Ðất đai, xây dựng, là lãnh vực có tham nhũng nhiều nhất ở Việt Nam. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images) |
Bất
kể các tuyên bố, hứa hẹn và nhiều động tác nhằm bày tỏ nỗ lực chống
tham nhũng của chính quyền Việt Nam, 55% dân chúng tin rằng, tham nhũng
chỉ tăng chứ không giảm.
Ðó
là kết quả cuộc khảo sát mới nhất về quan điểm và trải nghiệm của dân
chúng toàn cầu đối với tình trạng tham nhũng, do Tổ Chức Minh Bạch Quốc
Tế (Transparency International) thực hiện tại nhiều quốc gia.
Kết quả cuộc khảo sát mà Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế thực hiện tại Việt Nam cho thấy, công an, y tế, đất đai là những ngành, những lĩnh vực bị dân chúng cho là tham nhũng nhiều nhất.
Kết quả cuộc khảo sát mà Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế thực hiện tại Việt Nam cho thấy, công an, y tế, đất đai là những ngành, những lĩnh vực bị dân chúng cho là tham nhũng nhiều nhất.
Khoảng một phần ba số người
được hỏi xác nhận, năm qua, họ đã phải đưa hối lộ để nhu cầu của họ được
hệ thống công quyền giải quyết nhanh hơn, hoặc chỉ để “được phục vụ”.
Khoảng 90% số người xác nhận đã đưa hối lộ cho biết đối tượng nhận hối
lộ của họ là cảnh sát giao thông.
Trong 15 tỉnh mà Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế thực hiện khảo sát về trải nghiệm của dân chúng đối với tình trạng tham nhũng, Lạng Sơn dẫn đầu về sự bi quan do tham nhũng trở thành phổ biến (69%). Kế đó là Hà Nội (53%), Ðà Nẵng (43%) và Sài Gòn (35%).
Cuộc khảo sát cho thấy, sự bi quan của dân chúng Việt Nam về thực trạng tham nhũng tại Việt Nam, đang đứng hàng đầu ở khu vực Ðông Nam Á. Niềm tin của những người được khảo sát về hiệu quả của các nỗ lực chống tham nhũng từ phía chính quyền Việt Nam chỉ đạt tỷ lệ 24%, thua Thái Lan (25%), Malaysia (31%), Philippines (41%) và Campuchia (57%)
Trong 15 tỉnh mà Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế thực hiện khảo sát về trải nghiệm của dân chúng đối với tình trạng tham nhũng, Lạng Sơn dẫn đầu về sự bi quan do tham nhũng trở thành phổ biến (69%). Kế đó là Hà Nội (53%), Ðà Nẵng (43%) và Sài Gòn (35%).
Cuộc khảo sát cho thấy, sự bi quan của dân chúng Việt Nam về thực trạng tham nhũng tại Việt Nam, đang đứng hàng đầu ở khu vực Ðông Nam Á. Niềm tin của những người được khảo sát về hiệu quả của các nỗ lực chống tham nhũng từ phía chính quyền Việt Nam chỉ đạt tỷ lệ 24%, thua Thái Lan (25%), Malaysia (31%), Philippines (41%) và Campuchia (57%)
Biểu đồ kết quả cuộc khảo sát về tham nhũng do Tổ Chúc Minh Bạch Quốc Tế vừa thực hiện tại Việt Nam. (Hình: BBC) |
Một điểm đặc biệt
khác từ kết quả cuộc khảo sát về quan điểm và trải nghiệm của dân chúng
đối với tình trạng tham nhũng tại Việt Nam, do Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế
công bố là tỷ lệ dân chúng Việt Nam muốn trực tiếp tham gia đấu tranh
chống tham nhũng hiện thấp nhất khu vực Ðông Nam Á.
Lý do khiến dân chúng Việt Nam ngần ngại tố cáo tham nhũng là vì đa số tin rằng, “chẳng thay đổi được gì” (tỷ lệ dân chúng Việt Nam chọn lý do này nên không muốn tham gia chống tham nhũng là cao nhất khu vực Ðông Nam Á). Kế đó là tỷ lệ chọn lý do “sợ phải gánh chịu hậu quả”, cũng dẫn đầu khu vực.
Theo Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế, kết quả cuộc khảo sát cho thấy, dân chúng Việt Nam muốn chính quyền Việt Nam phải xử lý các đối tượng tham nhũng mạnh mẽ hơn, phải có giải pháp tăng tính liêm chính của đội ngũ công chức và phải bảo vệ các nạn nhân, nhân chứng, cũng như những người tố cáo tham nhũng tốt hơn.
Từ kết quả cuộc khảo sát, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế cho rằng, dân chúng Việt Nam “có thể và cần tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng”. Họ có thể khởi đầu tiến trình chung này của toàn xã hội bằng cách cương quyết chấm dứt đưa và từ chối đưa hối lộ. (G.Ð.)
Lý do khiến dân chúng Việt Nam ngần ngại tố cáo tham nhũng là vì đa số tin rằng, “chẳng thay đổi được gì” (tỷ lệ dân chúng Việt Nam chọn lý do này nên không muốn tham gia chống tham nhũng là cao nhất khu vực Ðông Nam Á). Kế đó là tỷ lệ chọn lý do “sợ phải gánh chịu hậu quả”, cũng dẫn đầu khu vực.
Theo Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế, kết quả cuộc khảo sát cho thấy, dân chúng Việt Nam muốn chính quyền Việt Nam phải xử lý các đối tượng tham nhũng mạnh mẽ hơn, phải có giải pháp tăng tính liêm chính của đội ngũ công chức và phải bảo vệ các nạn nhân, nhân chứng, cũng như những người tố cáo tham nhũng tốt hơn.
Từ kết quả cuộc khảo sát, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế cho rằng, dân chúng Việt Nam “có thể và cần tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng”. Họ có thể khởi đầu tiến trình chung này của toàn xã hội bằng cách cương quyết chấm dứt đưa và từ chối đưa hối lộ. (G.Ð.)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét