Nếu nói vong bản là mất gốc thì nó
hoàn toàn đúng với các “chóp bu” CSVN, chứng minh sau trận hải chiến
Hoàng Sa và suốt 40 năm qua cho đến tận ngày nay.
Sự im lặng như đồng loã từ chối vinh danh tưởng niệm 74 chiến sĩ QL/VNCH
đã hoà máu xương vào lòng biển mẹ trong một cuộc đối đầu không cân sức
với bọn xâm lược TQ để bảo vệ Hoàng Sa, đích thị không thể nào nói khác
hơn đó là hành vi hèn mạt “vong bản” của nhà nước, đảng CS VN này .
Với bọn bành trướng xâm lược, không đoái hoài đến công pháp quốc tế
ngang nhiên mang quân đội xâm nhập lãnh hải bắn giết hàng trăm chiến sĩ
đồng bào, chiếm đóng bất hợp pháp biển đảo Hoàng Sa có chủ quyền của
Việt Nam rồi tự đắc xây dựng nên một TP/Tam Sa trương cờ đại hán tung
bay lồng lộng.
Vậy mà quan niệm “văn hoá đảng” của các chóp bu CSVN gửi đến toàn đảng
toàn dân biện minh cho rằng để giử tình “hoà khí” không nên vinh danh
hay lập đài tưởng niệm những “chiến sĩ trận vong” đã kiên cường anh dũng
hy sinh trên biển để chống lại quân thù xâm lược trong trận chiến ấy.
Hoà khí ngoại giao phải song phương và dù có bình đẳng cũng chỉ là hàng
thứ yếu, danh dự quyền lợi tổ quốc mới là tầm cao tối thượng, hoà khí
trong thân phận tôi tớ lệ thuộc là ngụy biện nhược tiểu, đớn hèn.
“Hoà khí,đại cục 6 sao” biến Hoàng Sa VN thành Tam Sa TQ
Nguồn ảnh: Internet
Đúng chưa? một thứ “văn hoá đảng” vong bản hèn mạt, vô trách nhiệm khi
lạnh lùng chà đạp máu xương chiến sĩ đồng bào để như cổ vũ cho “đồng
chí” quân thù, hầu trong mong cho sự sóng còn của bầy đàn đảng CS chứ
không vì danh dự của tổ quốc nhân dân .
Sao không nhìn sang quốc gia Nhật Bản . Cùng sắc dân châu Á, thuần văn hoá Đông phương như Việt Nam.
Thủ tướng Shinzo Abe |
Không cần quan tâm, gạt qua một bên những phản đối và đe doạ hậu quả
chính trị kinh tế có thể có của Bắc Kinh, ngày 26/12 Thủ Tướng Nhật Bản
ông Shinzo Abe điềm nhiên đến thăm ngôi đền Yasukuni nơi thờ tự hàng
triệu linh vị chiến sĩ, tướng lãnh quân đội trận vong của nước Nhật.
Không chỉ riêng vị thủ tướng này mà trước đó hàng loạt các thủ tướng
Nhật Bản tiền nhiệm khác cũng đã đến viếng thăm, bỏ ngoài tai các “răn
đe” của Trung Quốc, tiêu biểu bất khuất nhất là cựu thủ tướng Junichiro
Koizumi, người đã viếng ngôi đền tổng cộng sáu lần liên tục trong nhiệm
kỳ (2001, 2002, 2003, 2004, 2005 và 2006) mà không đoái hoài đến sự đe
doạ chính trị của CSTQ.
Cựu Thủ tướng Koizumi |
Nhìn dáng đi cương quyết của cựu thủ tướng Koizumi và nhất là thủ tướng
Shinzo Abe cúi thấp đầu cung kính trước linh vị hàng triệu liệt sĩ trận
vong Nhật Bản ở đền Yasukuni mới thấy cực kỳ là xấu hổ, nhục nhã thay
cho các “chóp bu” CSVN, một cái đền thờ cho 74 chiến sĩ QL/VNCH (trận
Hoàng Sa) và 64 chiến sĩ QĐND (trận đảo Gạc Ma), anh dũng hy sinh đền nợ
nước mà 40 năm qua cũng “không dám” làm để tôn vinh. Dù đó là đạo lý là
nhân bản là nguyên tắc bất khả từ của mọi nhà nước, quốc gia, thể hiện
lòng tri ân với anh hùng liệt sĩ!. Toàn dân chua chát xấu hổ phải bật
cười: Họ - các chóp bu CSVN - sợ cái gì vậy?.
Cùng một bản chất của sự việc nhưng khác biệt về nhân cách phẩm giá là
quá lớn, như hai phạm trù: “anh hùng quân tử và phường mạt hạng tiểu
nhân".
Trong khi khá đông linh vị tử sĩ Nhật Bản trong đền Yasukuni đúng hay
sai đều có lỗi “xâm lược” với các quốc gia Đông Nam Á trong đệ II thế
chiến, tuy nhiên họ như tiền nhân hy sinh vì tổ quốc trong trái tim nhân
dân Nhật nên người dân vẫn kính trọng tôn thờ, mà ngay cả thủ tướng
cũng không cần một nguyên thủ khác, nước lớn hơn, phải “dạy bảo”khôn dại
về điều này.
Ngược lại 138 chiến sĩ hai miền Nam Bắc Việt Nam họ đương đầu trực diện
chống lại kẻ thù xâm lược vị quốc vong thân một cách oanh liệt, bất
khuất là những tấm gương sáng chói cho cả dân tộc tự hào soi theo thì bị
chế độ CSVN hắt hủi, hương khói lạnh lùng. Thật là hèn mạt, họ sợ tôn
vinh những chiến sĩ quả cảm của Việt Nam ấy sẽ làm buồn lòng, phật ý kẻ
xâm lược? Quan thầy “đồng chí” của họ, sẵn sàng vứt bỏ liêm sỉ, hy sinh
danh dự máu xương của dân tộc, đồng chí, đồng bào mình vì vinh hoa, vì
lợi ích sống còn của một nhóm người, một đảng phái.
Toàn dân chúng ta phải liệt họ - các chóp bu CSVN này, là loại người gì trong cộng đồng dân tộc Việt Nam chung bọc trứng Âu Cơ?
Càng buồn cười hơn trong “tinh thần vong bản” ấy của họ khi trước đó,
ngày 05/11/2013 Báo Đất Việt của CSVN đưa tin Trưởng Ban Tổ chức Thành
uỷ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, ông Bùi Văn Tiếng tuyên bố: "Sang
năm, đúng vào ngày 19/1/2014, chúng tôi sẽ tổ chức ngày nhắc nhở 40 năm
Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và sẽ có một số hoạt động
quan trọng!"(1)
Và mới đây - Tại cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Chính Phủ và Hội Khoa học Lịch sử ngày 30.12, Ông Thủ tướng “X” cho biết “Chính
phủ lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 - chiến
tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Ông Thủ tướng còn chỉ đạo đưa các sự
kiện này vào sách giáo khoa”. (2)
Nhưng chiều cùng ngày 30/12/2013 bản tin này trên báo Thanh Niên Online
và Việt NamNet có trích lời ông Thủ tướng về vấn đề nói trên đã bị gỡ
xuống.(3)
Từ đó cho chúng ta thấy - Hoàng Sa sau 40 năm, cái “tinh thần” vong bản
hèn nhát vô đạo từ các “Thái thượng hoàng” CSVN cũng di truyền lại cho
các “thế tử” cháu con kế thừa hôm nay để tiếp tục phủ phục trong ô nhục
dưới chân đại hán mong chờ được che chở, hay nương tay, cho lầu son gát
tía, cặn bã vinh hoa, được tồn tại với chế độ CS độc tài toàn trị này dù
điều đó mang lại những nổi nhục muôn đời khiến nhân cách phẩm giá của
quốc gia không thể lớn lên cùng thiên hạ.
Hoàng Thanh Trúc
Chú thích:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét