Khô hạn vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Quảng Nam, Ðà Nẵng. (Hình: Ðất Việt) |
Từ
cuối năm ngoái tới nay, tại Quảng Nam, Ðà Nẵng và nhiều khu vực ở Tây
Nguyên, lúa và các loại cây trồng khác héo rũ vì thiếu nước. Nguyên nhân
chính được xác định là do thủy điện.
Theo Ðài Khí Tượng Thủy Văn khu vực Trung Trung Bộ, từ tháng 12 năm ngoái đến nay, lượng mưa tại Quảng Nam và Ðà Nẵng chỉ đạt từ 60% đến 70% so với mức trung bình của nhiều năm. Vào lúc này, dung tích ở các hồ chứa nước lớn chỉ còn từ 20% đến 70% mức trung bình. Các hồ chứa nước nhỏ thì đã cạn nước từ tháng 3.
Theo Ðài Khí Tượng Thủy Văn khu vực Trung Trung Bộ, từ tháng 12 năm ngoái đến nay, lượng mưa tại Quảng Nam và Ðà Nẵng chỉ đạt từ 60% đến 70% so với mức trung bình của nhiều năm. Vào lúc này, dung tích ở các hồ chứa nước lớn chỉ còn từ 20% đến 70% mức trung bình. Các hồ chứa nước nhỏ thì đã cạn nước từ tháng 3.
Mực nước ở vùng trung
du và khu vực hạ lưu sông Vu Gia-Thu Bồn đang ở mức thấp nhất trong 40
năm vừa qua. Bởi hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn được xem như nguồn cung
cấp nước chính cho khu vực Quảng Nam, Ðà Nẵng, nên tình trạng nguồn nước
suy kiệt đang tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt và sinh kế của khoảng 2.5
triệu dân.
Tỉnh Quảng Nam loan báo, mực nước của toàn bộ 73 hồ
chứa nước ở tỉnh này tụt giảm sâu đang đe dọa sự tồn tại của 11,000 héc
ta lúa và hoa màu. Huyện Tiên Phước của tỉnh này có 2,400 héc ta đất
trồng lúa nhưng trong vụ Hè Thu 2014, chỉ trồng lúa trên 1,800 héc ta,
600 héc ta đang bị bỏ hoang vì thiếu nước tưới. Chưa kể 300 héc ta trong
số 1,800 héc ta đã trồng lúa đang thiếu nước tưới trầm trọng. Ông Lê
Trí Hiệu, phó chủ tịch huyện Tiên Phước cho biết, mực nước ở 8 hồ chứa
và 120 đập dâng trên toàn huyện này đã tụt xuống gần tới mực nước chết.
Tình trạng tương tư cũng xảy ra ở huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Mực nước trung bình của 8 hồ chứa và hàng chục đập dâng ở Quế Sơn đã tụt xuống từ nửa mét đến 3 mét. Vụ Hè Thu 2014, Quế Sơn chỉ sử dụng 3,200 héc ta để trồng lúa, bỏ hoang 620 héc ta vì thiếu nước. Người ta dự đoán 500 héc ta trong số 3,200 héc ta đã trồng lúa sẽ bị khô hạn nặng.
Thành phố Ðà Nẵng loan báo, 2,500 héc ta vụ Hè Thu ở huyện Hòa Vang cũng đang thiếu nước trầm trọng. Tuy Ðà Nẵng đã nạo vét ao hồ, tăng cường máy bơm nhưng tất cả các nỗ lực và tiền bạc đã chi cho việc chống hạn cứu lúa, cứu các lọai -> loại hoa màu, sẽ trở thành vô ích nếu các nhà máy thủy điện không xả nước.
Nhiều khu vực ở Tây Nguyên cũng đang trong tình trạng tương tự như Quảng Nam và Ðà Nẵng. Tuy mưa ít song lý do chính khiến hạn hán ở Quảng Nam, Ðà Nẵng và khu vực Tây Nguyên trở thành nghiêm trọng là vì các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn chỉ tích nước để chạy máy phát điện, không chịu xả nước cứu hạn.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam, nhận định, chưa bao giờ các hồ chứa ở Quảng Nam thiếu nước như hiện nay. viên giám đốc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam, nói thêm, 15,000 héc ta lúa và 10,000 héc ta hoa màu vụ Hè Thu của nông dân sống dọc sông Vu Gia-Thu Bồn đang trông cậy vào nguồn nước mà thủy điện xả ra. Nếu các nhà máy thủy điện chỉ tích nước chứ không xả như vừa qua thì các dòng sông sẽ trơ đáy.
Trong vài tháng qua, chính quyền các tỉnh Quảng Nam, Ðà Nẵng liên tục yêu cầu Bộ Tài Nguyên -Môi Trường can thiệp, yêu cầu các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn xả nước. Bộ này vừa xác lập một quy trình liên quan tới quản lý nguồn nước trong khu vực mà theo đó, các nhà máy thủy điện vẫn có thể tích nước để chạy máy phát điện, nếu mực nước tại Trạm Thủy văn Ái Nghĩa từ 2.53 mét trở lên.
Cũng vì vậy, chính quyền các tỉnh Quảng Nam, Ðà Nẵng đã chỉ trích kịch liệt Bộ Tài Nguyên-Môi Trường.
Ông Huỳnh Vạn Thắng, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Ðà Nẵng, tuyên bố, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đã đặt lợi ích của thủy điện lên hàng đầu và bỏ qua lợi ích của hàng ngàn gia đình vùng hạ du. Ðà Nẵng đã lên tiếng nhiều lần nhưng “Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đã không tiếp thu một cách cầu thị.”
Phía Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đáp trả, khẳng định bộ này không “bênh” thủy điện. Trả lời báo giới, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cho biết, trong quá trình xây dựng dự thảo quy trình hoạt động của các công trình thủy điện ở miền Trung, bộ này và đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia đã tính toán nhiều phương án phối hợp vận hành và thấy rằng, duy trì mực nước tại Trạm Thủy văn Ái Nghĩa từ 2.53 mét trở lên sẽ bảo đảm việc khai thác nước của các công trình, trong đó có hệ thống thủy lợi An Trạch.
Chỉ trích, biện bạch vẫn đang tiếp diễn, miền Trung vẫn khô hạn, cây cối vẫn cháy khô, dân chúng thêm tuyệt vọng. (G.Ð)
Tình trạng tương tư cũng xảy ra ở huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Mực nước trung bình của 8 hồ chứa và hàng chục đập dâng ở Quế Sơn đã tụt xuống từ nửa mét đến 3 mét. Vụ Hè Thu 2014, Quế Sơn chỉ sử dụng 3,200 héc ta để trồng lúa, bỏ hoang 620 héc ta vì thiếu nước. Người ta dự đoán 500 héc ta trong số 3,200 héc ta đã trồng lúa sẽ bị khô hạn nặng.
Thành phố Ðà Nẵng loan báo, 2,500 héc ta vụ Hè Thu ở huyện Hòa Vang cũng đang thiếu nước trầm trọng. Tuy Ðà Nẵng đã nạo vét ao hồ, tăng cường máy bơm nhưng tất cả các nỗ lực và tiền bạc đã chi cho việc chống hạn cứu lúa, cứu các lọai -> loại hoa màu, sẽ trở thành vô ích nếu các nhà máy thủy điện không xả nước.
Nhiều khu vực ở Tây Nguyên cũng đang trong tình trạng tương tự như Quảng Nam và Ðà Nẵng. Tuy mưa ít song lý do chính khiến hạn hán ở Quảng Nam, Ðà Nẵng và khu vực Tây Nguyên trở thành nghiêm trọng là vì các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn chỉ tích nước để chạy máy phát điện, không chịu xả nước cứu hạn.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam, nhận định, chưa bao giờ các hồ chứa ở Quảng Nam thiếu nước như hiện nay. viên giám đốc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam, nói thêm, 15,000 héc ta lúa và 10,000 héc ta hoa màu vụ Hè Thu của nông dân sống dọc sông Vu Gia-Thu Bồn đang trông cậy vào nguồn nước mà thủy điện xả ra. Nếu các nhà máy thủy điện chỉ tích nước chứ không xả như vừa qua thì các dòng sông sẽ trơ đáy.
Trong vài tháng qua, chính quyền các tỉnh Quảng Nam, Ðà Nẵng liên tục yêu cầu Bộ Tài Nguyên -Môi Trường can thiệp, yêu cầu các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn xả nước. Bộ này vừa xác lập một quy trình liên quan tới quản lý nguồn nước trong khu vực mà theo đó, các nhà máy thủy điện vẫn có thể tích nước để chạy máy phát điện, nếu mực nước tại Trạm Thủy văn Ái Nghĩa từ 2.53 mét trở lên.
Cũng vì vậy, chính quyền các tỉnh Quảng Nam, Ðà Nẵng đã chỉ trích kịch liệt Bộ Tài Nguyên-Môi Trường.
Ông Huỳnh Vạn Thắng, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Ðà Nẵng, tuyên bố, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đã đặt lợi ích của thủy điện lên hàng đầu và bỏ qua lợi ích của hàng ngàn gia đình vùng hạ du. Ðà Nẵng đã lên tiếng nhiều lần nhưng “Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đã không tiếp thu một cách cầu thị.”
Phía Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đáp trả, khẳng định bộ này không “bênh” thủy điện. Trả lời báo giới, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cho biết, trong quá trình xây dựng dự thảo quy trình hoạt động của các công trình thủy điện ở miền Trung, bộ này và đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia đã tính toán nhiều phương án phối hợp vận hành và thấy rằng, duy trì mực nước tại Trạm Thủy văn Ái Nghĩa từ 2.53 mét trở lên sẽ bảo đảm việc khai thác nước của các công trình, trong đó có hệ thống thủy lợi An Trạch.
Chỉ trích, biện bạch vẫn đang tiếp diễn, miền Trung vẫn khô hạn, cây cối vẫn cháy khô, dân chúng thêm tuyệt vọng. (G.Ð)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét