Quá trình đô thị hóa khiến nhiều mảng xanh của TP.HCM phải nhường chỗ cho những
công trình hiện đại, các tòa nhà cao tầng. Tuy vậy, trên nhiều tuyến phố,
những hàng cổ thụ gần trăm năm đủ các loại vẫn tỏa bóng mát.
những hàng cổ thụ gần trăm năm đủ các loại vẫn tỏa bóng mát.
Ở các quận nội thành, du khách và những người lần đầu tiên đến thành phố không
khỏi choáng ngợp bởi những hàng xà cừ, dầu, sọ khỉ... thẳng tắp, vươn cao hàng
chục mét.
Trong ảnh là hàng dầu cổ thụ trên đường 3/2, quận 10, 11.
Với người dân thành thị bận rộn, vốn quen với ồn ào, ô nhiễm thì những con đường
mát mẻ, rợp bóng cây khiến họ cảm thấy thư thái, dễ chịu. Trong ảnh: Hàng xà cừ
trên đường 3/2, đoạn từ cầu vượt giao lộ với đường Nguyễn Tri Phương đến giao lộ
đường Lê Đại Hành, quận 11.
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, dù còn non trẻ so với Hà Nội, Huế,
người Sài Gòn tự hào với không ít hàng cây trăm tuổi. Vì thế, khi phải đánh đổi
chúng để mở rộng đường sá, xây dựng các công trình, không ít người bị "tổn
thương". Trong ảnh: Hàng cây dầu thẳng tắp san sát nhau hai bên đường Nguyễn Tri
Phương, quận 10.
Những hàng cây dầu được tỉa tót qua hàng chục năm, thân hình thuôn thẳng vươn
cao gần 40 mét trên nhiều con đường của thành phố như Trần Hưng Đạo, 3/2, Lý
Thường Kiệt, An Dương Vương, Nguyễn Chí Thanh, Ngô Gia Tự...
Trên các con đường, bất kỳ cây lớn, nhỏ đều được công ty cây xanh đánh số thứ tự
để theo dõi. Nhiều con đường có tới vài trăm cây lớn dọc hai bên.
Gần đây, dự án xây cầu nối quận 1 và khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 đang khiến
nhiều người lo ngại cho số phận hàng cây xà cừ trăm tuổi trên đường Tôn Đức
Thắng, quận 1.
Không chỉ tỏa bóng mát, đem lại không khí trong lành..., những "báu vật xanh"
của Sài Gòn còn làm dịu đi cái nóng quanh năm và khiến các tòa nhà, công trình
trở nên đỡ thô cứng.
http://kenh14.vn/xa-hoi/nhung-bau-vat-co-thu-tuyet-dep-o-sai-gon-20140730112834460.chn
Rất đông người dân Sài Gòn và du khách đến chụp hình lưu niệm bên
những hàng cây cổ thụ trăm tuổi trước Nhà hát TP.HCM. Nhiều người tiếc
nuối hoài niệm xưa cũ nhưng cũng vui vì bộ mặt thành phố sẽ được
thay đổi tốt hơn trong thời gian tới.
Dù biết trước hơn một năm tuyến đường Lê Lợi, đường hoa
Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) và khu vực trước Nhà hát lớn nằm trong dự án
xây dựng tàu điện ngầm, nhưng đa số người dân sống lâu năm bên các
tuyến đường nói trên vẫn tỏ ra tiếc nuối.
Từ
sáng sớm, khi Công ty Cây Xanh thực hiện công tác đốn hạ những cây cổ thụ
trước Nhà hát Lớn, để bàn giao cho nhà thầu thi công thì người dân, du khách
không giấu được những hoài niệm của mình.
Ông
Nguyễn Hữu Thuấn, 43 tuổi, làm công tác bảo vệ tại Công ty Cây Xanh TP.HCM và có
22 năm “trông coi” cây xanh khu vực này cho biết: “Đây là sự thay đổi cần thiết,
bởi muốn cái mới phát triển thì phải từ bỏ cái cũ. Hàng cây cổ thụ này tồn tại
với Nhà hát lớn TP. HCM cả hơn 100 năm nay, những cây liễu bên đài phun nước có
tuổi đời 30- 40 năm, cũng sẽ được di dời đi nơi khác. Tôi biết dự án này từ lâu,
nhưng giờ thi công cũng thấy hơi tiếc. Dù vậy, tôi tin sự thay đổi này sẽ làm
thành phố đẹp và tốt hơn...”.
Bạn Lâm, 26 tuổi, công tác trong một công ty truyền thông, nhà ở gần công viên này, dù đang bận công việc nhưng anh và bạn gái vẫn dừng xe lại để chụp hình lưu niệm. Anh bảo: “Đi qua cảm thấy tiếc nuối nên xuống chụp làm kỷ niệm, trong lòng có chút hoài niệm xưa của tuổi thơ, tìm sao được nữa...”.
Được biết, dự án xây dựng Nhà ga ngầm trước Nhà hát lớn sẽ được thiết kế phù hợp với không gian chật hẹp của khuôn viên này với độ sâu khoảng 40m, gồm 4 tầng và dự kiến hoàn thành trong khoảng từ 2 -3 năm tới.
Bạn Lâm, 26 tuổi, công tác trong một công ty truyền thông, nhà ở gần công viên này, dù đang bận công việc nhưng anh và bạn gái vẫn dừng xe lại để chụp hình lưu niệm. Anh bảo: “Đi qua cảm thấy tiếc nuối nên xuống chụp làm kỷ niệm, trong lòng có chút hoài niệm xưa của tuổi thơ, tìm sao được nữa...”.
Được biết, dự án xây dựng Nhà ga ngầm trước Nhà hát lớn sẽ được thiết kế phù hợp với không gian chật hẹp của khuôn viên này với độ sâu khoảng 40m, gồm 4 tầng và dự kiến hoàn thành trong khoảng từ 2 -3 năm tới.
Người
dân lưu giữ những khoảnh khắc cuối cùng
của hàng cây xanh cổ thụ trăm
tuổi trước khi bị đốn hạ.
Vòng
xoay bùng binh trước tượng đài HCM
với hàng cây liễu mấy chục năm
tuổi giờ đã bị phá bỏ.
Khoảnh
khắc lưu giữ bên những hàng cây vừa bị đốn hạ.
Đường
Lê Lợi "sạch" bóng cây cổ thụ.
Gốc
cây cổ thụ chứng kiến bao thăng trầm lịch sử
của Sài Gòn xưa và nay
chuẩn bị bị đốn hạ.
Hay
những người bảo vệ gắn bó lâu năm với cuộc sống trước nhà hát lớn
thành phố.
Họ cùng chung cảm giác buồn vui lẫn lộn. Buồn vì hình
bóng xưa cũ không còn nữa,
nhưng vui vì diện mạo của thành phố sẽ
thay đổi tốt đẹp hơn trong thời gian tới. http://kenh14.vn/xa-hoi/nguoi-sai-gon-tiec-nuoi-hinh-anh-hang-cay-co-thu-tram-tuoi-truoc-nha-hat-lon-20140722113423349.chn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét