Người phụ nữ mặc áo xanh, chở chồng sau xe bán gỏi khô bò. (Hình: Phùng Thức) |
Phùng Thức
Sài Gòn vào mùa mưa, nếu chiều nào trời không mưa thì hiển nhiên các quán nhậu, nhất là quán lề đường luôn đông nghẹt khách.
Các quán nhậu vỉa hè ngày nay còn là cái chợ khổng lồ cho đội quân người nhập cư và người bổn xứ mua bán kiếm sống. Thật không thể kể hết những thứ hàng hóa và dịch vụ của đội quân này, từ các thứ mồi nhậu linh tinh cho đến các loại hình dịch vụ giải trí tại chỗ.
Các quán nhậu vỉa hè ngày nay còn là cái chợ khổng lồ cho đội quân người nhập cư và người bổn xứ mua bán kiếm sống. Thật không thể kể hết những thứ hàng hóa và dịch vụ của đội quân này, từ các thứ mồi nhậu linh tinh cho đến các loại hình dịch vụ giải trí tại chỗ.
Trong vài tiếng đồng
hồ ngồi nhậu quán vỉa hè là dịp được gần với tầng lớp dân nghèo thành
thị, được nghe những câu chuyện đời của họ; và họ kể chuyện đời để mở
lòng làm quen chớ không cầu thương hại hay giúp đỡ.
Ở quán có tên là quán 39 trên đường Hoàng Sa (kênh Nhiêu Lộc) bàn nhậu được kê sát lòng đường.
Chúng tôi được nghe người đàn bà đang chở ông chồng già trên yên sau chiếc xe ba gác đạp kể chính câu chuyện của bà; một câu chuyện đáng cho nhiều người suy ngẫm về tình nghĩa vợ chồng và lòng chung thủy trong thời đại kinh tế thị trường hoang dã như ác thú.
Chúng tôi được nghe người đàn bà đang chở ông chồng già trên yên sau chiếc xe ba gác đạp kể chính câu chuyện của bà; một câu chuyện đáng cho nhiều người suy ngẫm về tình nghĩa vợ chồng và lòng chung thủy trong thời đại kinh tế thị trường hoang dã như ác thú.
Bà bán gỏi khô bò không muốn nói tên, bà kể. “Tôi quê Thanh Hóa, ông ấy
người Hà Nội; ngày nào tôi cũng mang ông ấy theo, chăm như chăm con
mọn, để ở nhà trọ thì chẳng ai trông, té không có tiền đi bệnh viện, lạc
không đủ phương tiện tìm. Mà tôi nói với ông í, ông mà chết trước là
phước ba đời nhà ông, như tôi chết sau mới khốn nạn, cái thân tôi lấy
chồng hơn tuổi, không con, thành ra coi coi chồng như con được cái an ủi
thế đấy.”
Người đàn bà bán khô bò kể chuyện của mình bởi vì một khách nhậu hỏi thăm, thế nên chuyện của bà không phải là màn kịch gợi vào lòng thương hại để ăn xin như thường thấy nhan nhản trên đường phố; và câu chuyện của đời bà, nói theo cách của bà là “kể một loáng là xong”.
Chúng tôi chụp ảnh, ghi lại chuyện của bà không để thành một bài báo mà chỉ để cùng hiểu thêm rằng: Chuyện những cuộc đời đang sống bên lề bộ mặt cộng sản thị trường, những cuộc đời tưởng như “kể một loáng là xong” lại luôn là cái đẹp nhân bản chân chính nhất của xứ Sài Gòn.
Người đàn bà bán khô bò kể chuyện của mình bởi vì một khách nhậu hỏi thăm, thế nên chuyện của bà không phải là màn kịch gợi vào lòng thương hại để ăn xin như thường thấy nhan nhản trên đường phố; và câu chuyện của đời bà, nói theo cách của bà là “kể một loáng là xong”.
Chúng tôi chụp ảnh, ghi lại chuyện của bà không để thành một bài báo mà chỉ để cùng hiểu thêm rằng: Chuyện những cuộc đời đang sống bên lề bộ mặt cộng sản thị trường, những cuộc đời tưởng như “kể một loáng là xong” lại luôn là cái đẹp nhân bản chân chính nhất của xứ Sài Gòn.
Phùng Thức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét