cho cuộc sống an bình, phát triển và văn minh của nước Việt Nam đang gặp khó khăn lớn và khủng hoảng về nhiều mặt. Đây là một thời cơ lớn đã đến độ chín để kết bạn thân, có thể đi tới liên minh bền chặt với cường quốc số một của thế giới, một nước dân chủ tiêu biểu cho nền văn minh nhân loại, nêu gương sáng hai nước từng có chiến tranh với nhau nhưng dứt khoát không quay về quá khứ, nhìn thẳng tới tương lai đầy hứa hẹn.
Có những phán đoán khác nhau về chuyến đi thăm Việt Nam sắp đến của tổng thống Hoa Kỳ. Đây là thời cơ thuận lợi cực hiếm để Việt Nam thoát khỏi thế cô độc, bị nước láng giềng to lớn xâm chiếm dai dẳng. Ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị có hiểu rõ tình hình hay không? Có biết đặt quyền lợi của tổ quốc, dân tộc, nhân dân lên trên quyền lợi đảng phái, phe nhóm hay không? Có dám xoay hẳn trục kết thân và liên minh chiến lược để từ đó thoát Trung một cách an toàn hay không?

Hạn hán khốc liệt, dân xuống lòng hồ thủy điện mưu sinh

Người dân huyện Bác Ái phải xuống lòng hồ thủy điện
cất chòi tạm để trồng rau củ kiếm cái ăn qua ngày.
(Hình: VnExpress)
Hạn hán đang diễn ra khốc liệt, đất đai khô cằn không thể trồng trọt, chăn nuôi, người dân huyện Bác Ái buộc phải kéo xuống lòng hồ thủy điện Sông Sắt lớn nhất tỉnh để tìm cái ăn.
Nói với VnExpress, ngày 30 tháng 3, ông Mẫu Thái Phương, chủ tịch huyện Bác Ái cho biết, chính quyền đã biết việc người dân dắt díu nhau xuống lòng hồ Sông Sắt sinh sống tìm hướng mưu sinh. “Bà con chỉ được phép sản xuất tạm thời để cứu đói trong lúc hạn hán khó khăn. Tới mùa mưa, qua khỏi đợt hạn hán này, bà con phải trở về làng mình sinh sống,” ông Phương nói.
Sông Sắt là hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Ninh Thuận với dung tích thiết kế 70 triệu khối nước. Hạn hán kéo dài khiến nước trong lòng hồ xuống thấp, chỉ còn 1/4, trơ ra những khoảng đất ẩm ướt, có thể trồng tỉa cây ngắn ngày. Để có cái ăn trong mùa hạn, hai năm nay, nhiều gia đình đã rời làng kéo xuống lòng hồ sinh sống.

Gò Công Ðông, lúa và người cùng khát

Nông dân Tân Hòa, Gò Công Ðông trong niềm vui thu
hoạch lúa kịp chạy hạn-mặn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Văn Lang
Rời Ba Tri, quay lại Bến Tre, chúng tôi qua cầu Rạch Miễu (trước kia là bến phà Rạch Miễu). Xuôi về thị trấn Gò Công, của tỉnh Tiền Giang. Nơi mà hạn hán cũng đang hoành hành dữ dội, lúa và người đều trong cơn khát.
Tới thị trấn Gò Công vào lúc đúng trưa, nắng chang chang. Thị trấn vắng, dường như đang thiêm thiếp giấc nồng trong cái nóng, oi ả...
Thị trấn Gò Công là “cột mốc” phân ranh giữa Gò Công Ðông và Gò Công Tây.
Ði về hướng Ðông, hướng của biển, tức là đi về Gò Công Ðông - Nơi nắng và hạn mặn đang quét lưỡi hái lửa trên những cánh đồng lúa khô, mặn.
Qua khỏi thị trấn một đoạn, về hướng Tân Tây. Chúng tôi bắt gặp những người thợ xây dựng đang xách nước trộn hồ.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Trà Vinh: Người nghèo khát nước, ruộng đồng cháy khô

Người nông dân này nói: “Nhà tôi mấy đời làm ruộng ở đây chưa từng gặp nạn này. 
Hái vài bông coi thì biết, đưa lên thổi một cái không có hột lúa nào rớt xuống, 
bay về trời hết trọi.” (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Trần Tiến Dũng
Ngày nay, các chuyến xe đò về Trà Vinh đều đi tuyến quốc lộ 60, qua cây cầu Cổ Chiên mới toanh.
Cả bờ Bến Tre và bờ Trà Vinh trước đây nước mặn ít khi chạm tới các vườn cây trái xanh mượt, nay chỉ mới vào đầu mùa khô 2016, các ngọn dừa bắt đầu đỏ đọt dù phải hơn ba tháng nữa nguồn nước ngọt đầu nguồn mới về tới các vàm sông Tiền.

Hóa chất độc hại: Thủ phạm chính gây ung thư tại Việt Nam

Các loại hóa chất độc hại trong thực phẩm đang làm tăng nhanh số người bị bệnh ung thư tại Việt Nam và có thể trở thành nước có tỉ lệ dân số mắc bệnh này cao nhất thế giới.
Lời cảnh cáo này đã được thấy từ mấy năm trước, bây giờ lập lại trong sự bất lực của tất cả các cơ quan ban ngành từ canh nông đến y tế và những người đóng vai trò kiểm soát, thanh tra chăn nuôi và thị trường.
Một trong những vấn nạn lớn nhất đang diễn ra là sử dụng chất “tạo nạc” trong thịt heo được các người chăn nuôi sử dụng tối đa. Chất “tạo nạc” là các loại hóa chất salbutamol và clenbuterol thuộc nhóm Beta-agonist được dùng để điều trị bệnh hen suyễn và viêm phế quả với lượng rất nhỏ. Nhưng giới chăn nuôi heo tại Việt Nam lại trộn chúng vào cám để nuôi heo cho lớn nhanh và rất “nạc” để bán được cao giá, lợi nhuận nhiều hơn.

Việt Kiều về thăm quê

Hình minh họa
Nguyên Chân
Mấy người? Mấy người?
– Bốn, hai Việt Kiều với hai Việt Cộng!
Đó là câu đối đáp giữa nhóm người vừa bước vào tiệm phở với ông chủ tiệm. Cách ăn nói ở Việt Nam bây giờ coi mòi tự nhiên và hình như họ không còn e dè gì nữa.
Về nước, mặc bộ đồ lao động, da được phơi nắng hai ba tuần nám đen cho giống người trong nước, tôi ung dung ngoắc chiếc xe ôm và oách như người di cư 54:
– Đi Thủ Đức!
Gió chiều lồng lộng trên xa lộ Biên Hòa, tôi mỉm cười đắc chí, lẩm bẩm ca bài “Từ bắc vô nam tay cầm bó rau…. đay, còn tay kia… chúng ông dắt con cầy…”

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Khoảnh khắc hiếm có khi chim công tung cánh bay

Vốn được xem như kiệt tác của thiên nhiên, loài chim công kiêu hãnh thu hút mọi ánh nhìn với bộ lông kiêu sa lộng lẫy. Đặc biệt, rất hiếm người có cơ hội được ngắm nhìn loài chim này tung cánh bay.
Khoảnh khắc hiếm có khi chim công tung sải cánh bay
Là loài chim thuộc họ trĩ, chim công có tên Hán Việt là khổng tước, sinh sống chủ yếu tại một số quốc gia châu Á và khu vực sông Congo thuộc châu Phi. Được xem như kiệt tác của thiên nhiên, chim công sở hữu bộ lông kiêu sa lộng lẫy hiếm loài nào có được. Bộ lông đuôi của chim công có chiều dài trung bình tới 1.5m, bởi vậy chúng thường khá nặng nề khi di chuyển.

Hành xử theo kiểu "luật rừng"!

Công ty Tango Candy bị khủng bố hàng chục tấn đất sét.
Quốc Hùng
Bao nhiêu nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các địa phương trên cả nước nhằm cố gắng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam có thể sẽ bị tổn thương nặng nề với cách hành xử theo kiểu “luật rừng” mới đây của chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tân Đức, tỉnh Long An.
Sự việc gây ồn ào xảy ra trong khoảng một tuần qua khi Công ty cổ phần đầu tư Tân Đức – chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tân Đức (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) - đã dựng rào chắn barie, đặt trụ bê tông và đổ đất chắn ngang trước cổng ra vào nhà máy của Công ty TNHH Tango Candy ở khu công nghiệp này, chỉ vì doanh nghiệp này không đồng ý đóng phí hạ tầng theo mức mà Tân Đức yêu cầu.

Cơ hội làm giàu – ba má nhìn không ra

Hình minh họa
Năm xích lô 
Chuyện bất công trong XHCS (xã hội cộng sản) xảy ra mỗi giờ trên khắp miền đất nước, từ đồng quê hẻo lánh đến phố thị chen chúc, riết rồi trở thành bình thường mà người dân nói là "chuyện thường ngày của Huyện" có gì đâu để bàn? Nhưng nếu chúng ta không lên án/nói sẽ bị chìm trong quên lãng và cường độ ngày càng gia tăng với thời gian. Điều muốn nêu ở đây là vô hình chung đã gián tiếp thúc thủ, chấp nhận chế độ toàn trị CS nếu chúng ta im lặng nên người viết lâu lâu phải hâm nóng tâm huyết của bạn đọc và ngược lại. Mong chúng ta sẽ cùng nắm tay tiến bước cho một Việt Nam Tự Do Dân Chủ không CS (cộng sản). Tùy ở góc độ và tầm nhìn sẽ có những nhận định khác nhau nhưng nếu ưu tư về đất nước thì sẽ cùng cảm nhận rồi cảm thông và hội tụ, nối gót tiền nhân để giải quyết vấn nạn CS của đất nước.

Trung cộng đi đêm áp đặt tứ trụ con hoang nhận nhiệm vụ sớm

Diễn cái màn kịch ông Trọng tái cử TBT 100% xong. Tay chân đầu đàn của TC thừa thắng xông lên diễn tiếp màn 2. Trước khi vào chương trình, theo báo Đất Việt: “Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dự kiến tới thăm Việt Nam và sẽ phản bác các luận điệu xuyên tạc, bất đồng giữa quan hệ hai nước.

Từ vụ thầy luồn tay qua nách nữ sinh: Sao cha mẹ lại thờ ơ?

Tấm ảnh L. chụp cảnh thầy T. có hành động
sờ mó thay vì chỉ bài - Ảnh: Nguyễn Nhân
Tùng Anh
Bị thầy giáo sàm sỡ, nữ sinh bảo với mẹ nhưng mẹ lại không tin. Em này nhờ bạn chụp và đăng ảnh lên Facebook làm bằng chứng. Nhà trường bắt em tự kiểm và tường trình vì đăng ảnh này lên Facebook.
Đây là câu chuyện của nữ sinh C.T.S.T lớp 8 trường THCS Nguyễn Trãi (TP Châu Đốc, An Giang) được báo chí đưa tin gây xôn xao mấy ngày qua.
Trước đó, theo báo Công an TP.HCM, em S.T đã nhiều lần bị thầy giáo D.A.T dạy môn Vật lý – Công nghệ ở trường THCS Nguyễn Trãi (TP. Châu Đốc, An Giang) sờ mó trong lúc dạy tại nhà riêng và việc này đã xảy ra nhiều lần.
Khi em về chia sẻ với mẹ thì mẹ không tin. Có lẽ do bức xúc với hành vi của thầy giáo, đồng thời buồn về việc mẹ không tin, mình không được bảo vệ, em này đã nhờ bạn chụp ảnh thầy giáo D.A.T đang sờ soạng mình rồi đăng lên Facebook.
Lí giải cho những hành động của mình, thầy T. (dạy 15 năm tại Trường THCS Nguyễn Trãi cho rằng), việc mình có trong lớp là phụ vợ sửa bài cho các em học sinh. Hành động chỉ bài bằng cách luồn tay qua nách học sinh như thế là “tiện hơn” thay vì dùng tay chỉ bài học sinh từ phía đối diện có thể làm trúng các em. Ngoài ra, hành động này không chỉ riêng em S.T. mà nhiều học sinh khác cũng thế.

Đảng CSVN là một bè lũ phản bội dân tộc nhất lịch sử!

Nguyên Thạch 
Không một việc làm đốn hèn nào mà có thể che giấu được mãi vì "cây kim trong trong bọc cũng sẽ có ngày lòi ra", không tội ác nào mà không bị phanh phui và trừng phạt. Lưới Trời lồng lộng mà thuyết Nhân Quả đã chứng minh, mọi việc trên đời có vay ắt có trả ví như ở VN đi mượn tiền ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay mà không trả thì đương nhiên sẽ bị vào tù hoặc sẽ bị xiết nợ hoặc bị thanh toán. Những món nợ mà đảng CSVN đã thiếu từ nhân dân, rồi sẽ có một ngày mà đảng phải trả, trả cả vốn lẫn lời, bọn phản bội hãy chờ đấy.
*
Đây chẳng những là một điều khẳng định mà còn là những lời cảnh báo cho toàn dân tộc để hiểu được rằng chúng ta đang mất nước.

Dân nào chịu cho thấu!

Dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
Dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bị đội vốn hơn 1,09 tỉ USD lên 2,47 tỉ USD, đó là số tiền phải trả do chưa có kinh nghiệm, cái giá của bài học kinh nghiệm đã được Lao Động phân tích trong bài “Học phí không chỉ trả bằng tiền” ra ngày 12.11.2015.
Tiếp theo là tiền phải trả cho bài học “kịch bản ngoài dự tính”.
Đó là nhà thầu đòi chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM bồi thường 2,5 tỉ đồng/ngày do chậm bàn giao mặt bằng thi công so với cam kết. Theo hợp đồng, bàn giao mặt bằng vào tháng 1.2013, nhưng trên thực tế, hoàn tất bàn giao vào tháng 3.2015. Tổng cộng thời gian chậm là 27 tháng, 2,5 tỉ đồng/ngày nhân với 27 tháng sẽ cho ra con số đủ để cho người dân mất bình tĩnh.
Ông Lê Khắc Huỳnh - Phó Trưởng ban Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM - trả lời với Dân Trí rằng: “Việc nhà thầu khiếu nại đòi bồi thường do chậm bàn giao mặt bằng là “kịch bản” ngoài dự tính... Qua sự việc này, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc cho những dự án tiếp theo”.

Cty trúng thầu đường ống Sông Đà: Vốn là nhà máy của quân đội TQ

Dân Việt
Công ty TNHH sản xuất ống gang dẻo Xinxing là 1 trong 4 công ty thuộc tập đoàn quốc tế Xinxing Cathay, tiền thân vốn là nhà máy thép quân đội do Tổng cục Hậu cần Giải phóng quân Trung Hoa thành lập năm 1971.

NHÀ THẦU TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG DỰ ÁN “BÊ BẾT” Ở VIỆT NAM

DỰ ÁN CAO TỐC HÀ NỘI - HẢI PHÒNG
Ngọc Anh
Hàng loạt dự án trọng điểm của nhà thầu Trung Quốc tại VN chậm trễ, đội vốn khiến nhiều người lo lắng cho dự án đường ống nước sông Đà 2.
Không phải tự dưng mà dư luận dị ứng với nhà thầu Trung Quốc sau thông tin Trung Quốc trúng thầu đường ống nước Sông Đà 2. Thực tế, trong những năm qua chúng ta đã chứng kiến một thực tế đắng lòng là các công trình do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận đều chung một giuộc: Thi công ì ạch, luộm thuộm, gây tai nạn; chất lượng kĩ thuật kém, máy móc lạc hậu; dùng mọi thủ đoạn, chiêu trò để đẩy giá nhiều lần so với giá bỏ thầu…Dưới đây là những minh chứng cụ thể:
DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO
Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam với tổng mức đầu tư 552 triệu USD (thời giá năm 2008). Trong đó vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD, vốn tín dụng 169 triệu USD và đối ứng của Việt Nam là 133 triệu USD. Dự án gồm các hạng mục 13 km đường sắt trên cao, 1,7 km ra vào khu depot (sửa chữa), đường sắt đôi, 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.

12 TỶ ĐỒNG ĐỂ “GIẢI CỨU” HÀNG CÂY TRĂM TUỔI TRÊN ĐƯỜNG CƯỜNG ĐỂ - TÔN ĐỨC THẮNG

Người dân phản đối việc chặt hạ cây xanh.
Minh Châu
Tại họp báo hôm 23/3, ông Hoàng Như Cương – Phó ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM thông báo dự kiến việc đốn hạ, di dời 16 cây xà cừ trên đường Tôn Đức Thắng sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 26/3 đến ngày 7/5, trong đó giai đoạn 1 (26-30/3) đốn 5 cây di dời 3 cây; giai đoạn 2 (5-9/4) đốn 4 cây; giai đoạn 3 đốn 3 cây, di dời 1 cây.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Vừa đi vừa kể chuyện về băng cướp xã hội chủ nghĩa đen

1- Chuyện lấy cái gì che cu. 
Ngồi trong quán cóc. Tôi đang ngắm nghía nhìn “cái nồi ngồi trên cái cốc” chảy từng giọt cà phê đen. Bỗng nghe tiếng rao mời: 
- Ông ơi mua cho cháu tờ báo. 
Tôi ngước đầu lên bắt gặp đứa bé tuổi mười ba, mười bốn. Nó cầm xấp báo Sài Gòn giải phóng che trước bụng. Tôi nói đùa: 
- Nếu chú mua hết thì cháu lấy cái gì che cu.
Nó sấn tới rỉ rả vô tai tôi: 
- Chú rõ là sặc mùi phản động. Nhà nước đã dạy tui ngày lao động bán báo, ban đêm đội khăn quàng đỏ bắt nhân dân thi đua tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN. Bộ chú không đi học về đường lối tư tưởng cách mạng hay sao mà chê tui không có quần mặc. 
- Chú xin lỗi cháu. Chú để lại chữ nghĩa trên rừng để ông quản giáo giữ hộ rồi. Thế hệ chú họ đã vắt cho tuyệt giống. Cháu còn trẻ còn gieo giống cắt mạng thì được dùng đó cháu. 
Nói xong tôi đưa tiền mua một tờ báo nhưng trả gấp đôi để đứa bé khi bán hết thì để dành một tờ che trước che sau. 

Không nghiện rượu, bạn vẫn có thể âm thầm mắc xơ gan

Không nghiện rượu, bạn vẫn có thể âm thầm mắc xơ gan
Nằm ở phía bên phải của bụng, đằng sau những xương sườn dưới cùng là gan của bạn. Cơ quan này giữ một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với cơ thể: chuyển hóa độc tố thành những chất vô hại. Bất kể đó là độc tố do tự cơ thể tạo ra hay được nạp vào như thuốc, ma túy, rượu... sẽ đều phải đi qua gan.
Là cơ quan bận rộn nhất trong cơ thể, gan cũng sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng nhất. Trung bình, nó ngốn trên 20% lượng calo bạn nạp vào mỗi ngày. Tất cả dùng để nuôi dưỡng các tế bào và khiến nó hoạt động để chuyển hóa protein, chất béo, đường bột, cùng nhiều chức năng khác.
Gan hoạt động như một nhà máy hóa chất trong cơ thể. Nó cũng giúp chuyển hóa đường hấp thụ từ thức ăn thành năng lượng, dưới sự hỗ trợ của insulin. Các hoạt động phức tạp đến mức cho tới nay, chưa có một thiết bị nhân tạo nào có thể thay thế hoàn toàn vai trò của gan.

Bí thư huyện đào hầm để "vui thú điền viên"

Căn hầm được gia đình ông Bí thư đào để chứa rượu.
Ảnh: Vnexpress
Người Quan Sát
Bí thư huyện ủy Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) cho đào căn hầm dài 100m mà theo ông là dùng để chứa rượu, đến khi về hưu rủ bạn bè nhậu nhẹt chơi. Tuy nhiên, dư luận lại không nghĩ như vậy. Họ cho rằng, ông Bí thư đào hầm là để tìm vàng.
Từ lâu nay, khu vực miền núi huyện Tây Giang rộ lên việc đào hầm tìm vàng làm chính quyền chưa thể ngăn chặn hết được. Cứ dẹp được chỗ này lại mọc thêm hầm mới ở chỗ khác. Do đó, việc ông Bí thư Bríu Liếc cho đào hầm khiến dư luận nghi ngờ tìm vàng là có cơ sở.
Theo tìm hiểu, căn hầm được đào ngay trong vườn nhà ông Bí thư, có chiều dài khoảng 100m, cao 2m và rộng 1,5m. Trong căn hầm có rất nhiều ngóc ngách như hệt căn hầm tìm vàng. Qua trả lời báo chí, ông Bí thư cho biết đã đào căn hầm này từ năm 2009, ông không thuê mướn ai mà chỉ là người trong gia đình làm.

Bến Tre mặn chát vì khô hạn

Ðâu đâu cũng đồng khô-lúa cháy vàng, khắp vùng Ba Tri-Bến Tre. 
(Hình: Văn Lang/Người Việt)
Văn Lang
Chúng tôi đi thẳng xuống thị xã, nay là thành phố Bến Tre. Vì muốn kiểm chứng câu nói của bộ trưởng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, nói với báo giới: “Không cần phải đi Vũng Tàu tắm biển, mà có thể cảm nhận độ mặn của biển ở ngay tại thành phố Bến Tre.” 

Vô cảm & (giả vờ) hữu cảm

Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh! - Kiều.
Dù sống ở Mỹ đã lâu nhưng chả mấy khi có dịp đi đâu, và cũng không mấy lúc tiếp xúc với người bản xứ nên tôi không được am tường lắm về nhân tình/thế thái của nước Hoa Kỳ. May nhờ có net, cùng nhiều vị thức giả chịu khó du hành (và ghi chép) nên thỉnh thoảng tôi cũng biết thêm được đôi điều lý thú về xứ sở này:

- “Lần đầu tiên đến Mỹ cách đây 19 năm, tôi thực sự ngạc nhiên vì những ngôi nhà ở Mỹ không đóng khóa cửa. Trong mỗi ngôi nhà của họ có biết bao thứ đắt tiền. Nhưng không mấy ai lọt vào nhà người khác để lấy cắp. Có nhiều lý do. Nhưng lý do cơ bản nhất là ý thức làm người của họ cùng với sự trợ giúp cho ý thức sống ấy là luật pháp và cách quản lý xã hội...” (Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài – Nguyễn Quang Thiều). 

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

TỪ CÁI CHẾT CỦA NHỮNG CÂY CẦU

Cầu Ghềnh
Tuấn Khanh
Thật không khác gì những đứa trẻ lớn lên trên chính quê hương mình, hư hỏng và nông cạn, thật dễ dàng tìm thấy hôm nay, một lớp người thật năng động trong việc bỏ phế, đập bỏ... những kỷ niệm và di vật.
Có những dòng sông đang chết, và những cây cầu cũng đang chết. Và có nhiều cái chết đang đi ngang trước mắt của đám đông, nhưng không phải lúc nào cũng có người ngả nón chào tiếc thương.
Câu chuyện cây cầu Ghềnh ở Đồng Nai bị sập, một cây cầu nối dài ký ức lịch sử về thời kỳ phát triển khởi đầu của miền Nam, nhắc cho rất nhiều người biết nghĩ rằng không chỉ có cầu Ghềnh, mà có rất nhiều thứ đang mất dần trên đất nước này. Danh sách rất dài.

MÙA ĐẢO CHÍNH ĐÃ BẮT ĐẦU

Vũ Thạch
Như nhiều nhà bình luận tiên đoán, cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại Hội Đảng 12 đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu. Tuy vậy, người ta vẫn phải kinh ngạc về mức độ gấp rút, bất chấp tiến trình chuyển quyền đã có hàng mấy chục năm nay và bất chấp luôn các luật lệ của chính chế độ.
Để lột sạch quyền lực của đối phương, các cố vấn của ông Trọng nghĩ ra một tiến trình thật rắc rối, dưới tấm vải che đậy của cơ chế nhà nước pháp quyền văn minh hiện đại. Đó là, chỉ trong khóa họp cuối cùng kéo dài 19 ngày hiện nay, Quốc Hội Khóa 13 (QH13), sẽ phải làm nguyên tiến trình sau đây:
1. Việc đầu tiên là thay ngay chủ tịch QH13 cũ Nguyễn Sinh Hùng bằng chủ tịch QH13 mới Nguyễn Thị Kim Ngân. Lý do thay chủ tịch QH khá khó hiểu. Chẳng lẽ chỉ bà Ngân mới làm theo lệnh phe cánh ông Trọng còn ông Hùng thì không?
2. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm chủ tịch nước Trương Tấn Sang, rồi bảo họ bầu chủ tịch nước mới Trần Đại Quang.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

'Ba Sàm' Nguyễn Hữu Vinh bị kết án 5 năm tù giam

Những người ủng hộ Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 
bị công an đẩy ra xa, đứng bên lề đường, không được cho vào phiên xử “công khai.” 
(Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Sau một ngày xét xử, toàn án thành phố Hà Nội kết án Nguyễn Hữu Vinh, tức Blogger Anh Ba Sàm 5 năm tù và đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù theo điều 258 của Luật Hình Sự CSVN.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

‘Đừng có chờ đợi thái độ chống Trung Quốc từ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam’

Bùi Tín
Tôi luôn theo dõi kỹ tình hình chính trị trong nước để nhận biết tình hình đúng như nó có, tránh khỏi những lầm lẫn. Hiện có một luồng nhận thức, một mong ước rằng cuối cùng thì lãnh đạo Cộng sản Việt Nam sẽ tỉnh ngộ, nhận ra không có con đường nào khác là cải cách chính trị mạnh dạn theo hướng thực hiện dân chủ, nhân quyền, đồng thời về đối ngoại từ bỏ sự ràng buộc quá sâu và phụ thuộc mãi vào Bắc Kinh, nghĩ rằng họ là láng giềng hùng mạnh có thể nuốt chửng ta bất cứ lúc nào. Đi cùng con đường thoát Trung là thực hiện liên minh toàn diện với các nước cường quốc dân chủ như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indeonesia, Ấn Độ, Liên Âu...

Tuyến đường sắt Bắc- Nam bị tê liệt sau khi cầu Ghềnh bị sập

Sau cú va chạm, cầu Ghềnh hơn 110 tuổi 
đổ sập xuống sông. Ảnh: Tuổi Trẻ
Cây cầu Ghềnh (cầu Gành) hơn 110 năm tuổi bắc qua sông Đồng Nai đã đổ sụp sau cú va chạm với sà lan. Cho đến nay, số người thiệt mạng vẫn chưa được phía nhà chức trách cung cấp con số chính xác.
Theo nhiều người dân tại phường Bửu Hòa (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 11h45 ngày 20/3. Chiếc sà lan mang số hiệu SG- 3745 có công suất 205 CV, chở 800 tấn cát hướng từ Long An về Đồng Nai của chủ tàu Phan Thế Thượng ở trên đường Hồ Văn Huê (Phú Nhuận, Sài Gòn) do tránh một chiếc tàu đi hướng ngược chiều đã đâm sầm vào trụ mốc cầu Ghềnh ngay giữa sông. Cú va chạm quá mạnh đã làm cho nhịp cầu ngay giữa sông bị đứt gãy, chìm xuống. Còn chiếc sà lan thì bị lật úp. Theo phía công an, hai tài công trên chiếc sà lan đã thoát thân và hiện nay vẫn đang bỏ trốn.

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Đuổi ra khỏi nhà khi chưa dọn dẹp

Theo Vneconomy thì tân thủ tướng tuyên thệ ngày 7 tháng 4 năm 2016. Thế là những người mà người ta dùng từ ngữ nôm na đặc trưng để gọi như Ba X, Tư móm, Cóc hội hói. Họ chưa kịp dọn dẹp đã phải nhận giấy tống ra khỏi cung đường. Chuyện vắt chanh bỏ vỏ, đấu đá tranh chức hạ bệ giết nhau trong bóng tối là chuyện thường ngày xảy ra dưới cái trướng nhà nước XHCNVN. Cho nên không ai lạ gì khi có Điều lệ này luật (rừng) kia tranh công giữ cái ghế “bán nước”.
Thế là Chủ tịch nước cởi áo gấp gáp ra đi “Đã để lại hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân” (mượn chữ của Vietnam +) trong đó có ngư dân cương quyết bám biển để Tàu cộng chém giết trong hải phận của mình.

‘Đảng cầm nhầm’

Đảng CSVN “cầm nhầm” quyền được tự do biểu tình
của nhân dân. (Hình: Getty Images)
Bùi Tín
Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vừa hoàn thành Đại Hội XII. Lúc bế mạc, toàn Ban Chấp Hành Trung Ương mới tề tựu trên khán đài của hội trường chụp ảnh kỷ niệm. Phía trước là 4 khẩu hiệu nổi bật kết bằng hoa cúc vàng và hoa hồng thắm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới.
Đó là 4 khẩu hiệu trung tâm Ban Lãnh Đạo CSVN muốn tô đậm cho hành động sắp tới.
Xin được phân tích 4 khẩu hiệu trung tâm đó trong thực tiễn vừa qua để xem nó có thể biến thành sự thật hay không.
Trước hết danh từ đoàn kết đã được đảng CSVN nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần. Nào là đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn đảng, toàn quân thành mội khối thống nhất. Nói được vậy, rồi làm được vậy thì tốt biết bao. Nhưng khốn khổ thay, trên thực tế đảng CSVN lại là nhân tố chia rẽ và đối kháng dân tộc, phá hoại đoàn kết một cách hết sức có hệ thống trong suốt 70 năm cầm quyền, và đến nay sự phá hoại đó đang ở vào lúc nguy hiểm nhất.

'Về thu xếp lại!'

Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ cách sống hạnh phúc.
(Hình: giacngo.vn)
Huy Phương
Một trong những cây viết trong nước tôi thích tìm đọc là Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Tôi không bỏ bớt hai chữ “Bác Sĩ” trước tên ông, là vì văn tức là người, ông là một người thầy thuốc và lấy cái tâm của người thầy thuốc để nhìn cuộc đời, nhận xét về cuộc sống chung quanh và cho chúng ta những lời khuyên rất bổ ích. Cách đây hơn 15 năm, có lẽ thấy tôi đã già, một cô cháu ở Việt Nam gửi biếu tôi hai cuốn sách của Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc “Già Ơi... Chào Bạn!” (Xb 1999) và từ đó đến nay tôi đã theo dõi khi được, khi không, những bài viết của ông trên Internet được bạn bè chuyển đến.

Tản Đà, ngàn năm thơ thẩn

Chân dung Tản Đà do Nguyễn Hải Chí (họa sĩ Chóe)
vẽ cho Khởi Hành số chủ đề Tản Đà, 56 tháng 6.1970.
(Hình: Viên Linh cung cấp)
Viên Linh
1- Ở trong tiềm thức của tôi, ở trong tâm hồn của tôi, mỗi một thời gian khác nhau nào đó, sẽ vẩn lên xao xuyến lay động như một điểm sáng vàng vọt của một ngọn nến một hình ảnh rất buồn. Hình ảnh ấy, ở trong cái trí nhớ mơ hồ của tôi, không bao giờ đậu cho đứng bóng, không bao giờ rõ nét được. Nó nhạt, nó nhẹ, nó thấp thoáng hơn một cái bóng nào nhỏ yếu nhất. Ấy là khuôn mặt đau đớn buồn thảm của Nguyễn Du; ấy là khuôn mặt dày vò hoảng hốt của Nguyễn Gia Thiều; ấy là cái dáng thẫn thờ của Nguyễn Khắc Hiếu. Cái dáng ấy hôm nay nổi lên như một đám mây trắng bồng bềnh trôi lững lờ trong đầu tôi. Hôm nay tôi nhớ đến Tản Đà, người như mây nổi...
Năm 1960, khi còn đang dậy học tại Ban Mê Thuột, tôi mua được một cuốn sách cũ rất quý, cuốn sách đó nó làm tôi nhớ Tản Đà hết sức, buổi chiều hôm ấy trời vừa tạnh cơn mưa dài - cơn mưa kéo liền 3 ngày bằng những trận lớn - tôi ra phố rong chơi bù cho mấy hôm trước. Tới khu phố chợ, trước một rạp chớp bóng, tôi đứng lại mua một gói thuốc. Hồi đó tôi hay hút Phenix. Khi cúi khom người để mồi thuốc trên cây hương cắm nơi cái giá gấp của cô bé bán hàng thì tôi nhìn thấy cuốn sách đó, bầy trên hè, trên một tấm vải nhựa. Tôi tỉnh người cúi xuống cầm lấy. Đó là một cuốn tạp chí Tao Đàn, ngoài in hình Tản Đà. Số 9, ngày 1er Juillet 1939, số đặc biệt kỷ niệm nhà thơ này, mới mất trước ngày số báo đó ra được 24, 25 hôm. Ngày đó là ngày 20 tháng 4 năm Kỷ Mão, tức là ngày 7 tháng 6 dương lịch 1939.

Sông Cửu Long kêu cứu

Nhiều cây lúa chết do hạn mặn.
Ngô Nhân Dụng
Trong mấy tuần qua trên mạng thông tin lại nổi lên những tiếng kêu cứu vì đồng bằng sông Cửu Long (Mekong) đang bị đe dọa với nạn hạn hán và nhiễm nước mặn. Chính dân Sài Gòn cũng đang chịu nguy cơ thiếu nước dùng sau khi nhà máy lọc nước ở Thủ Ðức phải ngưng bơm nước sông Sài Gòn và Ðồng Nai; vì không đủ thiết bị thanh lọc chất muối lấy từ hai dòng sông này. Ngày 16 Tháng Ba, 2016, Chi Cục Thủy Lợi và Phòng Chống Lụt Bão thuộc Sở Nông Nghiệp tại Sài Gòn kêu gọi dân chúng cho “tăng cường xe bồn cấp nước cho dân, xây bể chứa nước thô trên sông Sài Gòn” và “các hồ đầu nguồn sẵn sàng xả nước đẩy (nước) mặn,...”

Giằng lại con trên tay tên cướp giữa đường Sài Gòn

Hiện trường nơi chị Hai giằng co với hai thanh niên
bắt cóc con mình.
Nạn trộm, cướp giật ở Sài Gòn khiến nhiều người lo âu, trong đó có cả các du khách. Rất nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động ở khu trung tâm Sài Gòn vẫn ám ảnh du khách và người dân.
Không chỉ giật đồ, ăn cướp mà những tên tội phạm này con bắt cóc trẻ em. Vào ngày 19/3/2016 chị Nguyễn Thị Bé Hai (35 tuổi, quê Cần Thơ), hiện trú tại quận Tân Phú, SG vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại sự việc hôm trước. 
“Lúc đó tầm khoảng 4 giờ chiều, sau khi đón con rời khỏi trường mầm non A.T (đường Âu Cơ, phường 14 quận Tân Bình, SG) khoảng 200 mét thì có hai thanh niên chạy đến hỏi tôi ở đây đường gì? Trong lúc đang trả lời người lái xe thì bất ngờ, người thanh niên ngồi sau nhảy xuống xe ôm lấy con tôi định bỏ chạy đi nhưng lúc đó tôi đang nắm tay con nên giành lại được. Quá hoảng hốt, tôi đạp ngã xe của hai thanh niên này rồi hô hoán bắt cóc bà con ơi!, bắt cóc bà con ơi!”, chị Hai kể lại sự việc.

Sà lan tông sập cầu Ghềnh, giao thông gián đoạn

Hai nhịp cầu Ghềnh, thành phố Biên Hòa, sập xuống
sông Đồng Nai, sau khi bị sà lan đâm, kéo theo nhiều
người đi xe máy xuống mé nước. (Hình: Báo Đồng Nai)
Cầu Gềnh tại thành phố Biên Hòa bị một chiếc sà lan tông sập hai nhịp xuống sông, làm giao thông đường xe lửa và đường bộ Bắc Nam qua đây bị gián đoạn sáng Chủ Nhật 20 Tháng Ba.
Chưa thấy có tin tức nào nói có ai bị thiệt mạng nhưng ít nhất có một số người đã bị rớt xuống sông khi chạy xe máy qua đây vào lúc xảy ra tai nạn. Một số thợ lặn đã được điều động tới nơi để lặn tìm.
Truyền thông tại Việt Nam cho hay hàng trăm hành khách đi xe lửa Bắc Nam đã phải xuống tại ga Biên Hòa, cách cầu Ghềnh khoảng 1.5 km để lên các xe khách tới Sài Gòn. Đồng thời, hành khách từ Sài Gòn đi Hà Nội cũng phải đi xe khách lên Biên Hòa mới có thể tiếp tục cuộc hành trình.