Samurai có gốc từ chữ saburau - nghĩa là người coi sóc, bảo vệ, phục vụ - nhưng mang tính chất quyền quý. (Ảnh: Internet) |
Tương truyền rằng Nhật Bản thời
cổ đại có hai thanh bảo kiếm rất nổi tiếng, một thanh kiếm có tên là
Muramasa, còn thanh kiếm kia hẳn nhiều người cũng biết đến, đó là thanh
Masamune.
Chúng
đều là những thanh kiếm danh bất hư truyền, người ta từng làm thí nghiệm
để so sánh sức mạnh của hai thanh kiếm này. Họ nhúng hai thanh kiếm
xuống suối, sau đó thả một chiếc lá lên lưỡi kiếm, kết quả thí nghiệm
trên thanh kiếm Muramasa khiến người ta phải trầm trồ thán phục, ngay
khi chạm vào lưỡi kiếm, chiếc lá đã dễ dàng bị cắt làm đôi. Điều này
chứng tỏ thanh Muramasa thực sự là một thanh kiếm tốt.
Tuy
nhiên thanh kiếm Masamune còn lợi hại hơn, theo truyền thuyết thì những
chiếc lá khi bơi đến gần thanh kiếm này đều phải tránh xa, vì chúng sợ
bị cắt đứt. Sự sắc bén của thanh Masamune lợi hại đến nỗi ngay cả chiếc
lá cũng không dám đến gần. Tất nhiên đây chỉ là truyền thuyết, hôm nay
chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả 6 thanh bảo kiếm nổi tiếng nhất của
Nhật Bản.
1. Thanh kiếm yêu thuật Muramasa
1. Thanh kiếm yêu thuật Muramasa
Đây là
thanh kiếm do Muramasa – học trò của nghệ nhân rèn kiếm nổi tiếng
Okazaki Goronyudo Masamune tạo nên. Tương truyền rằng do Muramasa tâm
không chính, cũng bởi không được Masamune truyền lại bí quyết kiểm soát
nhiệt độ khi nung kiếm nên anh ta ôm hận trong lòng, liền ăn cắp bí
quyết của thầy để tự rèn kiếm cho mình. Sau khi phát hiện ra sự việc,
Masamune đã tức giận cho một nhát kiếm chặt đứt cổ tay của cậu học trò.
Muramasa bỏ đi mang theo quyết tâm sẽ đánh bại thanh kiếm do người thầy
Masamune rèn.
Do đó
tâm địa độc ác của anh ta đã nhập vào thanh kiếm, từ đó Muramasa đã trở
thành một cái tên không tốt đẹp chút nào. Ngoài ra, vào thời kỳ chiến
quốc, Nhật Bản có nhu cầu kiếm rất lớn, nhưng Muramasa chỉ sản xuất
những thanh kiếm tinh xảo nhất dùng trong giao đấu trực diện. Cũng có lẽ
vì nó quá sắc bén nên vào thời đại Edo nó đã bắt đầu có những tên gọi
như “tà kiếm”, “yêu kiếm”, và bị người ta kỳ thị, trong số những thanh
yêu kiếm thời đó nó cũng được mệnh danh là “thanh kiếm yêu thuật”.
2. Masamune
2. Masamune
Thực ra
phần lớn các thanh kiếm Nhật Bản đều mang tên của nghệ nhân rèn ra nó,
Masamune có tên đầy đủ là Okazaki Goronyudo Masamune. Tương truyền, thời
kỳ đầu Masamune được gọi là “thiên tài đặc biệt” trong giới nghệ nhân
rèn kiếm, bởi vì ông cảm thấy tính cách của cậu học trò rất kỳ dị nên
ông đã giữ bí quyết nung kiếm nhà nghề mà không truyền cho cậu ta, không
ngờ rằng bí quyết của ông lại bị cậu học trò ăn cắp được. Sau đó ông
tức giận chặt đứt cổ tay của cậu ta và đuổi cậu khỏi trường học. Cậu học
trò vì không cam tâm đã thề nguyện sẽ chế tác ra những thanh bảo kiếm
vượt khỏi trình độ của thầy.
Quả
thật, những thanh kiếm Muramasa sau này đã trở nên nổi tiếng thế giới
nhờ độ sắc bén không gì sánh nổi. Tuy nhiên những thanh kiếm Masamune
vẫn luôn chiếm vị trí cao hơn Muramasa nhờ vào tính chính thống của nó.
3. Nagasone Kotestu
Giống
như phần lớn các thanh kiếm Samurai, Kotetu không chỉ là tên của thanh
kiếm mà cũng là tên của nghệ nhân chế tác ra nó. Nghệ nhân Kotetu sinh
ra ở thành Sawayama, thời nhỏ, trong trận hợp chiến Quan Nguyên ông phải
chạy nạn đến Kanazawa, chính ở nơi đây, danh tiếng của những thanh kiếm
Kotetu do ông rèn ra đã bắt đầu lan truyền. Từ đó, chúng trở nên quen
thuộc trong trí nhớ của những người trung niên Nhật Bản.
Thời kỳ
đầu, Kotetu tự xưng là “cổ thiết”, vì ông dùng các loại mũ sắt, đinh ốc
sắt bỏ đi nung chảy ra để rèn thành kiếm. Nghe nói những thanh kiếm qua
tay của Kotetu đều được làm rất cẩn thận, chúng vô cùng sắc bén, những
hình điêu khắc trên thanh kiếm cũng rất tinh xảo. Dù dùng để chiến đấu
hay để trưng bày thưởng thức thì đây quả là những thanh kiếm có nghệ
thuật rất độc đáo.
Võ sư
trưởng của hội Shinsen (một tổ chức duy trì trật tự trị an ở Tokyo thời
đó) là Isami Kondo, đã luôn mang theo bên mình thanh kiếm này. Trong một
số vở kịch và tiểu thuyết đương đại cũng thường nhắc đến hai cái tên
này. Nhưng cũng có người cho rằng thanh kiếm của Isami Kondo không phải
thanh Kotetu mà là thanh kiếm Kiyomaro có giá trị đắt nhất cho đến nay,
giá trị của nó còn vượt qua cả thanh Kotetu. Trong lịch sử thanh kiếm
này đã từng đổi tên hai lần là “cổ thiết” và “chất thiết” (sắt có chất
lượng).
4. Cúc Nhất văn tự
Vào thời
đại Kamakura, Hoàng đế Toba đã ra lệnh cho Ichimonji (Nhất văn tự) rèn
ra thanh kiếm Samura này. Thanh kiếm dài 78,48cm, lưỡi kiếm rất dài,
thân kiếm dài và mỏng. Gần tay cầm có khắc hình bông hoa cúc 16 cánh
biểu tượng của hoàng gia (có người nói rằng hình hoa cúc được khắc trên
chuôi kiếm), bên dưới còn khắc một chữ nhất (一) nên được đặt tên là Cúc
Nhất văn tự. Thanh kiếm này đến nay đã có lịch sử hơn 700 năm.
5. Mikazuki Munechika
Thanh
kiếm thứ năm đại biểu cho Nhật Bản, là thanh kiếm nổi tiếng Mikazuki
Munechika – một trong Thiên hạ ngũ kiếm, đây là kiệt tác của Sanjo
Munechika – một trong những nghệ nhân rèn kiếm sớm nhất Nhật Bản. Thanh
kiếm này được đánh giá cao cả về tính mỹ thuật cũng như chất liệu, nó đã
được chính phủ Nhật Bản phong là quốc bảo.
Thanh
kiếm dài 80cm, với độ dài tiêu chuẩn của kiếm Samurai. Độ cong tập trung
ở phần dưới của lưỡi kiếm và gần như không cong ở phần trên. Thanh kiếm
có hình dạng phần eo phình ra này là cấu trúc tạo hình đặc thù trong
thời đại Bình An, thanh kiếm Munechika cũng được coi là biểu tượng của
Nhật Bản trong thời đại Bình An.
6. Doujigiri
Truyền
thuyết kể rằng, trong thời kỳ thống trị của Thiên hoàng, võ sỹ Minamotos
Yorimitsu thuộc gia tộc Minamotos đã dùng thanh kiếm này để giết con
yêu quái ăn thịt người Shuten Douji trên núi Oeyama ở nước Tanba. Nhờ
câu chuyện nổi tiếng này, cái tên Dojigiri mới bắt đầu được biết đến.
Thanh
kiếm này đã chuyển từ tay Ashikaga Yoshihide sang cho Toyotomi
Hideyoshi, sau đó đến tay Tokugawa Ieyasu, rồi lại truyền sang cho
Tokugawa Hidetada. Khi con gái nhà Tokugawa lấy Matsudaira Tadanao, con
trai trưởng của họ đã kế cận quá trình truyền thừa này, cuối cùng con
riêng của ông – Sakushu Tsuyama tiếp tục việc truyền thừa trong gia tộc.
Theo Letu -Nhã Thi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét