Công ty do người Trung Quốc làm chủ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. (Hình: Phương Minh/Người Việt) |
Phương Minh/Người Việt
Kể
từ ngày vụ biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở Vũng Áng, Hà Tĩnh xảy
ra, không khí ở đây vẫn còn chút hoang mang. Khi chúng tôi đến Hà Tĩnh,
đồng hồ chỉ sang 12 giờ trưa, vừa bước ra khỏi xe, cả một bầu không khí
nóng nực táp vào người thiếu điều muốn chui ngược vào xe trở lại.
* Ngột ngạt, bất an
Lòng vòng tránh nắng, ghé vào một quán nước ven đường, gần đường vào
cảng Vũng Áng, gọi mấy li nước mía và bắt chuyện với bà chủ quán, sau
một lúc trò chuyện, bà chia sẻ: “Tình hình ở đây căng lắm, nhìn bề ngoài
là thấy im vậy chứ căng lắm!”
Người phụ nữ này kể: “Bữa bạo động, cả đêm nhà tôi không ngủ được vì sợ công nhân Trung Quốc họ trả thù, họ ra dọn quán, thậm chí là phóng hỏa đốt quán lúc mình đang ngủ thì chỉ có chết mà thôi. Người Trung Quốc cũng có người tốt, kẻ xấu. Nhưng người tốt họ ít đi ra ngoài, họ lo làm ăn và ở trong nhà trọ thôi, chỉ có mấy kẻ quậy phá thì hay ra đường, đi tung hoành...”
Người phụ nữ này kể: “Bữa bạo động, cả đêm nhà tôi không ngủ được vì sợ công nhân Trung Quốc họ trả thù, họ ra dọn quán, thậm chí là phóng hỏa đốt quán lúc mình đang ngủ thì chỉ có chết mà thôi. Người Trung Quốc cũng có người tốt, kẻ xấu. Nhưng người tốt họ ít đi ra ngoài, họ lo làm ăn và ở trong nhà trọ thôi, chỉ có mấy kẻ quậy phá thì hay ra đường, đi tung hoành...”
“Có
lần tụi nó kéo gần một trăm đứa ra đập quán ông hàng xóm của tôi chỉ vì
bà vợ ông ấy bán cho nó một gói thuốc lá không đúng hiệu, nó bóc ra lấy
một điếu hút rồi trả lại mà không trả tiền, ông chủ lên tiếng, nó về kéo
nguyên băng ra dẹp quán!”
“Ða số những người bị nạn vừa rồi đều là hiền lành, họ không chủ động nghinh chiến và rơi vào thế bất ngờ, không kịp thoát thân, mà đám đầu gấu Việt Nam cũng ác lắm, nó cứ nhằm người hiền lành mà đánh còn đám đầu gấu bỏ chạy hết. Cuối cùng thì người hiền lâm nạn!”
“Vừa rồi cho về cũng nhiều rồi, nghe đâu ba bốn ngàn người gì đó. Nhưng mình thấy đám 'đầu gấu' người Hoa vẫn còn lượn lờ, mà dân ở đây ngại đám này lắm, đi đường gặp thì phải tránh chứ nếu không, nó đâm thẳng vào mình, va quẹt rồi gây sự. Nó đánh mình thì coi như không có chi vì có chủ nó bảo kê, chạy chọt chứ mình đánh nó thì hết đường sống!”
Một người dân Kỳ Anh khác, tên Kỳ, chia sẻ thêm, “Người dân địa phương bị ức chế nhiều thứ trong vấn đề đất đai và kinh doanh, bây giờ, mọi thứ hàng hóa và dịch vụ chỉ xoay quanh cái trục phục vụ cho người Hoa để kiếm lãi, nên người Việt tự ái, bất mãn, mình cũng thế!”
“Ðêm bạo động, tui chuẩn bị tinh thần để đưa vợ con vào thẳng Sài Gòn rồi đó chứ, nếu thấy bất ổn là di tản vào Sài Gòn rồi tính tiếp. Mình ở sát biển quá, có gì, họ đưa tàu vào và nã cho mấy phát thì hết đường sống.
Mình luôn sợ như thế bởi vì công nhân Trung Quốc họ hung hăng quá. Mà không phải tự dưng họ dữ vậy đâu, phải có chỗ dựa...”
“Ða số những người bị nạn vừa rồi đều là hiền lành, họ không chủ động nghinh chiến và rơi vào thế bất ngờ, không kịp thoát thân, mà đám đầu gấu Việt Nam cũng ác lắm, nó cứ nhằm người hiền lành mà đánh còn đám đầu gấu bỏ chạy hết. Cuối cùng thì người hiền lâm nạn!”
“Vừa rồi cho về cũng nhiều rồi, nghe đâu ba bốn ngàn người gì đó. Nhưng mình thấy đám 'đầu gấu' người Hoa vẫn còn lượn lờ, mà dân ở đây ngại đám này lắm, đi đường gặp thì phải tránh chứ nếu không, nó đâm thẳng vào mình, va quẹt rồi gây sự. Nó đánh mình thì coi như không có chi vì có chủ nó bảo kê, chạy chọt chứ mình đánh nó thì hết đường sống!”
Một người dân Kỳ Anh khác, tên Kỳ, chia sẻ thêm, “Người dân địa phương bị ức chế nhiều thứ trong vấn đề đất đai và kinh doanh, bây giờ, mọi thứ hàng hóa và dịch vụ chỉ xoay quanh cái trục phục vụ cho người Hoa để kiếm lãi, nên người Việt tự ái, bất mãn, mình cũng thế!”
“Ðêm bạo động, tui chuẩn bị tinh thần để đưa vợ con vào thẳng Sài Gòn rồi đó chứ, nếu thấy bất ổn là di tản vào Sài Gòn rồi tính tiếp. Mình ở sát biển quá, có gì, họ đưa tàu vào và nã cho mấy phát thì hết đường sống.
Mình luôn sợ như thế bởi vì công nhân Trung Quốc họ hung hăng quá. Mà không phải tự dưng họ dữ vậy đâu, phải có chỗ dựa...”
Một xí nghiệp cán sắt của người Trung Quốc phía ngoài Vũng Áng. (Hình: Phương Minh/Người Việt) |
* Mong được ổn định làm ăn
Người chủ quán chép miệng: “Ngày xưa đất này nghèo nhưng đời sống
bình yên lắm, không có như bây giờ, tiền kiếm cho nhiều mấy mà đời sống
đảo lộn lên, người không ra người, ngợm không ra ngợm thì làm gì!”
“Mà
thực ra thì tiền bạc cũng chẳng kiếm được bao nhiêu đâu, đất đai đền bù
cũng không nhiều, mua bán với người Trung Quốc cũng chua chát lắm chứ
không dễ ăn đâu. Chỉ có tệ nạn xã hội là tăng lên đột ngột kể từ ngày họ
sang đây sinh sống làm ăn.”
Chúng tôi đi dạo một vòng, cố tìm
cách vào bên trong khu công nghiệp Vũng Áng như không thể nào được vì
đang có lệnh giới nghiêm, người lạ mặt không được vào bên trong Vũng
Áng.
Bà Hoàng, một cư dân lâu năm của Kỳ Anh, Hà Tĩnh, buồn rầu
kể: “Tui có hai thằng con trai, tụi nó đi làm trong khu, bây giờ một đứa
trốn biệt rồi, vừa rồi nó có tham gia biểu tình và dính bạo động, không
biết nó có bị đánh hay là đánh ai không mà sợ hãi, trốn biệt!”
“Cái
đêm bạo động, tui thức trắng đợi hai đứa con trở về, sáng hôm sau, tụi
nó về, thằng anh không nói không rằng, gói ghém áo quần rồi đi. Tui hỏi
thằng em, nó không nói gì hết. Mấy bữa nay nghe nói chết chóc, tui sợ
lắm. Mong sao đời sống được bình yên trở lại như ngày xưa.”
Ông
Củng, chồng bà Hoàng cũng buồn bã, lắc đầu: “Chưa bao giờ tui thấy sợ
như lúc này, vừa sợ có chiến tranh, mà nếu không có chiến tranh thì với
đà này, tụi nhỏ lớn lên sẽ hư hỏng hết, không biết xã hội này sẽ ra sao
khi mà con nít nó luôn làm mình lo sợ bởi tính hung dữ của nó. Nát hết
rồi!”
“Bây giờ dân ở đây chỉ cầu mong sao cho mọi sự được bình
yên, còn chuyện làm ăn thì có mắm ăn mắm, có muối ăn muối, cứ từ từ rồi
mời nhà đầu tư nước khác đến xây dựng, làm ăn, miễn sao là họ đừng giống
người Trung Quốc là được. Vì công nhân Trung Quốc sống cẩu thả và hung
hãn quá. Hai cái tính này mà nhiễm vào người Việt thì đất nước tụt hậu.”
Ở
đâu, chúng tôi cũng bắt gặp cảm giác đề phòng, hoang mang và bất an.
Ðến bao giờ người dân nghèo Hà Tĩnh mới trở lại được cuộc sống bình
thường? E rằng đây là câu hỏi được đặt ra quá muộn màng, ít nhất là kể
từ ngày người Trung Quốc đặt chân đến đây một cách ồ ạt!
Phương Minh/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét