Ads 468x60px

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Hàng chục ngàn dân không bằng chủ tịch một xã

Lối duy nhất để 500 dân ở bản Tý, xã Thanh Mai,
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đi lại trong vài
chục năm qua. Sửa cầu chỉ chừng 70 triệu nhưng
không có ngân sách. (Hình: Tuổi Trẻ)
Một phóng sự được đăng trên tờ Tuổi Trẻ hồi cuối tuần qua khiến người ta liên tưởng đến một scandal trước đó hai tuần. Hàng chục ngàn dân Bắc Kạn không bằng chủ tịch một xã ở Hà Tĩnh.
Phóng sự “Những cây cầu... chờ sập” của tờ Tuổi Trẻ kể rằng, ở tỉnh Bắc Kạn - nơi phần lớn dân chúng là người thiểu số có đến 246 cây cầu không còn an toàn nhưng dân chúng vẫn phải sử dụng.
Chẳng hạn tại bản Tý, xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, mỗi khi trẻ con băng qua cây cầu gỗ bắc qua suối Thanh Mai để tới trường, cha mẹ chúng phải ra đầu cầu, sẵn sàng tiếp cứu bởi cầu có thể sập bất kỳ lúc nào. Khoảng 500 người Dao, Tày, Nùng, từ già tới trẻ ở bản Tý phải qua lại trên cây cầu ọp ẹp đó để ra thế giới bên ngoài và trở về nhà. Nếu nước suối Thanh Mai dâng cao, trẻ con ở bản Tý phải nghỉ học, người làm phải bỏ làm, không ai dám quá cầu bởi sợ mất mạng.

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Nhân vật lịch sử: THÁI ĐỨC HOÀNG ĐẾ: NGUYỄN NHẠC (? - 1793)

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ
Nguyễn Lộc Yên
Nguồn gốc anh em Tây Sơn: Tổ tiên ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra Nghệ An (1655); họ theo chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp. Ông cố của Nguyễn Nhạc là Hồ Phi Long vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở huyện Tuy Viễn, Bình Định, cưới vợ sinh ra Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ là Nguyễn Thị Đồng và định cư tại đó. Nguyễn Thị Đồng là con gái duy nhất nên họ của con cái đổi từ họ Hồ sang họ của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng buôn trầu, và làm ăn phát đạt. Có tài liệu ghi là họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay khi vào Nam.
Anh em Tây Sơn được gọi là “Tây Sơn tam kiệt”, thụ giáo thầy Trương Văn Hiến, có tài liệu gọi là giáo Hiếu, thầy khích lệ: “Tây khởi nghĩa Bắc thụ công” (Khởi nghĩa ở Tây Sơn, thành công ở miền Bắc).

Những bệnh nhân tâm thần XHCN/CSVN!.

Ngày 28/08/2015 như để góp thêm âm thanh vào giàn “đại hợp xướng” đồng ca “CM tháng 8” - VOV.VN (Đài Phát thanh Việt Nam) tổ chức cuộc tọa đàm truyền hình trực tuyến có tiêu đề: “Cách mạng Tháng Tám và thôi thúc hiện thực hóa khát vọng Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc” với sự tham dự của nhiều khoa bảng “đảng ta”. Vui lắm, chúng ta cùng nghe họ “nhả ngọc, phun châu” bốc mùi tùm lum trong buổi tọa đàm này…(*)
Mở hàng là một ông mang hàm là “Phó” giáo sư /tiến sĩ Phạm Xanh trả lời cũng… “xanh dờn” như cái tên của ông…

"THÁNG BẢY NGÀY RẰM XÁ TỘI VONG NHÂN" Và Lễ Vu Lan

Gs Nguyễn Châu
Đã nhiu thập kỷ qua hầu hết người Việt Nam đã đồng hóa ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo với tín ngưỡng truyn thống dân tộc Việt v Ngày Rằm Tháng Bảy.
Các nhà hoằng pháp Phật giáo đã biến ngày Lễ Vu Lan thành Mùa Báo Hiếu cho Mẹ, đ cao công ơn người Mẹ, đồng thời du nhập tục Cài hoa Cẩm Chướng (Eillet- Carnation) vào Ngày của Mẹ từ Nhật Bản v và thay thế vào Bông Hồng ("Bông Hồng Cài Áo" là một bài viết v Mẹ của Thin Sư Nhất Hạnh, năm 1962, tại Sài Gòn, sau khi từ Nhật v. Theo tục này ở Nhật, người còn mẹ đuợc cài hoa đỏ, người mẹ đã qua đời đuợc cài hoa trắng. Người đuợc cài hoa đỏ sẽ tự hào và sung sướng vì mình còn mẹ, trái lại người cái hoa trắng thì sẽ tủi thân, xót xa nhớ mẹ...("Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa." Bông Hồng Cài Ái-Nhất Hạnh)...

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Pháp tái chiếm Nam Kỳ

Tối hậu thư Potsdam mà Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa gởi cho Nhật ngày 26-7-1945, giao cho quân đội Anh và quân đội Trung Hoa giải giới quân đội Nhật ở Nam và Bắc vĩ tuyến 16 sau khi Nhật đầu hàng. Tối hậu thư không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị giải giới, tạo ra một khoảng trống hành chính và chính trị tại Đông Dương, là cơ hội thuận tiện cho Pháp vận động với Anh và Trung Hoa trở lại tái chiếm Đông Dương.

Trâu cũng phản động

Chuyện kể rằng, ở một bản làng nọ thuộc tỉnh Sơn La, người dân còn quá nghèo, vì vậy lớp học cho các em nhỏ ở đây chỉ là một căn nhà dựng bằng mấy cột tre, lợp mái cọ, xung quanh không có vách tường. Lớp học nằm ngay trong buôn làng. 
Sáng hôm ấy, trong giờ học tập đọc. 
Cô giáo: Mấy hôm trước bạn An của chúng ta đã dũng cảm bước qua thảm thủy tinh để làm gương cho cả lớp, hôm nay cô cũng mời bạn An đứng lên đọc cho cả lớp nghe bài Trâu Cũng Đánh Mỹ
Một học sinh: Thưa cô, sao lúc nào cũng bạn An. 
Cô giáo: Bởi vì bài này chỉ có người dũng cảm mới đọc được. 

Loại sách tiểu sử danh nhân

Hình nhà văn Khái Hưng (1896-1947)
đăng trên tạp chí Khởi Hành.
(Hình: Viên Linh cung cấp)
Viên Linh
Trong Tháng Tám, 2015, từ Tokyo, một nữ sinh viên Nhật đã liên lạc với người viết bài này để xin tài liệu về nhà văn Khái Hưng của Việt Nam, cô viết trong email như thế; hỏi ai mách cô biết mà tìm tôi, cô nói một chuyên gia văn học ở Hà Nội đã mách cô. Cô đã làm việc và học tiếng Việt ở Việt Nam 13 năm rồi. Hỏi thêm chi tiết, cô cho hay người chuyên gia có bản chụp cái bìa tờ tạp chí Thời Tập số 5 chủ đề về Khái Hưng tôi xuất bản tại Sài Gòn năm 1974, và cô mong được sao chép nội dung tờ báo ấy, xem ra rất cần thiết cho luận án Cao Học của cô. Ðược biết một tạp chí khác là Khởi Hành vào năm 1997 cũng ra một số chủ đề về Khái Hưng, đặc biệt trong đó một thuyền trưởng thương thuyền quốc tế là Phạm Ngọc Lũy còn có bài sưu khảo công phu kỷ niệm 50 năm ngày Khái Hưng bị cộng sản thủ tiêu (1947-1997), cô sinh viên Nhật, ba ngày sau đã từ Nhật bay tới ngồi chụp tài liệu tại thư viện của tôi. 
Trong hai tuần nay, vì việc nói trên, tôi phải lục tìm các sách vở về Khái Hưng, và nhận ra một điều: không hiểu sao, ta có lắm danh nhân, ra ngõ gặp anh hùng, thiên tài đầy quán cà phê buổi sáng, văn thi sĩ xẹt qua xẹt lại các phòng ra mắt sách cuối tuần, mà lại thiếu hẳn một ngành học cần thiết, là ngành đào tạo các chuyên gia về tiểu sử nhân vật (biographer). Cứ nghĩ mà coi, có một cái gì đó rất kỳ quặc quanh xã hội con người Việt Nam hiện nay. Chỉ trong vụ này, các câu hỏi sau đây đã hiện ra:

Sài Gòn, cầu Mống nên thơ

Cầu Mống nhìn từ phía quận 4, Sài Gòn.
Nguyễn Đạt
Sài Gòn, với dòng sông tạo nên bến Bạch Đằng, và một hệ thống kênh rạch chảy qua nhiều quận huyện của thành phố, đã hình thành những cây cầu lớn nhỏ từ bao đời nay. Từ trung tâm Sài Gòn qua quận 9 hay huyện Thủ Đức, sẽ đi qua cầu Văn Thánh, cầu Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc. Hoặc lối khác, cũng qua hai, ba cây cầu: Cầu Bình Triệu, cầu Bình Lợi...
Tới hôm nay, hầu hết những cây cầu trong và ngoài Sài Gòn đã được xây dựng lại. Những cây cầu mới đều là cầu bê-tông, lòng cầu tráng nhựa, không có nhịp cầu. Lòng cầu đều là đoạn nối liền với mặt đường hai bên cầu; nhịp cầu hay thành cầu chỉ là hàng lan can thấp hoặc lưng chừng.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Nhân chuyện dân cắt dây cờ, hỏi chuyện với ĐCSVN

Lê Hải Lăng   
Cách đây 70 năm ông Hồ nói: “Đồng bào có nghe tôi nói không”. Ngày 25 tháng 8 năm 2015 người đàn bà An Giang cắt dây cờ nói: “ĐCSVN có nghe người dân tôi chửi không”.
Đảng thấy chưa? Các quan đừng có bảo rằng là dân trí thấp đó nhé. Nếu thấp thì làm sao mà bảo mang cờ ra Trường Sa mà treo. Đảng có quân đội, công an, dân phòng, Mặt trận tổ quốc, hội đoàn thanh niên, hội đoàn phụ nữ, côn đồ... Thế mà không ai dám mang cờ ra Hoàng Sa, Trường Sa treo cho đẹp mắt với Năm châu là người Việt yêu Tổ quốc. Mà cũng để rửa mặt cho những người con gái bị nghi du lịch vào Singapore làm đĩ không cho nhập cảnh với cái hộ chiếu nhà nước CHXHCNVN. Đồng thời cũng ngửa mắt đi ra nước ngoài dù mang tiếng ăn cắp buôn lậu nhưng đền bù lại có được cái an ủi là không phải dân của một nhà Sản nô lệ Trung Cộng khi không dám treo cờ lên biển đảo của mình.

‘Cướp’

Bùi Tín
Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được Ðảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) gọi là ngày Cách Mạng Tháng Tám, còn là ngày Tổng Khởi Nghĩa, cũng là “ngày cướp chính quyền về tay nhân dân.”
Trong các văn kiện chính trị từ đó đến nay, chữ “cướp chính quyền” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, trong sách vở, báo chí, qua lời ông Hồ Chí Minh, qua các bài viết của các ông Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp... còn lưu giữ, không sao kể hết.
Tại sao lại dùng chữ “cướp”?
Theo định nghĩa của từ điển, chữ “cướp” có hàm ý xấu. “Cướp là lấy, tước đoạt của cải của người khác, không phải của mình.” Người ta thường nói “kẻ cướp,” “bọn cướp,” “lũ cướp,” “đồ ăn cướp”... “Ăn cắp” và “ăn cướp” thông thường có cùng nghĩa, nhưng ăn cướp chỉ ra hành động hung dữ, bạo lực, phạm pháp cao hơn, mang tính chất lên án, khinh bỉ hơn.

Huế Tây và Huế Ta

Bún hến và tré Huế - món đặc trưng mang hương vị Huế.
(Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Liêu Thái
Đến đất Huế, có lẽ không cần bàn thêm gì nhiều về vẻ thơ mộng của sông Hương, dáng hiền hòa và bí ẩn của núi Ngự hay nếp cổ độ, rêu phong mà sang trọng của lầu các, đền đài...
Bởi điều này ai cũng biết, bởi đây là nét đặc trưng của xứ kinh thành một thuở. Có một Huế mới, pha trộn giữa Tây và Ta, giữa mới và cũ, giữa hiện đại và quê mùa, mộc mạc. Và sự pha trộn này không những không mang lại sự khó chịu mà còn làm cho người từ nơi xa đến cảm thấy thú vị, ấm áp, thoải mái. Có một huế Tây và Huế Ta giữa lòng cố đô.
Huế Tây
Đây là khái niệm khá mới mẻ với cư dân Huế, nó chỉ mới xuất hiện chừng 10 năm trở lại đây, khi mà công nghiệp du lịch Huế đã trở nên ổn định, các công ty lữ hành vào cuộc và vực dậy một Huế ngủ quên trong lăng tẩm, hoàng hôn, rêu phong và sự tiếc nuối.

Vịt giời Bắc Kinh trúng đạn

Hình minh họa
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Người viết này chỉ có một mũi tên mà đòi bắn hai con chim trong bầy ngỗng đang bay ngang một mùa Hè đỏ lửa. Hai con chim đó là kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mùa Hè đỏ lửa là các thị trường chứng khoán của toàn cầu toàn rực lên màu đỏ từ tuần trước.
Phân vân bất định nên đành phải đánh “oẳn, tù, tì” như bầy con nít. Vì tay mặt đánh với tay trái nên dĩ nhiên là ngần ấy hiệp đều huề. Cho nên xin đành khỏi chọn
mà... bắn đại lên trời trong giới hạn một ngàn năm trăm chữ.
***
Kinh tế Trung Quốc đang gặp vấn đề. Nhẹ thì suy trầm là hạ cánh an toàn với đà tăng trưởng thấp hơn chỉ tiêu hoảng tiều của lãnh đạo Bắc Kinh. Nặng thì suy thoái là hạ cánh tan tành. Họ do dự giữa hai bờ sinh tử và đang rơi vào cửa suy thoái, depression.

Nhạc Kháng Chiến

Nhạc Kháng Chiến

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Đấu tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc

Người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội
hôm 03-07-2011. AFP PHOTO
Mặc Lâm
Tổ chức chính trị Việt Tân luôn khẳng định rằng công cuộc tranh đấu của họ từ xưa tới nay luôn giữ tôn chỉ “bất bạo động”. Đây là con đường duy nhất được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận đối với các cuộc tranh đấu đòi hỏi công lý, dân chủ, nhân quyền của người dân tại rất nhiều quốc gia. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để tìm hiểu thêm sách lược của tổ chức này đối với tinh thần “bất bạo động”. Tưởng cũng xin nhắc lại quan điểm của người được phỏng vấn hoàn toàn không nhất thiết là quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Pháp trở lại Việt Nam

Thế chiến thứ hai bùng nổ ngày 3-9-1939. Đức tràn chiến xa tấn công Pháp tháng 5-1940. Thủ tướng Pháp Paul Reynaud, mới cầm quyền ngày 23-3-1940, liền từ chức ngày 16-6-1940. Thống chế Henri Philippe Pétain lên thay, đứng ra điều đình với Đức. Pétain ký hiệp định đình chiến với Đức tại Compiègne ngày 22-6-1940, giao cho Đức khoảng 3/5 nước Pháp ở phía bắc. Từ ngày 2-7-1940, chính phủ Pétain dời đô đến Vichy, quận hạt Allier, vùng Auvergne, miền trung nước Pháp, nên thường được gọi là chính phủ Vichy.
Thiếu tướng Charles de Gaulle, thứ trưởng bộ Quốc phòng (từ ngày 5-6-1940) trong chính phủ của thủ tướng Paul Reynaud, bỏ qua Anh. De Gaulle lên đài phát thanh London ngày 18-6-1940, kêu gọi dân chúng thuộc địa Pháp tiếp tục chiến đấu chống Đức. De Gaulle vận động và thành lập Comité National Français (Uỷ Ban Quốc Gia Pháp) tại London ngày 24-9-1941. 

Nói láo có bằng cấp!!!

Trong lúc dư luận đang nổi cơn giông bão đòi Phạm Vũ Luận từ chức, về nhà nuôi gà hay chuyển sang ngành giáo dục gia cầm, vì đã làm "tanh banh" đợt xét tuyển đại học đầu tiên vừa qua, thì có một mụ tuyên giáo đảng - Lâm Phương Thanh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tuyên bố: "Ban Tuyên giáo đã có cuộc thăm dò dư luận xã hội về kỳ thi THPT quốc gia 2015. Đa số đánh giá cao kỳ thi cơ bản đã đạt được 2 mục tiêu lớn là tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội và giảm áp lực thi cử cho phụ huynh, học sinh." Đây là một tuyên bố vô giáo dục (mất dạy) và láo lếu.

Cách mạng hay thảm họa tháng 8?

Từ cướp chính quyền và phế truất vua Bảo Đại
Sách giáo khoa lịch sử Việt Nam từ bậc tiểu học đến bậc đại học luôn tự hào dùng cụm từ ‘cướp chính quyền” để chỉ hành động của Việt Minh trong việc chớp thời cơ lúc Nhật đầu hàng đồng minh (15/8/1945) trong thế chiến thứ hai để giành chính quyền và ép vua Bảo Đại phải thoái vị vào chiều 25/8/1945 tại Huế. Còn tại sao phải tự hào về hành vi “ăn cướp” này trong khi chính quyền Nhật đã sẵn sàng bàn giao quyền lực cho chính phủ Trần Trọng Kim thì chắc chỉ những người trong cuộc mới hiểu. Riêng cá nhân tôi và những ai được giáo dục tử tế thì hành vi mang nặng tính bạo lực và không hợp với văn hóa truyền thống của người Việt Nam này không đáng tự hào một chút nào nếu không muốn nói là rất đáng bị lên án.

10 Điều mà con người thường hối tiếc về cuộc đời

Rất nhiều người ước họ ít lo lắng hơn trong quá khứ.
Cuộc đời là một tổ hợp của những sự lựa chọn, và có rất nhiều sự lựa chọn đi kèm với hai chữ "không chắc". Chúng ta không bao giờ biết chắc được chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đưa ra một sự lựa chọn khác với ban đầu. Nhiều nhà văn đã ví von rằng cuộc đời sẽ không hoàn hảo nếu không có những hối tiếc. Những mối quan hệ thất bại, những cơ hội bị bỏ lỡ, hay những đánh giá sai lầm. 
Có những lựa chọn ban đầu tưởng dễ dàng, nhưng sau đó lại trở nên khó khăn. Có những lựa chọn từ lúc bắt đầu đã đầy rẫy khó khăn. Nhưng những hối tiếc thì dường như con người ai cũng giống nhau. Dưới đây là một số những điều mà hầu như ai cũng hối tiếc, đặc biệt là khi gần qua đời:
1. Tôi ước tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu: thời gian trôi qua rất nhanh, và một khi nó đã qua đi thì sẽ không bao giờ lấy lại được nữa.

Tại sao họ lại hung ác đến vậy?

Nghi phạm Đặng Văn Hùng (áo đỏ) lúc bị bắt.
Nguyễn Hưng Quốc
Đọc báo chí trong nước mấy tháng vừa qua, điều ám ảnh tôi nhiều nhất là các vụ sát nhân dã man có khi chỉ vì những lý do hết sức nhỏ nhặt, thậm chí, vu vơ, hay nói theo một số nhà báo trong nước, là “lãng xẹt.”
Tối ngày 8 tháng 8 vừa qua, trong một quán karaoke ở Hải Phòng, nghĩ là anh Nguyễn Tuấn Định nhìn “đểu” mình, một số thanh niên dùng tuýp sắt đánh anh đến bị chấn thương sọ não, phải chở vào bệnh viện cấp cứu. Chưa đã cơn giận, các thanh niên này còn chạy đến bệnh viện dùng dao chém chết anh Định ngay trên băng-ca lúc chờ bác sĩ khám và chữa.
Mấy ngày sau, ở Bến Tre, Huỳnh Văn Phương và Lê Văn Tèo, cả hai đều 35 tuổi, đi xe gắn máy, bị đụng quẹt vào xe của anh Phạm Văn Phường, 25 tuổi. Phương và Tèo nhào xuống đánh anh Phường. Chưa đủ, Phương và Tèo chạy vào một căn nhà dọc đường lấy dao ra cắt cổ anh Phường. Nạn nhân chết ngay tại chỗ.

Gia đình 6 người tự làm đám tang cho mình

Nơi tổ chức đám tang “kỳ lạ” ở thành phố
Phan Thiết. (Hình: Tuổi Trẻ)
Bảng cáo phó to đùng ghi chữ “oan hồn” mà không ghi thông tin gì về tên tuổi, ngày giờ của người đã qua đời. Bên trong nhà xuất hiện khá nhiều người mặc đồ tang, khiến dư luận xôn xao.
Tuổi Trẻ loan tin, vào lúc 9 giờ sáng ngày 24 tháng 8, 2015, nhiều người dân ở khu vực cầu Dục Thanh thuộc phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết đều khi bất ngờ nhìn thấy phía trước tiệm cầm đồ Kim Lợi, ở đường Trần Phú treo cờ tang và đặt 2 vòng hoa phía trước cửa tự tổ chức đám tang cho... 6 người còn sống.
Phía trên tường nhà dán bảng cáo phó ghi chữ “oan hồn” mà không ghi thông tin gì về tên tuổi, ngày giờ của người đã qua đời. Bên trong nhà xuất hiện khá nhiều người mặc đồ tang đi lại trong không khí buồn thê thảm nhưng không thấy xuất hiện giọt nước mắt nào.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Rồi có một ngày...

Rồi có một ngày...
Huy Phương
Tôi thường nghe những câu hỏi trăn trở của những người tị nạn Cộng Sản bỏ nước ra đi:
- Liệu năm nay Việt Nam có gì thay đổi không?
- Bao giờ thì Việt Nam không còn Cộng Sản?
Hầu hết những người Việt bỏ đất nước từ những ngày cuối cùng của Tháng Tư, 1975, khi Cộng Sản tràn vào Sài Gòn, đã nói với tôi rằng, họ chỉ trở lại Việt Nam khi không còn chế độ Cộng Sản trên quê hương nữa. Một vài vị lớn tuổi “gần đất xa trời” an ủi với nhau rằng, “có lẽ ta đâu mãi thế này” và mong được sống thêm vài năm nữa, để nhìn ngày tàn của chế độ Cộng Sản.
Nhưng bao giờ thì chế độ Cộng Sản sụp đổ?
Năm năm? Mười năm? Mười lăm năm? Và bây giờ 40 năm đã trôi qua!
Mà khi Việt Nam không còn Cộng Sản nữa thì đất nước này sẽ ra sao?

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Xe thồ cùng với xe ôm

Một tài xế xe ôm đợi khách. (Hình: Getty Images)
Nguyễn Sài Gòn
Bạn tôi nói đó chỉ là một. Ở ngoải, miền Trung, người ta gọi là xe thồ. Ở trỏng, miền Nam, người ta nói đó là “xe ôm.” Nói chung đó là một phương tiện cực kì phổ thông để vận chuyển hàng và người bằng xe gắn máy hai bánh.
Một mô hình vận tải thời trang quen thuộc đã có từ thời chiến tranh từ khi nhãn hiệu xe honda của Nhật du nhập vào miền Nam Việt Nam. Thời đó mà có được một chiếc honda dame hay SS: 50 hoặc 67 là bạn coi như đã là một tay chơi có hạng.
Xe thồ không biết xuất hiện từ lúc nào nhưng không khó để có thể nhận thấy sự hiện diện nhẫn nại của nó từ những bóng mát của tàn cây trứng cá ven đường của những thị trấn thành phố miền trung nắng cháy.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Bò Trắng Răng: Chiến Tranh Lạnh Hay Đối Đầu Nóng?

 Đinh Tấn Lực.
Liệu căng thẳng trên Biển Đông có xác suất vượt qua lằn ranh của một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Tàu cộng? VN ta đứng đâu và cần làm gì cho có lợi nhất, hay ít thiệt hại nhất, trong cuộc xung đột tăng nhiệt đó?” (ĐTL đóng gói nỗi lo của thiên hạ)
Cuộc thế chiến cực nóng ở gần giữa thế kỷ 20 đã đẻ ra bệ phóng cho 3 nước thua trận cất cánh. Nhật có Honda, Toyota, Sony, JR-Maglew… Đức có Mercedes, Porche, Transrapid. Ý có Pagani, Ferrari, Frecciarossa…
Cuộc chiến tranh lạnh ở nửa sau thế kỷ 20 đã để thẹo thảm khốc đến 40 năm chưa liền da cho VN.
Tư bản với Cộng sản đấu nhau, ta đổ máu. Hoa Kỳ với Liên Xô đấu nhau, ta đổ máu. Mỹ với Tàu đấu nhau, ta đổ máu. Bành Trướng với Be Bờ đấu nhau, ta đổ máu. Bắc-Nam ta đấu nhau, cả nước đổ máu. Liên Sô với Tàu cộng đấu nhau một trận diệt chủng dân tộc khác, ta lại tiếp tục đổ máu, trên đất Cam và cả trên biên giới Bắc, rồi cắn răng mà nuốt lệnh cấm vận 10 năm…

Một góc khác của con người Hồ Chí Minh

Một cơ sở sản xuất tượng Hồ Chí Minh.
Lâu nay, trên sách báo chính thống trong nước, ai cũng ca ngợi Hồ Chí Minh. Được khen nhiều nhất, ngoài tài lãnh đạo, là khả năng cảm hoá người khác của ông. Theo những bức chân dung do hệ thống tuyên truyền của đảng Cộng sản tô vẽ, hầu như bất cứ người nào, từ các chính khách đến các văn nghệ sĩ, từ giới trí thức đến giới bình dân, từ người Việt Nam đến người ngoại quốc, hễ gặp Hồ Chí Minh một lần là kính phục và cảm mến ông ngay tức khắc. Cá tính và tài năng ngoại giao của Hồ Chí Minh gần như trở thành một huyền thoại.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Các cường quốc và Việt Nam sau thế chiến 2

1. Thế chiến thứ 2 chấm dứt tại Á Châu
Lãnh tụ Đức Quốc Xã Adolf Hitler tự tử ngày 30-4-1945. Đức Quốc Xã đầu hàng Đồng minh ngày 7-5-1945. Thế chiến thứ 2 chấm dứt tại Âu Châu.
Tại Á Châu, Nhật Bản tiếp tục chiến đấu chống Trung Hoa, Anh và Hoa Kỳ. Lúc đó Nhật Bản vẫn còn bang giao với Liên Xô. Nhật Bản ký hòa ước bất tương xâm với Liên Xô từ ngày 13-4-1941. Khi tự biết sắp thua trận, bộ Ngoại giao Nhật báo cho đại sứ Nhật ở Moscow (thủ đô Liên Xô) ngày 12-7-1945 rằng Nhật hoàng muốn nhờ Liên Xô đứng làm trung gian với Đồng minh, để thương thuyết việc chấm dứt chiến tranh. Đại sứ Nhật ở Moscow trình bày lại ý định của chính phủ Nhật với bộ Ngoại giao Liên Xô. Chính phủ Liên Xô làm thinh, không trả lời.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Các cựu tướng tá, UVTƯĐ mạo danh doanh nghiệp để bán hàng và lừa đảo người dân với sự tiếp tay của lãnh đạo đảng và nhà nước

Trong những ngày qua, dư luận quan tâm đến trò làm ăn lừa đảo khủng "không cần làm gì hết mà vẫn có tiền! Chỉ ở nhà ăn và chơi thôi! Bỏ ra 9,3 tỷ đồng, thu về 450 tỷ, tỷ suất lợi nhuận là 4800%" của Công ty đa cấp Liên kết Việt. Liên Kết Việt là công ty con trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP
Vào ngày 18/12/2013 Quân Đội Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Quân ủy TƯ và Bộ Quốc phòng đăng bài báo xác nhận một số điều về Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP:

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Cô giáo Võ Thị Thanh Hải: Tôi sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo

Cô giáo Võ Thị Thanh Hải
Tôi là Võ Thị Thanh Hải hiện là giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Q2. Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú tại 22/8 đường 31, phường Bình Trưng Tây Q2, Tp HCM. 
Khoảng hơn 14h30' ngày 17.07 2015, công an hộ tịch tên là Thanh đưa “giấy mời” tôi đúng 15h cùng ngày đến trụ sở Công an phường Bình Trưng Tây, Q2 ở số 197A Nguyễn Duy Trinh để “trao đổi một số vấn đề về An ninh trật tự”. “Giấy mời” chỉ ghi cộc lốc người làm việc với tôi sẽ là “ông Thân”, không kèm theo họ tên đầy đủ hay cấp bậc, chức vụ của ông này. 

Câu chuyện tượng đài

Lê Phan
Ở thủ đô của Hungary có một công viên hết sức đặc biệt được chính thức gọi tên là Memento Part (công viên của kỷ vật), nhưng kỷ vật đây là kỷ vật của thời của chế độ Cộng Sản và cái tên không chính thức của nó là “nghĩa địa tượng.”
Công viên này là do Kiến Trúc Sư Akos Eleod, người Hung vẽ kiểu sau khi thắng trong cuộc thi do chính Nghị Viện thành phố Budapest tổ chức. Ông Aleod đã diễn tả công viên của mình như sau, “Công viên này là về chế độ độc tài. Và đồng thời, bởi nó có thể bàn luận, diễn tả, xây dựng, công viên này cũng là về dân chủ. Sau cùng chỉ có chế độ dân chủ mới cho cơ hội để chúng ta có thể tự do suy nghĩ về chế độ độc tài.” 

Vì sao Hoa Kỳ không dùng hệ thống đo lường mét?

Hệ thống đo lường mét không được sử dụng tại Mỹ.
(Hình minh hoạ: Adam Berry/ Getty Images)
Nhất Anh/Người Việt (Lược dịch) 
ATLANTA, Georgia (CNN)- Vì sao Hoa Kỳ lại không dùng hệ thống đo lường mét như hầu hết các quốc gia khác? Câu trả lời tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa một quá trình lâu dài về quyết định của nước Mỹ đi ngược lại hệ thống đo lường chung trên thế giới.
Chỉ có ba đất nước không sử dụng hệ thống đo lường mét hiện nay trên thế giới. Đó là Miến Điện, Li-Băng và Hoa Kỳ. Vì sao người Mỹ lại không dùng hệ thống đo lường này?
Những người phản đối hệ thống đo lường mét cho rằng những người ủng hộ hệ thống này là thuộc cộng sản và hệ thống này là nhãn mác rẻ tiền. Còn những người ủng hộ thì cho rằng những người phản đối là ngu ngốc và làm cho Hoa Kỳ đi sau những nước khác.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Phải chăng nhà Việt Nam tại Expo 2015 là ăn cắp kiểu của Singapore!?

Một bài báo trên trang nhà của Bộ TT&TT mập mờ láo khoét cho là CNN xếp thiết kế của VN tại Expo 2015 đứng hàng thứ 12 trong tổng số 145 công trình tham dự. 

Các nhà khoa học báo động về các ‘khủng hoảng thực phẩm’ sẽ xảy ra

Hạn hán nặng nề cũng ảnh hưởng xấu nhiều đến
nguồn thực phẩm. Photo courtesy: Reuters
Các khoa học gia trên thế giới báo động là tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu đang làm tăng cao xác xuất về những cuộc khủng hoảng thực phẩm vì mùa màng thất bại và giá cả leo thang.
Các khoa học gia cho hay các biến cố khí hậu trầm trọng đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất thực phẩm và đến cuối thế kỷ 21, cứ 10 năm sẽ có 7 năm xảy ra tình trạng như thế.
Thậm chí các khoa học gia còn cảnh báo là chính chế độ tự do thông thương trao đổi và mua bán thực phẩm như hiện nay còn góp phần làm cho tình trạng này thêm tồi tệ, nhất là ở Trung Đông và Châu Phi.

Nhật Hoàng 'hối tiếc' về vai trò của Nhật thời Thế Chiến 2

Hoàng Đế Nhật Akihito đọc phát biểu bên cạnh
Hoàng Hậu Michiko tại một buổi lễ tưởng niệm 70 năm
ngày kết thúc Thế Chiến Thứ Hai.
(Hình: AP/Shizuo Kambayashi)
Nhật Hoàng Akihito, mà phụ vương ông là người tuyên bố đầu hàng trong Thế Chiến Thứ Hai, hôm Thứ Bảy 15-8, bày tỏ niềm “hối tiếc sâu xa” về cuộc xung đột trong một buổi lễ tưởng niệm 70 năm ngày kết thúc cuộc chiến, theo báo NY Times.
Nhật Hoàng Akihito từng nhiều lần bày tỏ sự hối tiếc về cuộc chiến và trong thời gian gần đây ông lại càng lập lại nhiều hơn, khi gặp gỡ các lãnh đạo nước ngoài và khi viếng thăm các địa điểm nơi từng diễn ra những trận đánh.
Tuy nhiên trong buổi lễ tưởng niệm hôm 15 Tháng Tám, những lời xin lỗi tương tự được bày tỏ thêm một cách khác thường khi ông đọc một bài diễn văn ngắn ngủi và có tính cách nghi lễ.
Vào một năm đầy tranh cãi ở nước Nhật về những ký ức của trận chiến và vai trò của quân đội hiện đại hóa của mình, những lời hối tiếc này khiến giới quan sát thêm vững tin rằng Nhật Hoàng Akihito đang lặng lẽ chỉ trích quan điểm của Thủ Tướng Shinzo Abe.

Nhớ Võ Hoàng

Nguyễn Xuân Nghĩa
Đáng lẽ, văn học hải ngoại đã có một tác giả độc đáo. Đó là Võ Hoàng.
 Nhà văn Võ Hoàng
Nhưng, anh không muốn vậy. Và định mệnh lẫn sự hẩm hiu của văn học thời loạn cũng chiều lòng anh. Võ Hoàng trở thành một kháng chiến quân đã hy sinh vào một ngày tháng Tám năm 1987. Tôi viết những giòng này để nhớ tới Võ Hoàng như một nhà văn và một người anh em...

Khi nào thì “nhục quốc thể”?

Mấy hôm này, các diễn đàn mạng dậy sóng về những hình ảnh và ý kiến của một khách du lịch Việt Nam về những điều chưa hoàn thiện của ngôi nhà Việt Nam ở triển lãm Italia Expo 2015 tại Milan, Ý.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Thắng cảnh hùng vĩ của Sơn La


Xây khu công nghiệp, hàng ngàn dân bỗng dưng... mất đường

Khi qua con đường lầy lội này nhiều người dân
đã bị té ngã. (Hình: Dân Trí)
Dự án nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông động thổ cũng là lúc hơn 2,000 dân xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp mất luôn con đường dân sinh độc đạo, khiến mọi sinh hoạt đã khó nay càng thêm khổ.
Theo tin Dân Trí, ngày 14 tháng 8, 2015, gần 1 cây số đường nối các thôn 4, 12, 17 và bon Bù Dấp ra trung tâm xã Nhân Cơ đã bị “bùn hóa” đến lầy lội. Trước đây, khi chưa bị xới tung, đây là con đường đất bằng phẳng rộng hơn 4 mét. Chỉ sau một thời gian ngắn khi xe công trường tiến hành đào bới, lấy mặt bằng phục vụ dự án, con đường bỗng chốc thành ruộng mới cày.
Nhiều người dân ở đây cho biết, đoạn đường này nếu như trước đây chỉ đi mất 10 phút, thì bây giờ phải mất gấp đôi, gấp ba. Thậm chí, phải quay về bởi cả xe và người ngã nhào xuống bùn. Trước thực trạng này, dân đã nhiều lần kiến nghị lên xã, lên Ban Quản Lý Dự Án (BQLDA) yêu cầu nhanh chóng khắc phục, trả lại đường đi cho dân, nhưng chỉ nhận được lời hứa.

Dân chơi 'thiết bị bay siêu nhẹ' bị siết ở Việt Nam

Nhà cầm quyền CSVN siết chặt “quản lý” các loại
“thiết bị bay siêu nhẹ” vì lý do an ninh.
(Hình: Thanh Niên)
Không “quản” được thì cấm, nhà cầm quyền CSVN mới đây loan báo “tăng cường quản lý” với các “tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ” lấy cớ “đảm bảo an ninh.”
Mới đây, Bộ Quốc Phòng CSVN có công văn gửi đi các nơi đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền về an ninh “tăng cường quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hàng không và trật tự xã hội.”
Máy bay đồ chơi “người lớn” điều khiến vô tuyến du nhập Việt Nam từ mấy năm qua, nhưng khoảng hơn một năm trở lại đây, “thiết bị bay siêu nhỏ” như cách gọi ở Việt Nam về những loại “drones” với các loại giá tiền và khả năng nhiều ít khác nhau, được nhập cảng phần lớn từ Trung Quốc và bán khá phổ biến.

Rằm Tháng Bảy mùa ăn chay, nhớ món kiểm miền Nam

Món kiểm, một món ăn chay thượng hạng
của người miền Nam.(Hình: Trần Tiến Dũng)
Trần Tiến Dũng
Tháng Bảy âm lịch là mùa ăn chay. Ngày trước, trong những món cơm chùa mà người miền Nam ưng bụng nhất có lẽ là món kiểm.
Thật khó xác định món này là món chè để ăn tráng miệng hay món để ăn với cơm. Người miền Nam có phong cách dọn mâm mọi món ăn dù món chay hay món mặn đều bày hết lên bàn ăn, vì không dọn từng món ra lần lượt nên lâu ngày món kiểm nấu ngọt vẫn được coi là món ăn với cơm.
Nhìn các thành phần trong món kiểm thì đúng là dễ lộn với món chè chuối, chè thưng. Khác chăng là ngoài nước cốt dừa, khoai lang, khoai mì, bí rợ, bột báng... Với dân có tiền người ta còn cho món kiểm thêm nấm mèo, táo tàu, đậu xanh đãi vỏ, đậu phộng, hạt sen, bún tàu...

Coi chừng bị dính mã độc khi nôn nóng "lên đời" Windows 10

Dân Việt
Kẻ gian đang lợi dụng sức nóng của Windows 10 để phát tán mã độc.
Thông tin lợi dụng sự nôn nóng "lên đời" Windows 10 của người dùng.
Trang web chính thức của Microsoft Brazil đã xác nhận sự việc kẻ gian lợi dụng sự kiện Windows 10 để lây nhiễm mã độc. Cụ thể, tội phạm mạng ở Brazil đã lợi dụng sự kiện ra mắt Windows 10 để khởi chạy chiến dịch phát tán thư rác quy mô lớn. Nội dung của các email rác này giống với giao diện thông báo máy tính được phép nâng cấp Windows 10.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Nắng tháng tám, rám trái bưởi

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Viễn cư, chẳng nghe tiếng Cuốc quê hương mà sao Hè cũng nóng: 
“Cái nóng nung người, nóng nóng ghê”. Quốc Văn Giáo Khoa Thư 
Nắng là ánh sáng mang thêm sức nóng của mặt trời trực tiếp chiếu xuống. Bình thường thì nắng bức tăng dần từ sáng tới cao độ là trưa rồi giảm dần tới chiều và ban đêm.
Ánh nắng rất cần cho sự sinh tồn của mọi sinh vật. Không có nắng làm sao có sự quang hợp để biến khí carbon và nước thành thực phẩm nuôi thảo mộc. Mà không có thảo mộc thì con người và súc vật lại khốn đốn, thiếu thức ăn. 

CSVN mừng quốc khánh bằng hoa 'nước lạ'

Khu vực quanh Hồ Gươm đã bắt đầu được trang hoàng
bằng nhiều loại hoa mới mừng đại lễ của chế độ.
(Hình: Infonet)
Tàu “nước lạ” tấn công ngư dân, nhạc “nước lạ” mừng “ngày thương binh liệt sĩ,”  bây giờ người ta thấy hoa “nước lạ” trang trí thủ đô Hà Nội chào mừng “quốc khánh” CSVN.
Theo bản tin trên Infonet hôm 12/8/2015, “Trong khi những công nhân mải miết trồng cây trang trí đường phố thì xung quanh đó, nhiều người dân đã tỏ ra khá hiếu kỳ và thắc mắc về nguồn gốc của những cây hoa được sử dụng đợt này.”
Infonet viết rằng “Nhằm chuẩn bị cho các dịp đại lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2015) và Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2015), các điểm vui chơi, tuyến phố chính của Hà Nội đang trồng mới nhiều loại hoa trang trí. Khu vực quanh Hồ Gươm đã bắt đầu được trang hoàng bằng nhiều loại hoa mới để chào đón ngày kỷ niệm lớn của đất nước.”

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Bến Tre: Ô nhiễm nghiêm trọng tại bãi rác Phú Hưng

Cận cảnh bãi rác to đùng tồn tại 20 năm tại xã Phú Hưng
Tồn tại đã hơn 20 năm, bãi rác Phú Hưng là nơi tập kết rác của TP.Bến Tre, các KCN với lượng rác đổ về ngày càng tăng trong khi chưa có rào chắn. Tình trạng này khiến người dân sống xung quanh vô cùng khổ sở.
Bãi rác Phú Hưng, xã Phú Hưng nằm cách TP. Bến Tre không xa là bãi rác lộ thiên có từ rất lâu. Mùi hôi thối từ nước thải, phế thải tại bãi rác gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân...