Ads 468x60px

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Những Ngôi Chùa đẹp nhất Châu Á

Không có nơi nào trên trái đất có nhiều Đền-Chùa như ở châu Á. Cũng không có nơi nào ở châu Á lại có nhiều Đền-Chùa của đạo Phật, đạo Lão … đẹp tới như vậy. Sau đây là những ngôi Chùa mang đậm nét công trình kiến trúc nghệ thuật theo kiểu cổ điển tuyệt vời nhất ở Châu Á. Nếu có cơ hội xin mời bạn đến viếng thăm :

1. Chùa Golden Pavilion – ở Kyoto – Nhật Bản
Chùa Golden Pavilion hay còn gọi là Chùa Kinkakuji. Chùa Golden Pavilion là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất tại Kyoto- Nhật Bản. Lúc đầu, nơi này được xây dựng như một nơi nghỉ dưỡng cho Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu vào cuối thế kỷ 14. Vào năm 1950, ngôi chùa đã bị thiêu rụi bởi một nhà sư trẻ, tuy nhiên Chùa đã được xây dựng lại theo đúng nguyên mẫu ban đầu rồi dát vàng vào năm 1955. Được bao phủ giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với mây trời, hồ nước trong xanh làm cho vẻ đẹp của ngôi Chùa này càng trở nên cổ kính, ấn tượng hơn. 

2. Chùa  Wat Rong Khun (Chùa Trắng) – ở Chiang Rai - Thái Lan
Chùa Wat Rong Khun được xây dựng tại tỉnh Chiang Rai, đây là ngôi Chùa không giống như bất kỳ những ngôi đền khác của Thái Lan. Chùa là một kiệt tác hiện đại được xây dựng bởi Chalermchai Kositpipat, một nghệ sĩ nổi tiếng - người đã cống hiến 10 năm cuộc đời mình cho dự án lớn này, nhân danh Đức Phật. Đây là dự án hiện đại được xây dựng gần như hoàn toàn bởi các vật liệu màu trắng và được trang trí bằng những mảnh nhỏ của đôi kính và làm cho ngôi Chùa long lanh chiếu sáng hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
Khi được hỏi về dự án của mình, Chalermchai Kositpipat cho biết ông có ý định xây dựng một bản sao của thiên đường tráng lệ và rực rỡ. Ông thiết kế Chùa pha trộn các yếu tố Phật giáo truyền thống với yếu tố hiện đại, nhằm làm cho Chùa Wat Rong Khun có kiến trúc độc đáo hơn .

3. Chùa Wat Phra Kaew (Chùa Phật Ngọc) – ở Bangkok - Thái Lan
Chùa Wat Phra Kaew hay Chùa Phật Ngọc là một ngôi Chùa linh thiêng nổi tiếng ở Bangkok, Thái Lan, nằm trong khuôn viên của Cung điện hoàng gia Thái. Chùa được xây dựng bắt đầu khi vua Phật Yodfa Chulakole dời kinh đô đến Bangkok năm 1785. Điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa là bức tượng Phật bằng ngọc bích khoác trên mình bộ áo bằng vàng, một trong những bức tượng Phật nổi tiếng và lâu đời nhất trên thế giới.

4. Chùa Hoa Sen - Lotus Temple – ở Delhi – Ấn Độ
Lotus Temple là ngôi đền nổi tiếng nhất tại Ấn Độ. Đây cũng là một kỳ quan sáng tạo của con người với kiến trúc thiết kế đặc biệt gồm 27 mái vòm hành lang bằng cẩm thạch dưới dạng cánh hoa sen xếp thành 3 lớp. Mất hơn 10 năm thiết kế và xây dựng, từ lúc chính thức mở cửa vào năm 1986, nơi đây đã trở thành một địa điểm tham quan ưa thích của du khách khi đến với Ấn Độ.

5. Đền Harmandir Sahib - The Golden Temple -  ở Amristar – Ấn Độ
Đền Harmandir Sahib hay còn gọi là The Golden Temple là điểm tham quan chính ở Amristar- Ấn Độ và là một công trình tôn giáo quan trọng, thiêng liêng nhất với những người theo đạo Sikh. Người đã có công xây dựng ngôi đền nổi tiếng này đầu tiên là Giáo trưởng Ram Dast vào thế kỷ 16 và hoàn thành bởi người kế nhiệm Giáo trưởng Arjan. Vào khoảng thế kỷ 19, đền được phủ phần mái bằng vàng, tạo nên vẻ đẹp hào nhoáng như bây giờ. 

6. Tu viện Paro Taktsang (hay Tigers Nest) - xứ Bhutan
Tọa lạc trên một vách đá cheo leo ở độ cao 900m của xứ Bhutan (một quốc gia nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc). Tiger’s Nest (Hổ Huyệt Tự) là một tu viện Phật giáo nổi tiếng của người Tây Tạng. 
Được xây dựng từ thế kỷ 17 nhưng lại bị thiêu rụi trong một vụ cháy kinh hoàng vào năm 1998. Sau này, tu viện đã được sửa chữa, xây mới lại, còn hiện nay, người ta hạn chế không cho du khách thăm viếng để tạo một không gian yên tĩnh cho việc chay tịnh.

7. Đền Borobudur , Indonesia
Nằm trên hòn đảo Java cách 40 km về phía Tây Bắc Yogyakarta, Borobudur là ngôi đền Phật giáo nổi tiếng và lớn nhất của Indonesia. Nguyên gốc từ Borobudur có nghĩa là “Đền thờ Phật trên ngọn núi”. Được xây dựng trong suốt 75 năm vào thế kỷ 8-9 dưới vương triều Sailendra với gần 2 triệu khối đá lớn, đây là một công trình vĩ đại về mặt kiến trúc và vẻ đẹp tổng thể. Tuy nhiên, nó đã bị bỏ hoang vào thế kỷ 14 do nhiều lý do bí ẩn và đến năm 1970, chính phủ Indonesia đã phải kêu gọi UNESCO trợ giúp trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm.
Lưu Ly – Source : Travelatus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét