Kỷ niệm Hai Bà Trưng gộp chung với kỷ niệm "Quốc tế phụ nữ":
CÓ CHĂNG SỰ BẼ BÀNG, ĐỂ CHỊU THAY ĐỔI?
Áp-phích ngày Quốc tế phụ nữ tại Liên Xô trước
kia
Nguyễn Chương
Cứ đến ngày 8 tháng 3, phụ nữ xứ ta lại
cùng chung vui với phụ nữ thế giới! Nhiều người nói vậy, lâu nay cũng
đều nói vậy. Nhưng, “thế giới” là… thế giới nào? Sao, hỏi vậy cũng hỏi,
8/3 là ngày “Quốc tế phụ nữ” chứ gì!
Cái thời mà hệ thống các nước xhcn Đông Âu và Liên Xô còn có mặt trên
cõi đời, cũng như ảnh hưởng của khối cộng sản vẫn còn mạnh vào lúc ấy,
ngày “Quốc tế phụ nữ” được tổ chức rần rần rộ rộ.
Còn bây giờ ? Giở trang web IWD (International Women’s Day), mới hay rằng chỉ còn 27 quốc gia tổ chức “Ngày quốc tế phụ nữ” làm ngày lễ chính thức hàng năm. Nghĩa là số nước mừng ngày 8/3 hàng năm chỉ chiếm 14% trên tổng số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (193 quốc gia) mà thôi!
27 nước "đặc biệt" ấy là những nước nào? Đó là: Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Lào, Campuchia, Cuba, Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Madagascar, Moldova, Mông Cổ, Montenegro, Nepal, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Zambia.
Ắt có không ít người chưa hình dung về nhiều nước nêu trên…
* Xét về chỉ số phát triển con người (HDI = chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống), các quốc gia trên thế giới được chia làm bốn nhóm có chỉ số HDI: rất cao, cao, trung bình và thấp (năm 2014).
Trong 27 nước dẫn trên, các nước Afghanistan, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Eritrea, Madagascar, Nepal, Uganda đều nằm trong nhóm có chỉ số HDI thấp.
Các nước như Lào, Campuchia, Kyrgyzstan, Moldova, Mông Cổ, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Zambia có chỉ số HDI trung bình.
* Xét về chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI): vào năm 2014, trong số các nước được nhận thức là nhiều tham nhũng, nhìn thấy có Afghanistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Eritrea, Guiné-Bissau, Campuchia…
* Xét về chỉ số quốc gia tốt (“Good Country Index”, GCI): Đây là chỉ số tổng hợp thống kê của 35 dữ liệu mà đa số được cung cấp bởi Liên hiệp quốc. Những dữ liệu này được sắp xếp theo 7 hạng mục (Khoa học và kỹ thuật, Văn hóa, Hòa bình và an ninh quốc tế, Trật tự thế giới, Địa cầu và khí hậu, Thịnh vượng và bình đẳng, Y tế và an sinh).
Theo đó (năm 2014), nhìn thấy thứ hạng của một số nước như sau: Moldova (hạng 60), Armenia (72), Kyrgyzstan (74), Kazakhstan (80), Belarus (82), Nga (95), Madagascar (98), Ukraine (99), Lào (104), Trung Quốc (107), Mông Cổ (109), Campuchia (112), Azerbaijan (122)... Toàn thứ hạng thấp.
Như vậy, phần lớn các quốc gia - trong số 27 nước ít ỏi mừng "Quốc tế phụ nữ" 8/3 định kỳ hàng năm - đều xếp hạng thấp và trung bình (về chỉ số phát triển con người HDI, chỉ số quốc gia GCI)!
Tại sao những nước được xếp hạng cao về chỉ số phát triển con người, chỉ số quốc gia tốt (như các nước phát triển ở phương Tây, Bắc Âu...), họ không chịu lấy ngày 8/3 làm ngày mừng nữ giới hàng năm, để gọi là "văn minh"? (ở nhiều nước phát triển cao, họ cũng có nhắc đến ngày 8/3 như một sự kiện lịch sử, nhưng xem đó là hoạt động của một số hội đoàn chứ không tổ chức làm ngày lễ chính thức hàng năm trên qui mô quốc gia).
***
Đem một sự kiện quốc tế chỉ có giá trị "tàm tạm" như dẫn trên, đi gộp chung với kỷ niệm cuộc khởi nghĩa lừng danh của Hai Bà Trưng trong sử Việt, sao không thấy đó là một sự lắp ghép khập khiễng?
Để xứng đáng với tầm vóc của nhị vị anh thư nước Việt, rất cần phải có lễ kỷ niệm riêng, trang trọng. Phải chăng vì chưa nhận thức rõ ràng như vậy, nên có lần trong một dịp kỷ niệm tại TPHCM, "Bà Trưng" được phục dựng cưỡi voi giả thấp lè tè, có bốn bánh xe kéo lết trên đường, nhìn hệt như một gánh xiếc rong.
"Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha"...
(trích trong Đại Nam quốc sử diễn ca, ca ngợi Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 40 chống giặc phương Bắc)
Nguyễn Chương
-----------------
[Chú thích hình ảnh: 1/ Áp-phích ngày Quốc tế phụ nữ tại Liên Xô trước kia; 2/ Bình đẳng giới là yêu thương và được yêu thương mỗi ngày; 3/ Phục dựng "Bà Trưng" hệt như một gánh xiếc]
Còn bây giờ ? Giở trang web IWD (International Women’s Day), mới hay rằng chỉ còn 27 quốc gia tổ chức “Ngày quốc tế phụ nữ” làm ngày lễ chính thức hàng năm. Nghĩa là số nước mừng ngày 8/3 hàng năm chỉ chiếm 14% trên tổng số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (193 quốc gia) mà thôi!
27 nước "đặc biệt" ấy là những nước nào? Đó là: Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Lào, Campuchia, Cuba, Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Madagascar, Moldova, Mông Cổ, Montenegro, Nepal, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Zambia.
Ắt có không ít người chưa hình dung về nhiều nước nêu trên…
* Xét về chỉ số phát triển con người (HDI = chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống), các quốc gia trên thế giới được chia làm bốn nhóm có chỉ số HDI: rất cao, cao, trung bình và thấp (năm 2014).
Trong 27 nước dẫn trên, các nước Afghanistan, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Eritrea, Madagascar, Nepal, Uganda đều nằm trong nhóm có chỉ số HDI thấp.
Các nước như Lào, Campuchia, Kyrgyzstan, Moldova, Mông Cổ, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Zambia có chỉ số HDI trung bình.
* Xét về chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI): vào năm 2014, trong số các nước được nhận thức là nhiều tham nhũng, nhìn thấy có Afghanistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Eritrea, Guiné-Bissau, Campuchia…
* Xét về chỉ số quốc gia tốt (“Good Country Index”, GCI): Đây là chỉ số tổng hợp thống kê của 35 dữ liệu mà đa số được cung cấp bởi Liên hiệp quốc. Những dữ liệu này được sắp xếp theo 7 hạng mục (Khoa học và kỹ thuật, Văn hóa, Hòa bình và an ninh quốc tế, Trật tự thế giới, Địa cầu và khí hậu, Thịnh vượng và bình đẳng, Y tế và an sinh).
Theo đó (năm 2014), nhìn thấy thứ hạng của một số nước như sau: Moldova (hạng 60), Armenia (72), Kyrgyzstan (74), Kazakhstan (80), Belarus (82), Nga (95), Madagascar (98), Ukraine (99), Lào (104), Trung Quốc (107), Mông Cổ (109), Campuchia (112), Azerbaijan (122)... Toàn thứ hạng thấp.
Như vậy, phần lớn các quốc gia - trong số 27 nước ít ỏi mừng "Quốc tế phụ nữ" 8/3 định kỳ hàng năm - đều xếp hạng thấp và trung bình (về chỉ số phát triển con người HDI, chỉ số quốc gia GCI)!
Tại sao những nước được xếp hạng cao về chỉ số phát triển con người, chỉ số quốc gia tốt (như các nước phát triển ở phương Tây, Bắc Âu...), họ không chịu lấy ngày 8/3 làm ngày mừng nữ giới hàng năm, để gọi là "văn minh"? (ở nhiều nước phát triển cao, họ cũng có nhắc đến ngày 8/3 như một sự kiện lịch sử, nhưng xem đó là hoạt động của một số hội đoàn chứ không tổ chức làm ngày lễ chính thức hàng năm trên qui mô quốc gia).
Bình đẳng giới là yêu thương và được yêu thương mỗi ngày
Văn minh đã được
hiểu một cách khác. Là thực sự tôn trọng quyền làm người và quyền giới
tính, trong đó sự bình đẳng đích thực là yêu thương và được yêu thương
mỗi ngày.***
Đem một sự kiện quốc tế chỉ có giá trị "tàm tạm" như dẫn trên, đi gộp chung với kỷ niệm cuộc khởi nghĩa lừng danh của Hai Bà Trưng trong sử Việt, sao không thấy đó là một sự lắp ghép khập khiễng?
Để xứng đáng với tầm vóc của nhị vị anh thư nước Việt, rất cần phải có lễ kỷ niệm riêng, trang trọng. Phải chăng vì chưa nhận thức rõ ràng như vậy, nên có lần trong một dịp kỷ niệm tại TPHCM, "Bà Trưng" được phục dựng cưỡi voi giả thấp lè tè, có bốn bánh xe kéo lết trên đường, nhìn hệt như một gánh xiếc rong.
Phục dựng "Bà Trưng" hệt như một gánh xiếc]
Lễ kỷ niệm Hai
Bà Trưng cần được tổ chức theo âm lịch (ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng
năm), giống như cách kỷ niệm Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch ("Dù
ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba")."Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha"...
(trích trong Đại Nam quốc sử diễn ca, ca ngợi Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 40 chống giặc phương Bắc)
Nguyễn Chương
-----------------
[Chú thích hình ảnh: 1/ Áp-phích ngày Quốc tế phụ nữ tại Liên Xô trước kia; 2/ Bình đẳng giới là yêu thương và được yêu thương mỗi ngày; 3/ Phục dựng "Bà Trưng" hệt như một gánh xiếc]
0 nhận xét:
Đăng nhận xét