Ông Trần Ngọc Phi Long (đứng) đang giảng dạy tiếng Anh tại một lớp học ở thành phố Cần Thơ. (Hình: Báo Người Lao Ðộng) |
“Việc
cán bộ, công chức Việt Nam được cử đi tu nghiệp hoặc đi công tác tìm
cách bỏ trốn, ở lại ngoại quốc thời gian qua không phải là hiếm,” là lời
thú nhận của một cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam hôm 14 tháng
8, 2014.
Lời tâm sự này của ông Nguyễn Ðình Hương, cựu phó trưởng ban Tổ Chức
Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam được báo Người Lao Ðộng trích dẫn, còn
nhằm chỉ trích chính sách của nhà nước Việt Nam trong việc sử dụng nhân
tài.
Nhận định của ông
Nguyễn Ðình Hương được đưa ra, đúng lúc dư luận vẫn còn xôn xao về vụ
cán bộ Sở Ngoại Vụ thành phố Cần Thơ là ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi,
cư dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ được cử đi công tác tại Canada đã
tìm cách bỏ trốn, ở lại Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Ðình Hương nói rằng, đây
không phải là trường hợp đầu tiên mà cán bộ, công chức Việt Nam bỏ trốn,
sau các chuyến công cán, hội họp ở ngoại quốc.
Hồi đầu tháng 5 mới đây, dư luận tỉnh Bình Thuận chấn động vụ ông
Nguyễn Tất Thạch, cán bộ Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin thuộc Sở Tài
Nguyên và Môi Trường tỉnh này đi du lịch ngoại quốc rồi bỏ trốn. Ông này
tham dự tour du lịch Nam Hàn, thừa lúc đoàn du khách Việt Nam đang mua
sắm tại một ngôi chợ trước khi lên máy bay, đã lẩn vào đám đông, biệt
tích. Trước đó nữa, hai cán bộ của Bộ Công Thương Việt Nam là bà NHG,
cựu tùy viên thương mại tại Hoa Kỳ, và ông BNL, chuyên viên Vụ Chính
Sách cũng đã bỏ trốn trong chuyến đi công tác ở nước ngoài.
Bà NHG bị cho là “không hoàn thành thủ tục kết thúc nhiệm kỳ công tác ở ngoại quốc theo qui định, mà tự ý bỏ việc để ở lại nước ngoài.” Còn ông BNL thì bị cho là “lợi dụng việc đi học ở ngoại quốc để bỏ việc và ở lại.” Người lãnh đạo của Bộ Công Thương Việt Nam sau đó đành phải ra một quyết định bất đắc dĩ, “buộc thôi việc” cả hai người này. Vẫn theo ông Nguyễn Ðình Hương thì những người bỏ trốn đều đã chuẩn bị kế hoạch khá chu đáo từ trước.
Ông Nguyễn Ðình Hương coi các sự kiện trên là hiện tượng “chất xám bị chảy ra nước ngoài,” mà nguyên nhân chính là vì nhà nước Việt Nam không thực hiện đúng đắn chính sách sử dụng nhân tài, dù đã đề cập từ lâu nay. Còn theo ông Nguyễn Sĩ Cương, cựu chánh thanh tra của Bộ Nội Vụ Việt Nam, đang là thường trực Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Việt Nam, nhà nước Việt Nam không biết giải quyết sao trước các sự kiện vừa kể. (PL)
Bà NHG bị cho là “không hoàn thành thủ tục kết thúc nhiệm kỳ công tác ở ngoại quốc theo qui định, mà tự ý bỏ việc để ở lại nước ngoài.” Còn ông BNL thì bị cho là “lợi dụng việc đi học ở ngoại quốc để bỏ việc và ở lại.” Người lãnh đạo của Bộ Công Thương Việt Nam sau đó đành phải ra một quyết định bất đắc dĩ, “buộc thôi việc” cả hai người này. Vẫn theo ông Nguyễn Ðình Hương thì những người bỏ trốn đều đã chuẩn bị kế hoạch khá chu đáo từ trước.
Ông Nguyễn Ðình Hương coi các sự kiện trên là hiện tượng “chất xám bị chảy ra nước ngoài,” mà nguyên nhân chính là vì nhà nước Việt Nam không thực hiện đúng đắn chính sách sử dụng nhân tài, dù đã đề cập từ lâu nay. Còn theo ông Nguyễn Sĩ Cương, cựu chánh thanh tra của Bộ Nội Vụ Việt Nam, đang là thường trực Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Việt Nam, nhà nước Việt Nam không biết giải quyết sao trước các sự kiện vừa kể. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét