DienDanCTM
Dư luận sau phiên xử hai thanh niên yêu nước
* Gia
Minh, biên tập viên RFA
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An. Courtesy nguyentandung.org |
Tòa
án Nhân dân Long An hôm qua đã tuyên án 8 năm tù đối với thanh niên Đinh Nguyên
Kha và 6 năm tù đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Những người quan tâm đến
phiên tòa nói gì về hai bản án đó?
Bắt
người ủng hộ
Phiên
xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày 16 tháng 5 vừa qua thu hút sự chú
ý của nhiều người, nhất là những người đang quan tâm đến tình hình đất nước hiện
nay, khi mà Trung Quốc đang gây hấn ngoài Biển Đông lấn chiếm các đảo và ngư
trường truyền thống bao đời nay của Việt Nam.
Hai
sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt giam hơn bảy tháng đến
hôm 16 tháng 5 mới đưa ra xử vì đã rải truyền đơn với nội dung phản đối những
hành động ngang ngược của Trung Quốc, tình hình tham nhũng cũng như những bất
công đàn áp tại Việt Nam.
Những
người ủng hộ cho việc làm của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha từ
nhiều nơi đã về tại Long An để theo dõi phiên xử. Dù phiên xử được nói là công
khai nhưng ngoài gia đình, cánh phóng viên Nhà Nước, lực lượng công an; những
người khác đều không được vào phòng xử án.
Khi
ở bên ngoài, một số đã bị công an bắt về đồn làm việc trong ngày 16 tháng 5. Những
người bị bắt được cho biết là 5 người gồm một số những khuôn mặt công khai đấu
tranh vì những điều sai trái như bà Bùi Hằng, ông Huỳnh Công Thuận, anh Trương
Văn Dũng, anh Hoàng Dũng và blogger Gió Lang Thang, Trịnh Anh Tuấn.
Blogger
Gió Lang Thang vào lúc 8:30 tối khi đang cùng một số người khác đứng trước đồn
công an Phường 1, Long An kể lại sự việc bị bắt về đồn công an làm việc như
sau:
“Tầm
hơn 10 giờ, lúc đó phiên tòa gần đến giờ nghỉ trưa, tôi và một số bạn ngồi trước
sảnh của phiên tòa đợi để hỏi thăm một số điều, có mấy nhân viên mặc thường phục
và dân phòng xông vào bắt tôi lên xe và chở về đồn công an Phường 1, thành phố
Tân An, Long An và nói lý do tình nghi chụp hình khu vực tòa án. Đến khoảng hơn
17 giờ, tức chừng sáu giờ giam giữ tôi thì họ thả ra mà không đưa ra lý do gì hết.”
Phiên
xử bất cập
Có
ba luật sư tham gia bào chữa cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh
Nguyên Kha trong phiên xử vào ngày 16 tháng 5 vừa qua là các ông Hà Huy Sơn,
Nguyễn Thanh Lương, và Nguyễn Văn Miếng.
Sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở TAND tỉnh Long An. Photo courtesy of nguyentandung.org |
Sau
khi tham dự tranh tụng cho thân chủ là sinh viên Nguyễn Phương Uyên, luật sư Hà
Huy Sơn cho biết một số điểm mà ông nói là không theo đúng qui định của luật
pháp Việt Nam tại phiên xử:
“Tôi
tham dự phiên tòa và thấy quá trình tố tụng có những điều sai. Sai cơ bản là
theo luật Việt Nam những chứng cứ không được xuất trình tại tòa để xem xét.”
Luật
sư Hà Huy Sơn cũng cho biết quan điểm của ba luật sư tham gia tranh tụng bào chữa
cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha; nhưng rồi tòa không
nghe lập luận của luật sư mà tuyên án theo ý của hội đồng xét xử. Ông trình
bày:
“Các
luật sư đều nói những bị cáo vô tội. Có rất nhiều ý kiến nhưng bản án không phản
án quan điểm của luật sư.
Tôi
có thể nhắc lại thế này: một cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của tổ tiên người Việt
Nam, các nước phong kiến Việt Nam trước đây, và sau này được Việt Nam Cộng Hòa
sử dụng lại, chứ không phải biểu tượng của một tổ chức phản động nào cả. Hai là
các thân chủ chỉ phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, biển đảo Việt Nam; chứ
Uyên - Kha không chống Nhà nước. Hội đồng Xét xử nói không xử chuyện chống
Trung Quốc, nhưng trong kết quả bản án vẫn nêu ra hành vi phản đối Trung Quốc.
Tôi cũng nêu ra Đảng Cộng sản VN khác với Nhà nước VN. Trong Bộ Luật hình sự VN
không có điều chống đảng cộng sản VN. Nên việc nói liên quan Đảng Cộng sản Việt
Nam không liên quan Nhà nước CHXHCNVN; nhưng tại phiên tòa người ta vẫn nhầm lẫn.”
Phản
ứng bản án
Đối
với bản án 8 năm tù giam cho Đinh Nguyên Kha và 6 năm tù cho Nguyễn Phương
Uyên, blogger Gió Lang Thang Trịnh Anh Tuấn có ý kiến:
“Khi
ra khỏi đồn công an, mọi người nói với tôi về bản án, thì tôi rất ‘ức chế’ về bản
án bất công, thô bạo của chính quyền của tòa án đối với Uyên và Kha như thế.”
Ngoài
ý kiến về bản án cả hai người như blogger Gió Lang Thang và luật sư Hà Huy Sơn
đều bày tỏ quan ngại ngày 16 tháng 5 là thời điểm mà Trung Quốc đơn phương
tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông bắt đầu và phiên xử hai
thanh niên vì phẩn uất trước việc Trung Quốc xâm chiếm tại Biển Đông xảy ra
cùng ngày.
Blogger
Gió Lang Thang nói về điều đó:
“Đúng
ngày hôm nay tại Long An diễn ra phiên xử đối với hai sinh viên trẻ chống
Trung Quốc, đây là điều thật sự đáng suy nghĩ về vấn đề đất nước, về chuyện nhà
cầm quyền đang thực hiện.”
Luật
sư Hà Huy Sơn cũng có cùng thắc mắc:
“Tôi
muốn nhắc vào đúng 12 giờ trưa ngày 16 tháng 5 lệnh cấm đánh bắt cá của Trung
Quốc trên vùng biển của Việt Nam có hiệu lực và diễn ra phiên tòa xử những người
chống Trung Quốc như thế; thì tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ biết
về phiên tòa này, và hội đồng xét xử phải có ‘lương tâm và chịu trách nhiệm’ về
hành vi hôm nay.”
Trên
các trang mạng xã hội rất nhiều ý kiến cho rằng bản án tuyên cho hai sinh viên
được cho là yêu nước như thế là không thể chấp nhận được, và có người còn cho rằng
nếu kết tội hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha như thế thì hầu
hết nhiều người Việt có lòng yêu nước đều phải bị tòa án của chính quyền Hà Nội
hiện nay tuyên án.
*
VN tuyên án tù 2 sinh viên
Phương Uyên và Nguyên Kha
*An
Nhiên, thông tín viên RFA
Hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha tại TAND tỉnh Long An ngày 16 tháng 5, 2013 - chinhphu.gov |
Trong
phiên xử sáng nay, ngày 16/05/2013 Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã đưa ra bản
án nặng nề cho hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên về tội tuyên
truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 bộ luật
hình sự.
Tuyên
truyền chống phá nhà nước
Sinh
viên Nguyễn Phương Uyên (đang học năm 2 đại học Công nghiệp Thực phẩm Sài Gòn)
và Đinh Nguyên Kha (đang học đại học Kinh tế Công nghiệp Long An) bị công an bắt
đi điều tra vào ngày 14/10/2012, Nguyễn Phương Uyên bị bắt đã thúc đẩy một làn
sóng sinh viên học chung viết thỉnh nguyện thư đến Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn
Sang xin thả Phương Uyên vô điều kiện.
Hai
bạn trẻ đã thể hiện lòng yêu trên quê hương của mình, kêu gọi chống lại hành động
xâm chiếm ngày càng đáng ngại của Trung Quốc, họ bị cáo buộc tội danh “tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88
Bộ luật hình sự, Ông Linh, cha của Phương Uyên cho chúng tôi biết ;
Bản
án mình thấy người ta cáo buộc em như vậy là không đúng về quyền con người, về
nhân quyền và tự do phát biểu ý kiến của mình thì bị kết vào tội tuyên truyền
chống phá nhà nước, sự việc diễn ra cũng rất nhanh và rất sớm, thì thời gian mà
bị bắt đến nay là ngắn 7 tháng, mình thấy nó diễn biến để mà ra phiên tòa này
khác hẳn hơn những phiên tòa lúc trước.
Sáng
hôm nay điện thoại bà Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha luôn bị nhiễu sóng, rất khó
khăn để liên lạc, trong giờ nghĩ trưa Bà Liên cho biết về sự kết tội của Viện
Kiểm sát;
Bản
án đã sai hòan tòan, con tôi nó không chống đảng cộng sản mà chống tham nhũng,
tôi đâu có thấy nó chống nhà nước này, chống nhân dân này đâu, tôi thấy trong
hiến pháp cũng đâu có điều luật nào kết tội nó như vậy đâu.
Vào
giờ ăn trưa từ phiên tòa ra ngoài Bà Nhung mẹ của Phương Uyên cho biết về tinh
thân của 2 sinh viên yêu nước:
Phiên
tòa hôm nay đối với Phương Uyên thì không có sự lo lắng gì hết, hầu như là
Phương đã chuẩn bị tâm lý trước đó, cho nên mà khi công tố viên Huỳnh Văn Hoàng
đưa ra mức án đề xuất cho Phương Uyên từ 5 đến 7 năm, thì hầu như Phương Uyên
không có bất cứ một phản ứng gì hết, Đinh Nguyên Kha thì bị đề xuất với mức án
từ 8 năm đến 10 năm thì Kha cũng không có sự bất ngờ gì hết, vì Kha đã chuẩn bị
trước.
Gia
đình không được dự phiên xử
Phiên
tòa diễn ra trước sự canh gác rất nhiều công an, có rất nhiều bạn trẻ, dân oan
tìm cách đến gần phiên tòa để bày tỏ sự ủng hộ cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên
và sinh viên Đinh Nguyên Kha, Ông Linh, cha của Phương Uyên cũng không được vào
để tham dự phiên tòa, Ông chia sẻ với chúng tôi:
Theo
pháp luật thì người ta nói về tự do tham dự phiên tòa mà mọi người đều có thể tự
do tham dự phiên tòa, nhưng mà người thân cận nhất của bị cáo mà người ta vẫn
không cho tham dự phiên tòa, nói chi đến những người ủng hộ Phương Uyên thì làm
sao đến tham dự được, công khai kiểu này thì nó không đúng như sự thật mà chính
quyền đã đưa ra, thì việc này là cũng sai trái với pháp luật.
Các
blogger như Bùi Hằng, Hoàng Dũng, Châu Văn Thi, An Đỗ Nguyễn, Huỳnh Công Thuận…
từ Sài Gòn đỗ về Long An để tham dự phiên tòa, nhưng đã bị sách nhiễu và ngăn
chặn ngay trên đường đi và trước cổng tòa án, Linh mục Đinh Hữu Thoại có mặt từ
sớm tại trước tòa án Long An cho chúng tôi biết nhận xét của ông về hành động
ngăn cản của ông an:
Phiên
tòa công khai mà an ninh, công an đe dọa người đến tham dự nhiều quá, nó làm
cho bộ mặt tư pháp Việt Nam chả có gì mới. Cứ để người ta đến dự thì có ảnh hưởng
gì đâu?
Theo
linh mục Đinh Hữu Thoại dẫn lời của mẹ Phương Uyên thì lời tuyên bố của hai
sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha rất đanh thép trong phiên tòa, ông nói:
Cái
ấn tượng nhất hôm nay là câu trả lời đanh thép của Nguyên Kha và nhất là Phương
Uyên. Nghe chị Nhung diễn tả lại thì khi Phương Uyên nói với Thẩm phán, mấy ông
trong hội thẩm, công tố thì nét mặt họ rất nhục nhã. Đối với một đứa bé như vậy
mà cả một hội đồng xét xử đều lớn hết rồi ở địa vị đó mà để cho đứa bé nó chất
vấn nó bào chữa rất tuyệt vời. Nó bác bỏ câu chuyện video trước đây nhà nước
công bố nó nhận tội thì hoàn toàn trái ngược. Hôm nay khi phiên tòa diễn ra thì
hoàn toàn trái ngược với video kia thì không biết họ phải hiểu sao.
Vào
khoảng 4 giờ 30 chiều tòa đã tuyên án cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và
Đinh Nguyên Kha với bản án thật nặng nề: Nguyên Kha bị kết án 8 năm về tội
tuyên truyền chống phá nhà nước và 2 năm về tội gây rối trật tự mà theo tòa là
tội trước đây chưa được xét xử tổng cộng là 10 năm và 3 năm quản chế.
Phương Uyên bị 6 năm tù giam và 3 năm quản chế.
*
Có án tù trong vụ xử
Phương Uyên
* BBC
Phiên tòa tại Long An diễn ra trong một ngày |
Sinh viên Đinh Nguyên Kha
bị án tám năm và Nguyễn Phương Uyên sáu năm tù giam tại phiên xử một ngày ở
Long An.
Hai người bị công an tỉnh
Long An khởi tố theo điều 88 Bộ luật hình sự về hành vi “tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hai người cùng bị tòa ra mức
án ba năm quản chế sau khi ra tù.
Nói với BBC sau phiên tòa,
ông Nguyễn Duy Linh, cha của sinh viên Phương Uyên, nói ông bị "sốc"
vì mức án "quá nặng".
Ông nói chỉ có người mẹ của
Phương Uyên được phép vào dự phiên xử, còn ông và người thân khác chỉ đứng ở
ngoài.
Truyền thông trong nước hồi
tháng 11/2012 nói các tang vật mà cơ quan điều tra thu được gồm hơn 700 tờ truyền
đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam Việt Nam trước đây cùng hơn hai kg
hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác.
Bà Nhung nói gia đình ông
Đinh Nguyên Kha cho bà biết ông Kha và người anh từng tự làm pháo hoa để dùng
trong các dịp kỷ niệm và các hóa chất công an tìm thấy chỉ đủ để làm pháo chứ
không thể chế tạo ra các chất nổ khác.
Ngay sau khi Phương Uyên bị
bắt hồi tháng 10/2012, các bạn học của sinh viên này cũng đã gửi thư 'cầu cứu
khẩn cấp' tới ông Trương Tấn Sang nhưng dường như vị chủ tịch nước không có hồi
âm gì.
Tổ chức nhân quyền ở Mỹ,
Human Rights Watch (HRW), chỉ trích phiên tòa.
“Đưa người dân ra tòa xử
chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện
sự bất an của chính quyền Việt Nam,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của
HRW.
*
Hai sinh viên Việt chống Trung Quốc
bị án tù về tội
"chống nhà nước"
* Trọng Thành - RFI
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha |
Ngày
hôm nay 16/05/2013, trong một phiên tòa vừa kết thúc sau một ngày xét xử, tòa
án tỉnh Long An đã kết án sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, 6 năm tù và 3
năm quản chế, và sinh viên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, 8 năm tù, cùng 3 năm quản
chế. Hai bị cáo bị buộc tội « tuyên truyền chống Nhà nước ».
Phiên
tòa xét xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã được mở ra
hôm nay, sau thời gian điều tra kéo dài hơn nửa năm. Chị Nguyễn Phương Uyên,
sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh và anh
Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, bị bắt vào hồi
tháng 10/2012, vì hành động rải truyền đơn với nội dung phản đối Trung Quốc xâm
lược biển Đông và lên án nạn tham nhũng và các bất công trong xã hội Việt Nam.
Hình
phạt mà tòa án tỉnh Long An đưa ra trong phiên tòa hôm nay đối với hai bị cáo
là nằm trong các đề nghị trước đó của Viện kiểm sát trong bản cáo trạng, từ 8 đến
10 năm tù đối với anh Đinh Nguyên Kha và từ 5 đến 7 năm đối với chị Nguyễn
Phương Uyên.
AFP
cho biết, trong một văn bản không chính thức được những người ủng hộ truyền đi
trên mạng internet, thì sinh viên Nguyễn Phương Uyên khẳng định những hành động
mà cô đã làm là do « lòng yêu nước » ; Phương Uyên tuyên bố vô
tội và yêu cầu tòa án bãi bỏ các cáo buộc trong cáo trạng. Yêu cầu của AFP được
tham dự để tường thuật phiên tòa kể trên đã bị chính quyền Việt Nam từ chối.
Vụ
án xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được giới bloggers tại Việt Nam
đặc biệt chú ý. Một số trang mạng « lề trái » theo sát cập nhật
các diễn biến phiên tòa. Vẫn theo AFP, luật sư của Nguyễn Phương Uyên cho
biết thân chủ của ông và bị cáo Đinh Nguyên Kha khẳng định họ hành động như vậy
vì lòng yêu nước, và không muốn rằng những việc làm này bị coi là hành động « tuyên
truyền chống nhà nước ».
Theo
một số nguồn tin tại chỗ, mặc dù phiên tòa tuyên bố là «công khai»,
thế nhưng nhiều người vẫn bị ngăn không được vào tham dự. Đã xẩy ra một số vụ
công an giữ người đến dự phiên tòa. Trả lời RFI, blogger Huỳnh Công Thuận cho
biết 5 người bị giữ tại đồn công an phường 1 (Long An), trong đó có ông, đã được
thả sau khi phiên tòa kết thúc, người duy nhất chưa ra là bà Bùi Thị Minh Hằng.
Ông
Huỳnh Công Thuận tới tòa từ sớm, vì được biết, theo thông báo, phiên tòa hôm
nay xử công khai, nhưng ông không được cho vào, vì không có giấy mời. Trong khi
ông đang ngồi uống cafe tại một quán gần đó, thì bị công an tới đưa về đồn.
Blogger
Huỳnh Công Thuận : « Họ nói họ ‘‘mời’’ chứ không phải bắt. (…)
Đang ngồi bấm điện thoại, thì nó giựt, đẩy lên xe, đứng cho u cái đầu luôn. (…)
Vô đó thì hỏi chuyện tào lao, vớ vẩn, không có chuyện gì hết trơn. Riêng chị
Bùi Hằng, thì chị bị giữ lâu vì chị mang theo mấy bản "Tuyên ngôn quốc tế
nhân quyền", chị phát, thì nó ghép tội chị phát mấy tờ đó mà không có xin
phép (...).
(Về
phiên tòa) Gần như thân nhân, người nhà không ai vô được hết. Ba cô bé Uyên
cũng không vô được trong tòa án luôn. Mà ở trỏng nó sắp xếp bà con dòng họ…
nhưng mà toàn là người lạ hoắc, còn những người ruột, có giấy mời đàng hoàng,
ba ruột, cậu ruột của Phương Uyên không được vô, chỉ có mẹ.
Phiên
tòa bữa nay mấy anh em nói lại là rất là tốt. Mặc dù bản án kêu cao, nhưng mà
bé Phương Uyên, cùng là Đinh Nguyên Kha trả lời rất dõng dạc, rất là tự tin….
Nó nói nhiều câu rất hay. Luật sư cũng có những lời bào chữa rất hay. Nhưng bản
án đã để sẵn rồi, chỉ đọc lên cho vui vậy thôi, chứ có gì nữa đâu. »
Theo
ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của HRW, « việc xét xử các công dân vì
tội phân phát truyền đơn chỉ trích chính quyền là điều kỳ quặc », ông
khẳng định Việt Nam cần phải ngừng sử dụng tòa án để kết tội những người bất đồng
chính kiến. Theo một số nhà bảo vệ nhân quyền, chỉ riêng từ đầu năm đến nay, đã
có 38 blogger và người đấu tranh cho dân chủ bị chính quyền bắt giam.
Về
phiên tòa xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, mời quý vị
theo dõi các nhận định của luật sư Nguyễn Thanh Lương, người bào chữa cho chị
Nguyễn Phương Uyên, trong phần Phỏng vấn "Luật sư Nguyễn Thanh Lương :
Các bị cáo không phạm tội chống Nhà nước".
*
Luật sư Nguyễn Thanh Lương:
Các bị cáo không phạm tội
chống Nhà nước
* Trọng Thành-RFI
Hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên (DR) |
Phiên
tòa xét xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha về tội «tuyên
truyền chống Nhà nước» vừa mở ra và kết thúc ngay trong ngày hôm nay
16/05/2013. Trên các trang mạng, nhiều tiếng nói lên án các bản án 6 năm và 8
năm tù giam đối với hai sinh viên trẻ. Theo luật sư Nguyễn Thanh Lương,
các bị cáo hoàn toàn vô tội : Viện kiểm sát đã thừa nhận hành vi «chống
Trung Quốc» không phải là yếu tố để buộc tội, bên cạnh đó, việc tuyên
truyền chống Đảng Cộng sản không phải là tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt
Nam.
RFI : Xin chào luật
sư Nguyễn Thanh Lương. Xin ông cho biết kết cục của phiên tòa xét xử hai vị
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha và các diễn biến chính.
Luật
sư Nguyễn Thanh Lương : Kết cục phiên tòa là em Đinh Nguyên Kha bị tuyên 8 năm
tù, 3 năm quản chế, và bên cạnh đó còn phải chấp hành một bản án khác 2 năm tù,
tổng hợp hình phạt là 10 năm tù. Đối với em Phương Uyên là 6 năm tù và thời hạn
quản chế là 3 năm nữa. Hình phạt đó là được áp dụng theo tội danh điều 88 Bộ Luật
hình sự của nước CHXHCN Việt Nam.
Phiên
tòa diễn ra, về thời gian, thời lượng, tranh tụng đối đáp thì đầy đủ, tương đối
là dân chủ và bảo đảm đúng về tố tụng hơn. Có một vấn đề là không có sự thống
nhất giữa ba luật sư (với Hội đồng xét xử)... Tôi, luật sư Hà Huy Sơn và luật
sư Miến, thì đề nghị là các em Kha, em Nguyên là không phạm tội vào điều 88 của
Bộ Luật hình sự, vì lý do là, các em này có hành vi tuyên truyền chống Trung Quốc,
tuyên truyền phỉ báng chống đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng
Cộng sản Việt Nam thì không phải là chính thể nước CHXHCN Việt Nam, do đó chúng
tôi đề nghị là tuyên bố vô tội, không vi phạm điều 88. Nhưng Viện kiểm sát và Tòa
không chấp nhận, nhưng sau cùng Viện kiểm sát có nhìn nhận rằng, rút phần truy
tố đối với hành vi «chống Trung Quốc », còn lại vẫn cho là Đảng với
Nhà nước là một, nên là vẫn áp dụng điều 88 như tôi vừa nói.
RFI : Đây
là một điểm có thể nói là mới mẻ trong vụ án này. Vậy xin ông cho biết rõ thêm.
LS
Nguyễn Thanh Lương : Trong tranh luận, các luật sư phản biện là việc « chống
Trung Quốc » còn là nghĩa vụ của công dân, thể hiện lòng yêu nước của
công dân, cho nên truy tố mà dựa vào các khẩu hiệu « không hay về Trung
Quốc » là không phù hợp. Thì Viện kiểm sát sau nhiều lần tranh luận,
thì cũng đồng tình, và đính chính rằng truy tố các em không phải vì hành vi khẩu
hiệu chống Trung Quốc. Thì đó là về tiếng nói, nhưng mà về cái thủ tục rút quyết
định truy tố hay là về (xem xét lại) bản chất, để giảm mức hình phạt, thì tôi
thấy cũng không có. Thì ít ra về mặt nhìn nhận với nhau, vấn đề Trung
Quốc không phải là hành vi vi phạm. Đó là cái điều mừng, là cái mức
thành công nhỏ của các luật sư tại phiên tòa.
Vấn
đề mới ở đây là cách nhìn nhận (của luật sư) về chính thể Đảng và Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, thì tôi cho rằng, trong thực tiễn của xã hội Việt Nam, một là
có sự sùng bái về Đảng, hai là có sự nhầm lẫn trong vận dụng pháp luật. Cái
chính thể của Đảng và chính thể của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là khác nhau. Khi
xâm phạm tới Đảng mà áp dụng điều 88, thì không đúng tính khoa học pháp lý của
luật hiện hành của Việt Nam. Sau cùng ông đại diện của Viện Kiểm sát, căn cứ
vào Hiến pháp, xác định Đảng là « lực lượng lãnh đạo », là
« đảng cầm quyền», cho nên vi phạm thì xét xử. Nhưng theo tôi, điều
88 Bộ Luật hình sự không có liên quan gì đến Đảng Cộng sản hết. Điều 88 là để bảo
vệ về an ninh quốc gia, về chính thể của nước CHXHCN Việt Nam, thành ra phiên
tòa có xung đột về quan điểm.
RFI : Xin luật sư
cho biết về tình trạng của chị Nguyễn Phương Uyên và anh Đinh Nguyên Kha tại
phiên tòa hôm nay.
LS
Nguyễn Thanh Lương :
Hai em ấy tại phiên tòa thái độ rất bình tĩnh, khai báo rất rõ ràng, mạch lạc,
khúc chiết. Nói chung là, các em xác định động cơ là từ lòng yêu nước, nhiệt
huyết của thanh niên. Hai em khẳng định rằng không có ý thức chống Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, còn… chẳng qua là ngoài ý muốn của hai em. Tóm lại, các em
cũng nhìn nhận mình cũng có "hành vi vi phạm", nhưng không thừa
nhận là mình chống đối Nhà nước, mà chỉ chống đối Đảng, chống đối Trung Quốc.
RFI : Thưa
luật sư, cụ thể thì, hai người nhìn nhận mình sai lầm ở chỗ nào và ở mức độ nào?
LS
Nguyễn Thanh Lương :
Có nhìn nhận ở mức độ là có "hành vi vi phạm", nhưng mấy em
không nhìn nhận là chống Nhà nước. Vi phạm vì ít nhiều các em cũng hiểu là,
hành vi phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam thì đó cũng là vi phạm. Nhưng vi phạm
đó là vi phạm có mức độ. Thứ hai nữa, các em cũng thừa nhận rằng, do xuất phát
từ cái nhìn, thấy xã hội có nhiều tiêu cực, công an thì tham nhũng, đánh người
vô tội vạ… Do đó, các em chỉ nhìn thấy khía cạnh mặt trái của xã hội, mà không
thấy các cái cơ bản khác. Các em cũng nhìn nhận như vậy. Các em thừa nhận rằng,
khi bị giam giữ rồi, các em có thấy các sai trái (của mình) theo quy định hiện
hành của pháp luật nhà nước, còn khi thực hiện, thì các em không thấy. Mấy em
cho đấy là hành động để tỏ lòng yêu nước, làm cho xã hội được tiến bộ, được tốt
hơn.
Riêng
tôi nhận xét là mấy em tuổi trẻ nhiệt huyết, nhưng do non nớt về chính trị,
chưa có kinh nghiệm, nên mấy em trở thành nạn nhân của một lực lượng X. Mà lực
lượng X này, thì chỉ có cơ quan an ninh điều tra mới giải mã được, mới biết được.
Nó cũng thuộc về phạm vi của an ninh, của bí mật, tôi không có khả năng để trả
lời.
RFI : Vấn đề này
có được đề cập đến hay không trong phiên tòa hôm nay, thưa luật sư ?
LS
Nguyễn Thanh Lương :
Trong phiên tòa, có đề cập thoáng qua và mờ nhạt thôi. Chính quan điểm của cơ
quan cho rằng, mấy em này thực hiện theo một «thế lực thù địch»
hay một «lực lượng phản động», do đó xác định là hành vi
tuyên truyền chống Nhà nước là từ chỗ đó.
RFI : Theo mô tả
của luật sư, thì một phần khá lớn của vụ án bị chìm khuất và dường như chưa được
làm sáng tỏ, có đúng không, thưa luật sư ?
LS
Nguyễn Thanh Lương :
Đúng vậy, còn một mảng chìm của vụ án chưa làm sáng tỏ được.
RFI : Vậy,
theo luật sư thì trong vụ án này, vấn đề này có thể tiếp tục được làm sáng tỏ
thêm không, hay có thể nói là vụ án đã được khép lại, với phần vừa được xét xử
?
LS
Nguyễn Thanh Lương : Tôi nghĩ là, nếu các em tích cực kháng cáo, thì vụ án sẽ
chưa khép lại. Còn nếu mà hai em không kháng cáo, thì vụ án có thể nói là tạm
thời khép lại. Còn vấn đề để giải quyết những quan hệ khác, thì
không nằm trong phạm vi bảo vệ của luật sư, luật sư cũng không có thông tin và
khả năng trao đổi với phóng viên.
RFI : Thân chủ và
luật sư có nghĩ đến bước kháng cáo tiếp theo không ?
LS
Nguyễn Thanh Lương : Tôi chưa đánh giá được vấn đề này. Gia đình đương nhiên
có nguyện vọng kháng cáo tiếp lên Tòa tối cao ở phía Nam, nhưng mà quyết định vấn
đề này là do hai em. Trước đây, trong những lần làm việc tại trại tam giam,
cũng như tại tòa, thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có giới thiệu về quyền
kháng cáo, nhưng không biết hai em có lưu ý không, và hai em có vận dụng hay
không, thì đúng là chưa biết, còn phải chờ thời gian. Còn luật sư, lúc phiên
tòa chưa xử, nên cũng không đặt vấn đề đó.
RFI : Trước
khi chia tay, luật sư có điều gì chia sẻ thêm với thính giả ?
LS
Nguyễn Thanh Lương :
Trong phiên tòa này, có điều đặc biệt là các em nhận tội (trong một số "hành
vi vi phạm" có mức độ), nhưng các luật sư bào chữa đều đề nghị tuyên bố
vô tội. Hai nữa là, phiên tòa này xuất hiện một vấn đề : Trước đây, như một tiền
lệ trong xã hội, khi người ta nói tới Đảng là nói tới Nhà nước, và ngược lại
nói tới Nhà nước là nói tới Đảng. Nhưng khi xảy ra một sự việc, chúng tôi
nghiên cứu, tìm hiểu để bào chữa, thì tôi xác định rằng giữa Đảng Cộng sản Việt
Nam và chính thể nước CHXHCN Việt Nam là khác nhau. Rất tiếc là các cơ quan họ
đã áp dụng và đánh đồng với nhau, thì như vậy là áp dụng cho mấy em một mức phạt
quá nặng nề. Tôi lấy làm tiếc về điều này. Cũng mong rằng quý khán thính giả
chia sẻ và thông cảm cho những khó khăn trong cái con đường đấu tranh để tiến bộ
chung vì lợi ích xã hội là cả một điều gay go trên thực tế.
RFI : Xin cảm
ơn luật sư Nguyễn Thanh Lương.
*
Việt Nam tuyên án nặng 2
sinh viên chống Trung Quốc
* Trà Mi-VOA
Hai nhà hoạt động trẻ bị
tuyên án tổng cộng 14 năm tù về tội "tuyên truyền chống nhà nước" vì
rải truyền đơn kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống Trung Quốc xâm
lược Biển Đông.
Tòa án Nhân dân tỉnh Long An ngày 16/5 kêu án 6 năm tù đối với Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và 8 năm tù đối với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Uyên và Kha bị cáo buộc tội xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng và nhà nước.
Sau phiên xử, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên thuật lại với VOA Việt ngữ diễn tiến phiên tòa:
Bà Nhung: Thành phần tham dự phiên tòa hôm nay hoàn toàn là lực lượng an ninh mặc thường phục. Những người an ninh này tôi đã từng gặp mặt họ. Phía Nguyễn Phương Uyên, bố mẹ không hề nhận được giấy báo về phiên xử. Khi đến tòa, chỉ có mẹ và cậu của Uyên được vào bên trong. Bố và em trai Uyên phải ngồi ngoài cổng tòa. Hết sức phẫn uất. Phẫn uất đến độ không thể chịu đựng được. Bố của bị can tranh đấu với họ xin vào, họ bảo hết chỗ ngồi, xin vào đứng nghe, họ vẫn không cho vào. Tôi hỏi họ: “Đây là phiên tòa công khai mà bố đẻ không được vào dự thì công khai như thế nào?” Họ không trả lời được. Ở phiên tòa, họ gán ghép cho Uyên và Kha trong tổ chức Tuổi trẻ Yêu nước, chống chính quyền, kêu gọi đứng lên lật đổ chính quyền. Hai đứa trẻ “trói gà chưa chặt” mà bị nói là “lật đổ chính quyền”.
VOA: Tại tòa cô Uyên đã phát biểu thế nào?
Bà Nhung: Uyên phát biểu rất mạnh mẽ và cứng rắn. Điển hình như Uyên nói: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất.” Khi cháu Uyên nói đến đây, quan tòa ngăn lại, không cho nói nữa. Tíêp đó, Uyên có nói về bức biếm họa Uyên vẽ đoàn người đứng trước một công an cầm dùi cui chỉ về hướng dân, phía trên ghi dòng chữ “Tự do-dân chủ”. Uyên nói tôi vẽ bức tranh này trong 15 phút để thể hiện thực tế người dân thấp cổ bé miệng khi nói ra thì bị đàn áp. Trước tòa, Uyên phát biểu mạnh mẽ, phản bác các công tố viên. Lời cuối cùng Uyên nói: “Việc tôi làm, tôi chịu, yêu cầu không gây khó khăn cho gia đình tôi. Tôi là một sinh viên, là đại diện cho tầng lớp trí thức, sức mạnh của đất nước, tôi mong muốn phiên tòa hôm nay xét xử công bằng để tôi sớm được trở về với cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho đất nước và thể hiện lòng yêu nước.” Uyên chỉ nói vậy thôi chứ không xin xỏ gì hết.
VOA: Uyên không có thái độ ‘nhận tội xin khoan hồng’?
Bà Nhung: Hoàn toàn không có điều đó. Suốt phiên tòa, Uyên ngẩng cao đầu.
VOA: Trước đây truyền hình trong nước đăng tải những đoạn video chiếu cảnh Uyên ‘nhận tội xin khoan hồng’. Điều này hoàn toàn khác với những gì diễn ra tại tòa hôm nay?
Bà Nhung: Hôm nay tại tòa Uyên có nói Uyên bị giam giữ ở công an phường Tây Thạnh 2 hôm. Khi bắt, họ không đưa ra một chứng từ pháp lý nào, hoàn tòan vi phạm luật pháp. Sau đó, Uyên bị họ ép vào trong khách sạn, giữ trong khách sạn 5 ngày. Uyên xin gọi điện về cho gia đình họ cũng không cho. Họ bắt Uyên phải viết giấy hợp tác. Uyên nói rõ là lúc đó đang trong giai đoạn học thi, khi bị ép vào khách sạn buộc viết giấy thì Uyên viết vì họ hứa sẽ cho về thi. Uyên nói: “Trong lúc đó tôi rất hoảng hốt, sợ bỏ thi, cho nên họ bắt viết giấy, tôi viết.” Uyên nói trong giai đoạn đó bị ép buộc, họ bắt làm gì, viết gì, Uyên đành chấp nhận để được trở về thi theo lời hứa của họ. VOA: Sau những gì diễn ra tại phiên tòa hôm nay, suy nghĩ của gia đình và ý định sắp tới của gia đình như thế nào? Bà Nhung: Thật sự gia đình rất sốc với bản án, nhưng ngược lại được bù đắp bởi sự mạnh mẽ của Uyên. Uyên cứng rắn hơn mức tưởng tượng của gia đình. Cháu đã nói lên tất cả những uẩn khúc trong vụ án và thể hiện lòng yêu nước. Phiên tòa hôm nay, bản án hôm nay rõ ràng là bản án dành cho người yêu nước. Trước tòa, Uyên nói dõng dạc: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước.” Gia đình rất lấy làm vinh dự, vinh hạnh về những việc con mình đã làm. Nhưng sự mất mát của Uyên rất lớn, gia đình rất là sốc. Gia đình và Uyên có hướng kháng cáo lên tới phúc thẩm và giám đốc thẩm.
VOA: Xin được hỏi thăm về Đinh Nguyên Kha..
Bà Nhung: Tại tòa, Kha cũng không ‘nhận tội hay xin khoan hồng’. Kha cũng nói chỉ thể hiện lòng yêu nước, không ngờ bị bỏ tù. Kha rất vững vàng, ngẩng cao đầu thể hiện là một công dân yêu nước. Kha nói mong mức án được giảm nhẹ, nhưng thực chất họ đã ra đòn rất mạnh. Đại diện pháp lý của Uyên, luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, xác nhận là tại phiên xử Uyên và Kha thừa nhận hành vi của mình, nhưng không nhìn nhận vi phạm điều 88. Cả hai đều khẳng định không có mục đích chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Luật sư Lương nói sự khác biệt giữa bản án 6 năm và 8 năm của Uyên và Kha là do Kha có vai trò chủ động nhiều hơn. Tuy nhiên, luật sư Lương cho rằng điểm đáng chú ý ở hai bản án này chính là hành vi "phỉ báng đảng cộng sản", như cáo buộc đối với Uyên và Kha, bị truy tố theo điều 88 "tuyên truyền chống nhà nước" là không thỏa đáng, không thể chấp nhận. Luật sư Nguyễn Thanh Lương:
“Các luật sư tại tòa đều đồng cho rằng ‘phỉ báng đảng cộng sản’ không áp dụng theo điều 88. Điều 88 “Tuyên truyền chống nhà nước” là điều luật bảo vệ an ninh quốc gia. Đảng cộng sản và chính quyền nhà nước CHXHCN Việt Nam là hai vấn đề khác nhau mà trong thực tế xã hội Việt Nam gần 40 năm nay, người ta nhầm lẫn hay sùng bái. Nhưng về tính khoa học pháp lý, tôi cho rằng đây là hai vấn đề khác nhau. Cho nên xâm phạm quyền lợi của một tổ chức thì nên áp dụng tội danh khác nhẹ hơn. Còn ở đây họ áp dụng điều 88 về an ninh quốc gia rất là nặng nề.”
Tòa án Nhân dân tỉnh Long An ngày 16/5 kêu án 6 năm tù đối với Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và 8 năm tù đối với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Uyên và Kha bị cáo buộc tội xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng và nhà nước.
Sau phiên xử, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên thuật lại với VOA Việt ngữ diễn tiến phiên tòa:
Bà Nhung: Thành phần tham dự phiên tòa hôm nay hoàn toàn là lực lượng an ninh mặc thường phục. Những người an ninh này tôi đã từng gặp mặt họ. Phía Nguyễn Phương Uyên, bố mẹ không hề nhận được giấy báo về phiên xử. Khi đến tòa, chỉ có mẹ và cậu của Uyên được vào bên trong. Bố và em trai Uyên phải ngồi ngoài cổng tòa. Hết sức phẫn uất. Phẫn uất đến độ không thể chịu đựng được. Bố của bị can tranh đấu với họ xin vào, họ bảo hết chỗ ngồi, xin vào đứng nghe, họ vẫn không cho vào. Tôi hỏi họ: “Đây là phiên tòa công khai mà bố đẻ không được vào dự thì công khai như thế nào?” Họ không trả lời được. Ở phiên tòa, họ gán ghép cho Uyên và Kha trong tổ chức Tuổi trẻ Yêu nước, chống chính quyền, kêu gọi đứng lên lật đổ chính quyền. Hai đứa trẻ “trói gà chưa chặt” mà bị nói là “lật đổ chính quyền”.
VOA: Tại tòa cô Uyên đã phát biểu thế nào?
Bà Nhung: Uyên phát biểu rất mạnh mẽ và cứng rắn. Điển hình như Uyên nói: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất.” Khi cháu Uyên nói đến đây, quan tòa ngăn lại, không cho nói nữa. Tíêp đó, Uyên có nói về bức biếm họa Uyên vẽ đoàn người đứng trước một công an cầm dùi cui chỉ về hướng dân, phía trên ghi dòng chữ “Tự do-dân chủ”. Uyên nói tôi vẽ bức tranh này trong 15 phút để thể hiện thực tế người dân thấp cổ bé miệng khi nói ra thì bị đàn áp. Trước tòa, Uyên phát biểu mạnh mẽ, phản bác các công tố viên. Lời cuối cùng Uyên nói: “Việc tôi làm, tôi chịu, yêu cầu không gây khó khăn cho gia đình tôi. Tôi là một sinh viên, là đại diện cho tầng lớp trí thức, sức mạnh của đất nước, tôi mong muốn phiên tòa hôm nay xét xử công bằng để tôi sớm được trở về với cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho đất nước và thể hiện lòng yêu nước.” Uyên chỉ nói vậy thôi chứ không xin xỏ gì hết.
VOA: Uyên không có thái độ ‘nhận tội xin khoan hồng’?
Bà Nhung: Hoàn toàn không có điều đó. Suốt phiên tòa, Uyên ngẩng cao đầu.
VOA: Trước đây truyền hình trong nước đăng tải những đoạn video chiếu cảnh Uyên ‘nhận tội xin khoan hồng’. Điều này hoàn toàn khác với những gì diễn ra tại tòa hôm nay?
Bà Nhung: Hôm nay tại tòa Uyên có nói Uyên bị giam giữ ở công an phường Tây Thạnh 2 hôm. Khi bắt, họ không đưa ra một chứng từ pháp lý nào, hoàn tòan vi phạm luật pháp. Sau đó, Uyên bị họ ép vào trong khách sạn, giữ trong khách sạn 5 ngày. Uyên xin gọi điện về cho gia đình họ cũng không cho. Họ bắt Uyên phải viết giấy hợp tác. Uyên nói rõ là lúc đó đang trong giai đoạn học thi, khi bị ép vào khách sạn buộc viết giấy thì Uyên viết vì họ hứa sẽ cho về thi. Uyên nói: “Trong lúc đó tôi rất hoảng hốt, sợ bỏ thi, cho nên họ bắt viết giấy, tôi viết.” Uyên nói trong giai đoạn đó bị ép buộc, họ bắt làm gì, viết gì, Uyên đành chấp nhận để được trở về thi theo lời hứa của họ. VOA: Sau những gì diễn ra tại phiên tòa hôm nay, suy nghĩ của gia đình và ý định sắp tới của gia đình như thế nào? Bà Nhung: Thật sự gia đình rất sốc với bản án, nhưng ngược lại được bù đắp bởi sự mạnh mẽ của Uyên. Uyên cứng rắn hơn mức tưởng tượng của gia đình. Cháu đã nói lên tất cả những uẩn khúc trong vụ án và thể hiện lòng yêu nước. Phiên tòa hôm nay, bản án hôm nay rõ ràng là bản án dành cho người yêu nước. Trước tòa, Uyên nói dõng dạc: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước.” Gia đình rất lấy làm vinh dự, vinh hạnh về những việc con mình đã làm. Nhưng sự mất mát của Uyên rất lớn, gia đình rất là sốc. Gia đình và Uyên có hướng kháng cáo lên tới phúc thẩm và giám đốc thẩm.
VOA: Xin được hỏi thăm về Đinh Nguyên Kha..
Bà Nhung: Tại tòa, Kha cũng không ‘nhận tội hay xin khoan hồng’. Kha cũng nói chỉ thể hiện lòng yêu nước, không ngờ bị bỏ tù. Kha rất vững vàng, ngẩng cao đầu thể hiện là một công dân yêu nước. Kha nói mong mức án được giảm nhẹ, nhưng thực chất họ đã ra đòn rất mạnh. Đại diện pháp lý của Uyên, luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, xác nhận là tại phiên xử Uyên và Kha thừa nhận hành vi của mình, nhưng không nhìn nhận vi phạm điều 88. Cả hai đều khẳng định không có mục đích chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Luật sư Lương nói sự khác biệt giữa bản án 6 năm và 8 năm của Uyên và Kha là do Kha có vai trò chủ động nhiều hơn. Tuy nhiên, luật sư Lương cho rằng điểm đáng chú ý ở hai bản án này chính là hành vi "phỉ báng đảng cộng sản", như cáo buộc đối với Uyên và Kha, bị truy tố theo điều 88 "tuyên truyền chống nhà nước" là không thỏa đáng, không thể chấp nhận. Luật sư Nguyễn Thanh Lương:
“Các luật sư tại tòa đều đồng cho rằng ‘phỉ báng đảng cộng sản’ không áp dụng theo điều 88. Điều 88 “Tuyên truyền chống nhà nước” là điều luật bảo vệ an ninh quốc gia. Đảng cộng sản và chính quyền nhà nước CHXHCN Việt Nam là hai vấn đề khác nhau mà trong thực tế xã hội Việt Nam gần 40 năm nay, người ta nhầm lẫn hay sùng bái. Nhưng về tính khoa học pháp lý, tôi cho rằng đây là hai vấn đề khác nhau. Cho nên xâm phạm quyền lợi của một tổ chức thì nên áp dụng tội danh khác nhẹ hơn. Còn ở đây họ áp dụng điều 88 về an ninh quốc gia rất là nặng nề.”
Luật sư Nguyễn Thanh Lương. |
Vẫn theo luật sư Lương,
những gút mắc trong vụ án được các luật sư trình bày tại tòa hôm nay, bao gồm
đề nghị của luật sư đòi rút truy tố các hành vi chống Trung Quốc của Uyên và
Kha, vẫn không làm thay đổi mức án của tòa.
Luật sư Lương:
“Họ
xác nhận không truy tố hành vi chống Trung Quốc. Nhưng đó chỉ là về hình thức.
Về thực chất, về mức lượng hình phạt thì không có gì thay đổi. Sau khi Viện
kiểm sát thừa nhận sẽ rút không truy tố hành vi, khẩu hiệu chống Trung Quốc
(của bị can), mức lượng hình cũng không thay đổi. Thực chất của vụ án, các em
vẫn bị mức án nặng nề.”
Bản án dành cho Uyên và Kha
ngay lập tức bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế chỉ trích là vi phạm quyền con
người giữa lúc thành tích nhân quyền của Hà Nội đang bị thế giới lên án gay
gắt.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nói với VOA Việt ngữ:
“Bản án này thật sự gây căm phẫn và chúng tôi sẽ tiếp tục nêu các bản án
này ra trước công luận quốc tế càng nhiều càng tốt. Bản án này cho thấy sự phá
sản của thành tích nhân quyền Hà Nội. Trong khi nhà cầm quyền Việt Nam nói họ
hành xử theo luật pháp và tôn trọng nhân quyền thì các bản án này chứng tỏ họ
chỉ hành xử theo quyền lợi của đảng cộng sản cầm quyền, bất chấp quyền căn bản
của con người bị chà đạp.”
Theo thống kê của Human Rights Watch, tính đến thời điểm này năm nay, có ít
nhất 36 người bị kết án vì “hoạt động chống nhà nước” theo các điều khoản của
Bộ Luật Hình Việt Nam mà giới bảo vệ nhân quyền cho rằng có nội dung bao quát,
mơ hồ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét