Vua Quang Trung (Photo
by vietlist.us)
|
Trong bài viết "Lịch sử và Thời sự" của nhà văn Minh Đức
Hoài Trinh, bà đề cập về
sự liên hệ lịch sử giữa xứ Tàu và Việt Nam, đặc biệt là về Ðại Ðế Quang Trung đã
khiến cho quân Tàu kinh khiếp khi bỏ chạy về xứ. Vua Quang Trung còn đòi lại
Lưỡng Quảng cho Việt Nam. Trong chiều hướng đại họa mất nước như hiện nay, niềm
tự hào về tinh thần Vua Quang Trung thật đáng tôn vinh. Minh Đức Hoài Trinh ghi
nhận trong bài viết:
“Thời sự là những biến cố quan trọng đang xẩy ra trong
thời gian hiện tại và khi thời gian trôi qua những biến cố quan trọng nầy trở
thành những biến cố của lịch sử. Từ nhiều thế kỷ qua xứ Tàu là một trong những
xứ có nền văn minh tân tiến nhất thế giới; về mặt kỹ thuật, văn hóa, kỹ nghệ, thiên
văn, địa lý v.v. . . Ngay cả tư tưởng như Khổng Minh. Ông là một thiện tri thức
đã từng quảng bá khắp nơi tư tưởng hiền hòa, lễ nghĩa, cách sống ngăn nắp trong
gia đình như ngoài xã hội và đất nước, nhưng than ôi! Xứ nầy lại có những nhà
vua như Nhà Tống, Nhà Nguyên và Triều Đại Nam Hán v.v. . . hung hăng có tham
vọng lấn chiếm các nước láng giềng để thực hiện cái ảo vọng “Đại Hán” của chúng
và họ đã thành công chiếm lấy Quảng Đông, Quảng Tây, Tây Tạng, Tân Cương, Mông
Cổ.
Có một lần tôi vô tình làm buồn lòng một người bạn người
Hoa trong một đại hội sinh viên quốc tế. Khi mỗi người phải tự giới thiệu xuất
xứ của mình. Nếu anh bạn người Hoa của chúng tôi chỉ nói tôi là người Hoa thì
không ai đặt vấn đề nhưng khi anh nói thêm anh rất hãnh diện là người Hoa thì ngay lúc đó
có người hỏi anh ở vùng nào? Anh bảo ở phía Nam nước Tàu. Vậy thì anh nói tiếng
Quảng Đông có phải không? Anh xác nhận là tất cả những người trong vùng vẩn nói
tiếng Quảng Đông. Thế thì anh bị người Tàu đồng hóa anh mà anh không biết
chăng? Câu hỏi của tôi làm anh lúng túng và tôi lấy làm ân hận đã đặt anh trong
tình huống quá ngỡ ngàng trước đám đông! Trong lúc đó những người Á Đông khác họ
rất hãnh diện nói lên họ xuất xứ từ đâu như: Tôi là người Mông Cổ, người Tây
Tạng hay người Tân Cương. Chính tôi cũng có niền hãnh diện nói lên tôi là người
Việt Nam đã nhiều lần bị đô hộ bởi người Hán nhưng không bị đồng hóa nhờ những
vị vua như Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, Lê Lợi là những vị vua đã cởi ách nô lệ
hằng nhiều trăm năm từ người Trung Hoa.”.
Hãy
ôn lại lịch sử vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu,
vua Quang Trung nỗ lực xây dựng đất nước. Dù chỉ tại vị có bốn năm khá ngắn
ngủi, nhưng vua đã chứng tỏ ngài là một nhà quân sự lỗi lạc và còn là một nhà
chính trị xuất sắc với bao hy vọng mở màn một kỷ nguyên mới cho đất nước và dân
tộc Việt Nam. Ví dụ như về chính trị, ngài cho phân chia Thăng Long thành Bắc
thành, chia miền Trung châu Bắc hà thành 7 trấn là: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ,
Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Phụng Thiên, Thanh Hóa ngoại. Miền sơn cuớc chia
thành 7 trấn: Lạng Sơn, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Yên Quảng, Lạng Sơn, Cao Bằng và
Tuyên Quang. Sự thay đổi địa lý hành chánh được hữu hiệu hơn. Ngài dự tính dời
đô từ Phú xuân ra Nghệ An và nhờ La Sơn phu tử xây kinh đô ở đây gọi là Phượng
Hoàng Trung Ðô. Ngài cho chấn chỉnh lại luật thuế khóa, khuyến khích nông dân
gia tăng sản xuất. Ðến năm Quang Trung thứ tư, đời sống của người dân được sung
túc thịnh vượng. Ngài đã tích cực kêu gọi nhân tài Bắc hà ra giúp nước.
Mặt quân sự binh bị, quân lực Tây Sơn gồm loại 5 quân căn bản là: Tiền, Hậu, Trung, Tả, Hữu và những đội quân đặc biệt dùng như lực lượng trừ bị phòng vệ là: Tả bật, Hữu bật, Ngũ chế, Kiến thành, Thiên cán, Thiên trường, Thiên sánh, Hổ bôn, Hổ hầu, Thị Lân, Thị Loan. Ở các phủ huyện, có quân đội địa phương gồm có Ðạo, Cơ, Ðộị Quân chủ lực của Tây Sơn bấy giờ cứ hể 5 người thì có một cây súng trường. Vì ngài chuẩn bị đánh nhau với nhà Thanh sau này, ngài thu đồ đồng trong nước để đúc đồ binh khí.
Vua Quang Trung (Photo
by vietlist.us)
Về
phuơng diện văn hóa, ngài cho mở nhiều trường học khắp các thôn xã. Những nơi
nào không thể mở trường học thì mượn đình chùa làm nơi dạy dỗ. Vua Quang Trung
là ông vua Việt nam đầu tiên đã có sáng kiến áp dụng một nền giáo dục phổ thông
cho dân chúng. Và ngài cũng là vị vua đầu tiên đã thực hiện một cuộc cách mạng
dân tộc là dùng chữ Nôm trong tất cả các chiếu biểu, văn thư hành chánh. Mặt quân sự binh bị, quân lực Tây Sơn gồm loại 5 quân căn bản là: Tiền, Hậu, Trung, Tả, Hữu và những đội quân đặc biệt dùng như lực lượng trừ bị phòng vệ là: Tả bật, Hữu bật, Ngũ chế, Kiến thành, Thiên cán, Thiên trường, Thiên sánh, Hổ bôn, Hổ hầu, Thị Lân, Thị Loan. Ở các phủ huyện, có quân đội địa phương gồm có Ðạo, Cơ, Ðộị Quân chủ lực của Tây Sơn bấy giờ cứ hể 5 người thì có một cây súng trường. Vì ngài chuẩn bị đánh nhau với nhà Thanh sau này, ngài thu đồ đồng trong nước để đúc đồ binh khí.
Sự
sáng chói về mặt ngoại giao, thời đại Quang Trung là thời đại ngoại giao vàng
son nhất lịch sử nước ta. Từ xưa chưa có một vị vua nào tỏ vẻ lấn áp nước Tàu
như vua Quang Trung. Trước hết, ngài đã không chịu thân hành đi đón sắc phong
của vua Càn Long, hủy bỏ tục cống người vàng hằng năm cho Tàu để đền mạng Liễu
Thăng đã có kể từ thời vua Lê Thái tổ. Và cuối cùng cử sứ bộ sang Tàu đòi hai tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây, cũng như xin cưới công chúa nhà Thanh. Ðòi hỏi
của vua Quang Trung đúng là sự đối đầu đối với Càn Long, là một ông vua vốn cao
ngạo và kiêu hãnh nhất của đời nhà Thanh. Tuy nhiên rất nể uy thế của vua Quang
Trung, Càn Long đã phải chấp thuận để tỉnh Quảng Tây cho vua ta đóng đô và chọn
ngày đưa công chúa Thanh qua Việt nam. Nhưng tiếc thay, trong khi nhà Thanh
chuẩn bị đáp ứng những đòi hỏi của Việt nam thì vua Quang Trung lại sớm ra
đi.
Ngày
nay khi nhìn lại lịch sử không thể nói hết những nét phi thường của vua Quang
Trung. Ngài là một vị tướng quân anh minh thao lược nhiều phạm vi, chiến thắng
vẻ vang từ lúc cầm quân đánh Phú yên cho đến lúc băng hà chưa một lần thất trận.
Ngài là một nhà hành chánh chính trị tài giỏi qua sau bốn năm xây dựng Bắc hà
qua các chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự và ngoại giao khôn khéo.
Nhưng tình hình đất nước và chính sách của nhà Tây Sơn đối với triều đình Mãn
Thanh, tiến hành việc thu hồi đất đai qua hôn
nhân.
*
Tôi
xin kính chúc nhà văn Minh Đức
Hoài Trinh được nhiều khang an mạnh khoẻ, và xin dùng đoạn văn của
bà như dưới đây thay cho phần kết luận.
“Đặc biệt nhất là vua Quang Trung sau khi chiến thắng cả
bên trong lẫn quân Mãn Thanh, vua Càn Long phải chịu phong làm An Nam Quốc
Vương, Vua Quang Trung nhận thấy nước ta đã đến thời có thể đương đầu với nhà
Thanh về cả hai mặt chính trị và quân sự. Lịch sử xưa ghi rằng nước Nam Việt,
phía Đông giáp bể Nam Hải, Tây giáp nước Ba Thục, Bắc giáp Hồ Động Đình và Nam
giáp nước Hồ Tôn, vì Lý do ấy vua Quang Trung muốn đòi lại một phần đất đai. Chỉ
trong mấy năm trời mà nước Việt Nam đã được xây dựng với một quy chế độc lập về
chính trị, kinh tế và về văn hóa thì chúng ta bắt đầu dùng chữ Nôm thay chữ Hán
để không phải lệ thuộc người Trung Hoa. Vua Quang Trung còn đi xa hơn nữa; vào
năm 1791 Ngài gửi sứ bộ sangTrung Quốc đòi Lưỡng Quảng và xin cưới con gái của
vua nhà Thanh và khi sứ bộ đến nơi thì được tin là vua đã băng
hà."
Lưu Trung
Khảo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét