“Tập lao động” trong một trại cưỡng bức cai nghiện. |
Ngân
hàng Thế giới (World Bank - WB) vừa bị chỉ trích là đã làm ngơ trước
các rủi ro đối với nhân quyền trong việc tài trợ một số dự án ở Việt
Nam.
Chỉ trích này xuất
hiện trong một báo cáo do Tổ chức Quan sát nhân quyền (Human Rights
Watch - HRW), công bố hôm 22 tháng 7. Báo cáo được công bố một ngày
trước khi Hội đồng Quản trị của WB ngồi xuống để cùng duyệt xét các
chính sách hiện hành của tổ chức tài chính này.
Trong báo cáo vừa kể, để chứng minh WB đã làm ngơ trước các rủi ro
đối với nhân quyền trong việc tài trợ một số dự án, HRW dẫn hai trường
hợp, một ở Việt Nam, một ở Ethiopia.
Riêng với Việt Nam, WB đã cung cấp $1.5 triệu đô la để hỗ trợ các
dịch vụ liên quan tới chữa trị cho bệnh nhân HIV trong những trại cai
nghiện. Khoản $1.5 triệu đô la nằm trong khuôn khổ của một dự án trị giá
35 triệu đô la trong giai đoạn từ 2005-2012.
HRW cả quyết họ có đủ tài liệu và bằng chứng về chuyện “bắt giữ bừa
bãi, cưỡng bức lao động, tra tấn và nhiều kiểu hành hạ khác ở 14 trại
cai nghiện do chính quyền thành phố Sài Gòn thiết lập”.
Theo HRW, kiểu điều hành của 14 trại ở Sài Gòn cũng là kiểu điều hành
chung của hàng trăm trại cai nghiện khác trên toàn Việt Nam và tất
nhiên, những hành vi xâm hại nhân quyền có thể diễn ra tại khắp nơi ở
Việt Nam.
HRW cho biết, học viên trong các trại cai nghiện tại Việt Nam đã bị
giam giữ không theo các quy trình đúng đắn và bị cưỡng bức lao động.
Không có bất kỳ ai trong số những người mà HRW đã phỏng vấn hồi 2011,
khi thực hiện báo cáo vừa kể được gặp luật sư, thẩm phán hay được đưa ra
xử, trước hay trong khi bị giam giữ. Việc giam giữ đã bất chấp quy định
về khiếu nại các quyết định hành chính. Không ai biết cách để khiếu nại
quyết định giam giữ họ trong trại.
Thậm chí theo HRW, từ chối làm việc hay vi phạm nội quy của trại sẽ
dẫn tới bị phạt và trong một số trường hợp phạt đồng nghĩa với tra tấn.
HRW dẫn lời một người bị giam giữ trong trại cai nghiện, cho biết, những
người từ chối làm việc bị đánh và nhốt cho đến khi phải chấp nhận làm
việc. Chưa kể có những đứa trẻ mới 12 tuổi cũng bị buộc phải làm việc,
bị đánh đập và lạm dụng.
Bà Jessica Evans, một chuyên viên của HRW, cho rằng, Ngân hàng Thế
giới bỏ ra hàng chục tỷ đôla mỗi năm để hỗ trợ các dự án phát triển trên
thế giới nhưng tổ chức này cần ngưng làm tổn hại cố gắng của chính họ
bằng cách không góp phần làm tổn hai nhân quyền.
Trước những chỉ trích từ HRW, Giám đốc chi nhánh Việt Nam của Ngân
hàng Thế giới đã có thư trả lời, theo đó, WB chưa nhận được tin tức nào
về các hành vi xâm hại nhân quyền trong các trại cai nghiện ma túy mà WB
hỗ trợ.
Vị giám đốc này khẳng định rằng, nếu WB biết là có những chuyện như
thế, WB sẽ xem đó là trọng tâm của một cuộc thanh tra nhằm bảo đảm rằng
các chính sách của WB được đáp ứng và bất cứ lo ngại nào cũng sẽ được
xem xét kỹ lưỡng. (G.Đ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét