Ông Nguyễn Văn Lục, Trưởng ban Quản lý dự án Đường Sắt mới bị tống giam, liên quan tới vụ ăn hối lộ của của nhà thầu Nhật JTC. (Hình: Thanh Niên) |
Trưởng
ban Quản Lý Dự án Đường Sắt thuộc Cục Đường Sắt của Bộ Giao Thông Vận
Tải Việt Nam vừa bị tống giam, liên quan đến cáo buộc ăn hối lộ của nhà
thầu Nhật Bản JTC.
Theo tin tờ Thanh
Niên hôm Thứ Năm 8/5/2014, ông Trần Văn Lục, Trưởng ban Quản lý Dự án
Đường sắt thuộc Cục Đường sắt mới bị “khởi tố bị can, bắt tạm giam và
khám xét”. Ông bị khởi tố về “hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành nhiệm vụ theo điều 281 Bộ luật hình sự”.
Ông Lục là nhân vật thứ 5 liên quan đến vụ ăn hối lộ của nhà thầu
Nhật JTC bị tống giam. Hai ngày trước, báo chí ở Việt Nam cho hay 4 xếp
lớn thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị tống giam để điều tra về
các hành vi sai phạm tại Dự án đường sắt đô thị số 1, vốn đã bị trì hoãn
hiện không biết bao giờ sẽ hoàn thành.
Trong 4 cán người bị tạm giam, có ông Trần Quốc Đông - Phó Tổng giám đốc bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 Bộ luật Hình sự; Các ông Phạm Quang Duy, Phạm Hải Bằng (đều là Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt), ông Nguyễn Nam Thái (Trưởng phòng dự án 3) bị khởi tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ luật Hình sự.
Nếu bị kết án theo điều 285, hình phạt tới đa là 12 năm tù, trong khi bị kết án theo điều 281có thể bị phạt tới 15 năm tù. Các lệnh khởi tố trên chưa thấy động chạm gì tới cái lõi của vụ án là các quan của Cục Đường Sắt ăn hối lộ của công ty JTC số tiền 16 tỉ đồng hay khoảng gần 800,000 USD.
Khi vụ việc được tờ Yomiuri Shimbun khui ra hồi Tháng Ba vừa qua, Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN vội vàng bắt nhiều quan chức Cục Đường Sắt và ban quản Lý Sự Án Đường Sắt “giải trình”. Khoảng một chục ông kêu rằng họ không làm gì sai trái. Bộ này cũng cử một ông thứ trưởng bay sang Nhật “xác minh danh tính cán bộ nhận tiền”.
Theo báo Nhật cập nhật tin tức vụ việc, ngày 27/4/2014 cho hay, công ty JTC đã đưa hối lộ 100 lần tổng cộng số tiền 160 triệu yen cho 13 viên chức nhà nước tại Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan từ năm 2009 đến năm 2014. Nhờ vậy, họ trúng thầu xây dựng các dự án đường sắt tại các quốc gia vừa kể được thực hiện bằng tín dụng ưu đãi ODA từ chính phủ Nhật.
Theo báo Yomiuri Shimbun, tiền “lại quả” cho quan chức Việt Nam được ghi trên sổ sách là tiền bị ngưng thanh toán rồi được mang tới Việt Nam bằng tiền mặt qua đường hàng không. Sau đó thì trao cho các quan chức nhận lãnh bằng tiền yen Nhật Bản.
Nhà cầm quyền Hà Nội sau vụ tai tiếng và bỏ tù Huỳnh Ngọc Sỹ mấy năm trước vì ăn tiền hối lộ của một nhà thầu Nhật, cũng tiền vay OAD của Nhật, đã cả quyết rằng các khoản tiền viện trợ hay tín dụng giúp Việt Nam cải tiến hạ tầng cơ sở và xóa đói giảm nghèo đều được sử dụng một cách hiệu quả.
Theo tài liệu Sách Trắng ODA 2013 của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam là nước nhận viện trợ phát triển (ODA) lớn nhất với 1.64 tỷ USD. Xếp thứ hai trong danh sách là Afghanistan với 873 triệu USD, Ấn Độ là 704 triệu USD và Iraq 360 triệu USD. Trong khu vực ASEAN, Campuchia đứng thứ 7 trong các nước nhận ODA từ Nhật Bản, Myanmar và Lào lần lượt đứng thứ 17 và 18.
Trong 4 cán người bị tạm giam, có ông Trần Quốc Đông - Phó Tổng giám đốc bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 Bộ luật Hình sự; Các ông Phạm Quang Duy, Phạm Hải Bằng (đều là Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt), ông Nguyễn Nam Thái (Trưởng phòng dự án 3) bị khởi tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ luật Hình sự.
Nếu bị kết án theo điều 285, hình phạt tới đa là 12 năm tù, trong khi bị kết án theo điều 281có thể bị phạt tới 15 năm tù. Các lệnh khởi tố trên chưa thấy động chạm gì tới cái lõi của vụ án là các quan của Cục Đường Sắt ăn hối lộ của công ty JTC số tiền 16 tỉ đồng hay khoảng gần 800,000 USD.
Khi vụ việc được tờ Yomiuri Shimbun khui ra hồi Tháng Ba vừa qua, Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN vội vàng bắt nhiều quan chức Cục Đường Sắt và ban quản Lý Sự Án Đường Sắt “giải trình”. Khoảng một chục ông kêu rằng họ không làm gì sai trái. Bộ này cũng cử một ông thứ trưởng bay sang Nhật “xác minh danh tính cán bộ nhận tiền”.
Theo báo Nhật cập nhật tin tức vụ việc, ngày 27/4/2014 cho hay, công ty JTC đã đưa hối lộ 100 lần tổng cộng số tiền 160 triệu yen cho 13 viên chức nhà nước tại Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan từ năm 2009 đến năm 2014. Nhờ vậy, họ trúng thầu xây dựng các dự án đường sắt tại các quốc gia vừa kể được thực hiện bằng tín dụng ưu đãi ODA từ chính phủ Nhật.
Theo báo Yomiuri Shimbun, tiền “lại quả” cho quan chức Việt Nam được ghi trên sổ sách là tiền bị ngưng thanh toán rồi được mang tới Việt Nam bằng tiền mặt qua đường hàng không. Sau đó thì trao cho các quan chức nhận lãnh bằng tiền yen Nhật Bản.
Nhà cầm quyền Hà Nội sau vụ tai tiếng và bỏ tù Huỳnh Ngọc Sỹ mấy năm trước vì ăn tiền hối lộ của một nhà thầu Nhật, cũng tiền vay OAD của Nhật, đã cả quyết rằng các khoản tiền viện trợ hay tín dụng giúp Việt Nam cải tiến hạ tầng cơ sở và xóa đói giảm nghèo đều được sử dụng một cách hiệu quả.
Theo tài liệu Sách Trắng ODA 2013 của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam là nước nhận viện trợ phát triển (ODA) lớn nhất với 1.64 tỷ USD. Xếp thứ hai trong danh sách là Afghanistan với 873 triệu USD, Ấn Độ là 704 triệu USD và Iraq 360 triệu USD. Trong khu vực ASEAN, Campuchia đứng thứ 7 trong các nước nhận ODA từ Nhật Bản, Myanmar và Lào lần lượt đứng thứ 17 và 18.
Trong một cuộc thảo luận về Luật Đầu Tư Công ở quốc hội,
ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN kêu rằng chi phí
đầu tư xây dựng tại Việt nam thường “tăng giá gấp 3 lần so với ban đầu”.
Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải của chế độ cũng nhìn
nhận tương tự như vậy. Một số chuyên viên còn nêu ra rằng xây dựng cầu
đường tại Việt Nam đắt gấp 4 lần như ở Mỹ.
Bà Phạm Chi Lan, một
chuyên viên kinh tế được thuật lời trên tờ Đất Việt ngày 26/3/2014 cho
rằng chắc chắn có sự rút ruột công trình để "bôi trơn", "lại quả". Theo
bà "Không có gì khác để có thể giải thích chi phí xây dựng đường xá ở
Việt Nam lại đắt hơn chi phí ở Mỹ và Trung Quốc ngoài những lý do đó”.
Cũng vì thế mà đường xá tại Việt Nam “thông xe được ít ngày đã thấy ổ
voi, ổ gà”. (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét