Người biểu tình hô khẩu hiệu bên ngoài văn phòng Thủ Tướng Shinzo Abe sau khi nội các Tokyo quyết định mở rộng vai trò quân sự. (Hình: AP Photo/Eugene Hoshiko) |
Từ
khi Nhật bị đánh bại vào Thế Chiến II, quân đội nước này bị trói tay
bởi những hạn chế do Mỹ, quốc gia thắng trận, thiết lập. Từ đó dân Nhật
dần dà thích ứng với nó như là của chính họ. Nhưng nay dây xích đó đang
được nới lỏng.
Nội các Nhật hôm
Thứ Ba 01-7 chấp thuận một sự tái diễn giải bản Hiến Pháp hiếu hòa thời hậu
chiến, theo đó quân đội được phép giúp đỡ đồng minh cùng những nước “có
quan hệ thân thiết” với nước Nhật, chiếu theo điều được gọi là “tự vệ
tập thể.”
Các chính phủ trước đây từng nói rằng Ðiều Khoản số 9 của bản Hiến
Pháp hiếu hòa, hạn chế quyền sử dụng lực lượng võ trang bảo vệ nước
Nhật.
Thủ Tướng Shinzo Abe nói, sự chuyển hướng này là cần thiết để bảo vệ
mạng sống của dân Nhật trong một môi trường an ninh đang ngày càng bị đe
dọa trầm trọng.
Ông Abe thêm rằng tàu chiến Nhật cần phải có để bảo vệ tàu chiến Mỹ đang che chở cho nước Nhật.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông nói: “Hòa bình không phải là
điều mà người ta mang lại cho mình mà chính là điều mà chúng ta phải tự
tìm lấy.”
Vấn đề này gây phân hóa cho nước Nhật.
Nhiều người tuy sợ Trung Quốc ngày càng áp lực bằng quân sự nhưng vẫn
muốn duy trì chủ trương hiếu hòa của bản hiến pháp, sợ sự trở lại của
chế độ quân phiệt vốn đưa đất nước vào cuộc thế chiến.
Khoảng 2,000 người biểu tình bên ngoài văn phòng Thủ Tướng Abe, nói
rằng mọi thay đổi Hiến Pháp cần thông qua một cuộc tổng tuyển cử chứ
không đơn thuần qua việc tái diễn giải của một nội các. (TP)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét