Ads 468x60px

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng chậm

Xe chở trâu di chuyển trên đường lộ ngoại thành Hà Nội.
Nền kinh tế của Việt Nam đối diện với nhiều nguy cơ nếu sự tăng trưởng kinh tế và cải cách cơ cấu chậm chạp vẫn còn kéo dài, theo phân tích mới đây của Ngân Hàng Thế Giới (WB).
Trong bản phúc trình công bố hôm Thứ Năm, 11 Tháng Bảy từ Hà Nội, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở  khoảng 5.3% cho năm 2013 so với 5.2% của năm ngoái, báo hiệu sẽ không có cải thiện đáng kể.
Theo bản tường trình nói trên nhận xét, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam có vẻ tương đối ổn định nhờ lạm phát không quá cao, hối suất ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối cải thiện.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lối 5.4% vào năm 2014. Lạm phát của Việt Nam năm 2013 khoảng 8.2% và lạm phát vào năm tới có thể khoảng 7.9%.Thâm thủng ngân sách của Hà Nội năm 2013 vào khoảng 4% của tổng sản lượng quốc gia (GDP) cho năm nay.
WB cho rằng quyết định của Hà Nội cho phá giá đồng bạc từ từ thay vì cố cưỡng lại khuynh hướng mất giá. Nhờ thế, dự trữ ngoại tệ đã tăng lên được 2.8 tháng nhập cảng hàng hóa vào cuối Quý I năm nay so với chỉ có 1.6 tháng nhập cảng của năm 2011.
WB cũng như các định chế tài trợ quốc tế khác đã rất nhiều lần khuyến cáo chế độ Hà Nội cải cách sâu rộng hay giải thể hệ thống quốc doanh phần lớn “lời giả, lỗ thật” qua các bản báo cáo gian dối. Dù vậy, chúng vẫn được duy trì và tiếp tục trở thành gánh nặng mà người dân phải gánh vác dưới nhiều hình thức.
Bản phúc trình của WB cho rằng các sự cải tổ guồng máy quốc doanh chỉ giới hạn ở sự chuẩn bị đưa ra các quy định cải tổ, trong đó, nhiều thứ vẫn còn nằm trên bản dự thảo hầu tái cấu trúc lại chúng. Các kế hoạch cải cách hệ thống quốc doanh sẽ không thế thành công nếu chế độ Hà Nội không có một cơ chế điều phối liên ngành hữu hiệu và không tăng cường tính minh bạch của doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Xuất cảng của Việt Nam gia tăng năm nay dự báo khoảng 16% nhưng phần lớn dựa vào khối doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam. Theo các con số của WB, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 66% tổng trị giá hàng xuất cảng của Việt Nam, tăng 25% so với cùng thời kỳ năm ngoái dẫn đầu là điện thoại, đồ điện tử và linh kiện điện tử.
WB cho rằng sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp của Việt Nam còn tiếp tục sang năm tới có thể làm giới đầu tư ngoại quốc suy giảm niềm tin, mà như thế, sẽ tác động xấu đến khả năng tăng trưởng trung và dài hạn cho Việt Nam.
Một trong những chỉ dấu có thể nhìn thấy là mức độ đầu tư ngoại quốc đổ vào Việt Nam giảm từ 11.8% GDP năm 2008 xuống còn khoảng 7.7% GDP cho sáu tháng đầu năm nay. Đây là một tín hiệu xấu trong lúc Hà Nội rất cần ngoại tệ và phải cạnh tranh với các nước trong khu vực về hấp dẫn đầu tư.
Ngày 26 Tháng Sáu, TTXVN đăng tải bài phỏng vấn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trấn an dư luận quần chúng bằng những lời lẽ tuyên truyền “quyết liệt thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội”. Nhưng những gì ông đưa ra trong cuộc phỏng vấn lại trái ngược với những lời kêu la chói lói của bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ở phiên họp Quốc Hội ngày 30 Tháng Năm, khi bà nói: “Tình hình bức tranh chung nội tại của nền kinh tế năm 2013 vẫn tiếp tục là một năm thử thách....Tiền tệ đã đóng băng, tình hình như thế này là nguy lắm rồi...” (TN) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét