Nguyễn Phương Uyên và “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” “Đi chết đi ĐCS VN bán nước” |
Chu Mỹ
Dung.
Đó cũng là cái giá dân
tộc Việt Nam phải trả cho cuộc chiến “chống Pháp dành độc lập, chống Mỹ cứu
nước” mà Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã rao bán cho những người nhẹ dạ, rồi đến lượt
những kẻ nhẹ dạ lại làm tay sai cho bọn bán nước mà cứ ngỡ rằng mình yêu
nước.
Nhưng liệu đảng CSVN
có còn lừa được thế hệ thanh niên hôm nay những khẩu hiệu láo khoét đó nữa
không?
Sự nói thẳng vào
mặt ĐCSVN của sinh viên Nguyễn Phương Uyên 21 tuổi rằng, “Tàu khựa cút khỏi Biển
Đông” “Đi chết đi ĐCS VN bán nước” đã là câu trả lời cho Hồ Chí Minh và ĐCSVN rằng sự bịp bợm trước
sau cũng bi vạch mặt. Quá dễ để cho dân Việt phân biệt đâu là con hồng cháu lạc,
đâu là bọn mãi quốc cầu vinh. Bởi vì tiền nhân đã dạy chúng ta một nguyên tắc
rất đơn giản rằng Kẻ nào cầu viện Tàu, kẻ đó là phường bán nước, kẻ đó là Trần Ích Tắc, kẻ
đó là Lê Chiêu Thống.
Hãy đọc lại lời tổ tiên “Một thước núi, một tấc sông
của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần.
Nếu họ không nghe, có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian.
Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc sông của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì
phải tội tru di”( Lê Thánh Tôn).
Chính nhờ sự giáo dục này mà trong suốt 4 ngàn năm dựng nước, trãi qua bao cuộc
nội chiến ác liệt làm suy yếu quốc gia như Thời Thập Nhị Sứ Quân, Trịnh Nguyễn
Phân Tranh, biên giới lại sát cạnh một Trung Hoa bá đồ vương, nhưng lịch sử Việt
tính đến ngày 3 tháng 2 năm 1930 chỉ ghi nhận có hai tên bán nước. Một là Trần
Ích Tắc, hai là Lê Chiêu Thống. Riêng Triệu Ai Vương lúc đó chỉ là một đứa trẻ
4, 5 tuổi, bị mẹ là vốn là người Hán chủ mưu, nên Ai Vương không thể bị phê phán
như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và những tên bán nước
khác.
Những tên bán nước
khác là ai?
Vào ngày 3 tháng
2 năm 1930 lịch sử Việt Nam lại có thêm rất nhiều tên trong danh sách đứng chung
Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Vào ngày đó, 9 tên Việt gian tay sai của Mao
Trạch Đông và Stalin, chủ chốt là Hồ Chí Minh đã bắt đầu sự nghiệp mãi quốc cầu
vinh của chúng tại một căn nhà ở Hương Cảng. Hãy đọc lại phương châm của hội
nghị quốc tế cộng sản 1935 tại Mạc Tư Khoa, chỉ thị cho Hồ Chí Minh Trần Phú, Hà
Huy Tập, Lê Hồng Phong v.v như sau: “Dùng mặt trận dân tộc chống phát xít làm bình phong, chỉ
đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống
phát xít, bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay
không, chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư
bản”
Trở lại lịch sử xâm
lăng của Trung Hoa đối với nước ta. Hãy ôn lại lời Tôn Sĩ Nghị năm
1787
“Thái hậu đưa nguyên tử
(con trai Chiêu Thống) đến yết kiến ở trong sân, gào khóc xin cứu viện. Tự hoàng
nhà Lê đương phải bôn ba, đối với đại nghĩa, ta nên cứu viện. Vả lại, An
Nam là đất cũ của Trung Quốc, sau khi khôi phục nhà Lê, ta nhân đó,
đặt lính thú để đóng giữ. Thế là vừa làm cho nhà Lê được tồn tại, vừa chiếm
lấy được An Nam: thật là, làm một chuyện mà được hai
lợi”.
Câu nói này của Tôn
Sĩ Nghị không gì lạ đối với ông cha ta.
Năm 113 năm trước Tây
Lịch, Hán Võ Đế gài Cù thị một ả đào người Tàu làm hoàng hậu Nam Việt. Sau đó
theo chỉ thị của Hán Võ Đế, y thị đã dâng đất Việt cho nhà Hán. Cù thị nói với
tể tướng Lữ Gia như sau “Nam Việt xin nội thuộc là có ích cho nước nhà, cớ
sao tướng quân lại cho là bất tiện?”.
Tể Tướng Lữ Gia phải
giết Ai vương và Cù thị để bảo toàn lãnh thổ. Giết Ai Vương và Cù thị dĩ nhiên
cũng không thể ngăn chận mưu đồ thôn tính Nam Việt của quân Tàu, nhưng ít nhất
Lữ Gia cũng tránh được những ràng buộc pháp lý cho nước ta, rằng nước ta là đất
của nhà Hán, chẳng hạn hệ lụy mà tờ giấy ô nhục ngày 14 tháng 9 năm 1958 mà Phạm
Văn Đồng Hồ Chí Minh đã gây ra cho nước ta để đổi lấy viện trợ xâm lăng Miền
Nam.
Phạm văn Đồng và văn hàm bán nước 14-9-1958. |
Một năm sau ngày Lữ Gia
giết Ai Vương và Cù Thị, quân Hán sang thôn tính Nam Việt. Từ năm 111 trước Công
Nguyên, nước ta rơi vào vòng nô lệ Bắc thuộc lần thứ
nhất.
Một trăm năm mươi mốt
năm sau, tức năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng đứng lên đánh đuổi quân Tàu
lấy lại chủ quyền. Ba năm sau, năm 43, Hán Đế sai Mã Viện sang chiếm lại nước
ta, Hai bà Trưng thua trận, trầm mình xuống dòng Hát Giang. Từ đó nước ta lại
rơi vào vòng nô lệ Bắc thuộc lần 2. Bắc thuộc lần thứ 2, từ 43 đến năm 541, tổng
cộng là năm trăm năm dài đăng đẳng, nước ta đã bị trị và đồng hóa bởi các chính
quyền Đông Hán, Đông Ngô, Tào, Tấn, Tề, Lương.
Năm 541 đến 544: Hơn
500 năm chịu đựng, Lý Bôn phất cờ khởi nghĩa đẩy lui được quân Tàu, lấy lại chủ
quyền, đặt tên nước là Vạn Xuân. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau, quân Lương lại
sang thôn tính nước ta. Lý Nam Đế chống trả mãnh liệt, cuộc chiến đang dang dở
thì ông mất. Triệu Quang Phục, tướng của Lý Nam Đế tiếp tục sự nghiệp chống quân
Lương Hán. Sau khi đánh bại quân Tàu, Triệu Quang Phục lên ngôi lấy danh hiệu là
Triệu Việt Vương, còn gọi là Dạ Trạch Vương. Đến năm 571 Triệu Quang Phục bị Lý
Phật Tử dùng mưu đánh úp, thua trận và tuẫn tiết tại cửa sông Đáy. Lý Phật Tử
lên ngôi, đóng đô ở Phong Châu. Năm 602 quân Tàu nhà Tùy lại sang thôn tính nước
ta, Lý Phật Tử không đánh mà lại hàng giặc, làm cho đất nước rơi vào vòng nô lệ
Bắc Thuộc lần thứ 3, sau 61 năm tự chủ.
Từ 602, hết nhà Tùy
rồi đến nhà Đường, nước ta bị Hán trị, chìm đắm trong cảnh nô lệ nhục nhã. Giai
đoạn 602 đến 905 có các cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687), Mai
Thúc Loan(722), Phùng Hưng(776-791) Dương Thanh(819-820), đến năm 905 thì thành
công bởi Khúc Thừa Dụ, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần 3
Hai mươi lăm năm sau,
930, quân Nam Hán lại sang chiếm Nam Việt, bị Dương Diên Nghệ đánh đuổi. Sau đó
ông nắm chính quyền thay dòng họ Khúc. Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Diên
Nghệ rồi thông đồng với quân Nam Hán. Sau trận Bạch Đằng Giang lẫy lừng năm 938,
Ngô Quyền đập tan bè lũ Nam Hán- Kiều Công Tiễn, lập nên nhà Ngô năm 939, đóng
đô ở Cổ Loa, khởi đầu thời kỳ tự chủ ổn định cho Việt
Nam.
Năm 944 Ngô Vương mất
và truyền ngôi lại cho các con, nhưng tình hình chính trị bị bất ổn bởi anh rễ
là Dương Tam Kha chuyên quyền. Vì vậy, 22 năm sau, năm 966, nước ta rơi vào tình
trạng nội chiến Thập Nhị Sứ Quân. Điều may mắn nhất trong giai đoạn này đó là
tuy tình trạng chính trị rối loạn như vậy nhưng không ai trong 12 sứ quân nắm
quyền dám bán linh hồn cho quỷ dữ Tàu. Nhờ vậy mà chỉ hai năm sau, 968 Đinh Bộ
Lĩnh đã thống nhất và ổn định được quốc gia một cách nhanh chóng. Đây cũng là
lần đầu tiên nước ta có chính danh hoàng đế, lập nên quốc gia Đại Cồ Việt, hoàn
toàn độc lập với Bắc phương, sau hàng ngàn năm liên tục chống trả quân Tàu, với
biết bao xương máu đã đổ xuống để bảo vệ lãnh thổ.
Sau 2 năm nội chiến
thập nhị sứ quân, Đại Cồ Việt nhanh chóng trở lại tình trạng ổn định, độc lập
tự chủ. Sau triều đại nhà Đinh (968 -980), là các triều đại Tiền Lê (980-1009),
Lý (1009-1225), Trần (1225-1400), Hồ (1400-1407). Dưới đời nhà Trần, quân Nguyên
Mông với Hốt Tất Liệt đã bỏ tên Đại Việt vào danh sách các nước cần thôn tính,
bao gồm Nhật, Mã Lai, Đại Hàn, Phi Luật Tân. Nhưng cả ba lần, đạo quân mà cả thế
giới phải khiếp sợ này phải chùn vó ngựa trước lòng yêu nước của vua, quan, và
dân Việt. Ba lần đập tan giấc mộng bắc thuộc lần 4 của đạo quân Nguyên Mông lừng
danh thế giới vào năm 1258, 1285, 1287! Sau ba lần đại bại, vó ngựa quân hung nô
biến hẳn khỏi lãnh thổ Nam Việt.
450 năm
sau, vào năm 1407, quân Tàu lại quay lại Nam Việt. Viên cớ Hồ soán ngôi Trần,
quân Tàu ra tay “nghĩa hiệp” can thiệp vào nội bộ Đại Việt để… chiếm Đại Việt.
Đây là lần Bắc thuộc thứ 4, kéo dài 20 năm, từ 1407 đến 1427. Thời kỳ này, với
kinh nghiệm ba lần bị vuột khỏi tầm tay, lần này quân Tàu quyết lòng triệt tiêu
nguồn gốc người Việt: “Nhà Minh xóa sạch văn hóa và bản
sắc người Việt, bắt người Việt phải sinh hoạt giống người Tàu, từ cách ăn mặc,
học hành, đến việc cúng tế. Đàn ông Việt Nam bị hoạn thiến rất nhiều. Sách vở bị
đốt phá, báu vật, sách quý và những người tài giỏi đều bị đem về Tàu. Các sách
lịch sử, binh pháp có giá trị của Đại Việt được lưu truyền từ nhiều đời, đặc
biệt là binh pháp đời Trần, đã bị thất truyền là do vậy. Trong số hơn Hơn 7600
nhân tài của Đại Việt trong đó có nhà chế tạo súng Hồ Nguyên
Trừng, kiến trúc gia Nguyễn An phải bị bắt sang Tàu để phục
vụ chính quyền nhà Minh, đồng hóa họ, sinh con đẻ cháu và chết luôn bên Tàu.
Ngoài ra, nhà Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng, ra sức khai thác tài
nguyên của Đại Việt đem về Trung Hoa” (Việt Nam Sử Lược Trần Trọng
Kim).
Trước họa diệt vong
như vậy, Lê Lợi đứng lên làm trách nhiệm công dân. Sau 10 năm đối đầu với thế
lực quân sự vô cùng hùng mạnh cũng như sự kiểm soát nghiệt ngã nội chính Nam
Việt của nhà Minh, Lê Lợi đã đánh cho Liễu Thanh và Mộc Thạnh tan tác vào năm
1428. Sau khi đoàn quân xâm lược Liễu Thanh đại bại, Thái Tổ Lê Lợi đã đẩy trả
về Trung Hoa hàng trăm ngàn người Tàu được gởi sang nước ta để đồng hóa dân
Việt. Lê Thái Tổ ra sức xây dựng lại nền văn hóa Đại Việt, ổn định đất nước,
chấm dứt Bắc thuộc lần thứ 4 vô cùng nguy hiểm của quân xâm lược Trung
Hoa.
Ba trăm sáu mươi năm
sau, giấc mộng thôn tính Việt Nam lại trở lại dưới triều Càn Long nhân việc Lê
Chiêu Thống sang Tàu cầu viện. Đọc lại báo cáo của Tôn Sĩ Nghị dâng lên Càn Long
như sau:
“An Nam là đất cũ của
Trung Quốc, sau khi khôi phục nhà Lê, ta nhân đó,
đặt lính thú để đóng giữ. Thế là vừa làm cho nhà Lê được tồn tại, vừa chiếm lấy
được An Nam: thật là làm một chuyện mà được hai
lợi". ( Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương
Mục).
Để chiếm An Nam, Càn
Long đưa khoảng từ 20 đến 29 vạn quân Thanh dưới sự chỉ huy của tổng đốc Lưỡng
Quảng Tôn Sĩ Nghị sang chiếm nước ta. Tình trạng quốc gia đang bị bất ổn chính
trị và suy yếu bởi sự phân quyền Trịnh, Nguyễn, Lê, Tây Sơn, là thời cơ hết sức
thuận lợi để quân Tàu thanh toán nước ta. Nhưng với tin vua Lê đã bỏ nước và
rước quân Thanh vào, thì sự tức giận vỡ bờ của người dân đã tạo nên sức mạnh vũ
bão cho Nguyễn Huệ. Vì vậy mà 29 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị đã bị đánh bại trong
vòng chỉ có 6 ngày, từ 30 âm lịch Mậu Thân đến mùng 5 tết Kỷ Dậu, với hơn một
nữa đạo quân xâm lược đã bị giết tại trận địa, mà xác chất thành đống, hình
thành địa danh Gò Đống Đa, dập tắt giấc mộng Bắc Thuộc lần thứ 5 của
Trung Hoa năm 1788.
Đó là lịch sử người
Việt. Lịch sử Việt cũng là lịch sử chống Tàu. Tuy hai mà
một.
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm |
Với bao nhiêu chiến
tranh mà quân Tàu đã gieo rắc cho chúng ta, thì người Việt đã khằng định những
tên sang Tàu cầu viện đều là những tên bán nước. Chân lý đó không bao giờ thay
đổi.
Thập niên 1930,
thượng thư trẻ tuổi Ngô Đình Diệm đã thấy ĐCSVN và Hồ Chí Minh chính là bọn bán
nước như sau: “người Pháp chỉ là giai đoạn và sớm muộn gì
cũng phải trao trả độc lập cho Việt Nam, mà cộng sản mới là nguy cơ trầm trọng
và dài hạn. Tuy nhiên, nếu giữ được Nam Kỳ là giữ được
nước.”
Câu nói này cũng được
hiểu như sau:
Nếu cộng sản
chiếm được Nam Kỳ, chúng ta sẽ mất nước.
Điều đó đã trở thành
cụ thể vào năm 1952, chứ không phải đợi đến 1975. Hãy đọc một số bằng
chứng:
Hồ Chí Minh: Ngày 31-12-1952. Đồng chí Stalin kính
mến,Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề
án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi ( Lưu Thiếu
Kỳ) và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án
này.Trân trọng gởi đến đồng chí
lời chào cộng sản. Hồ Chí
Minh
" Tôi
luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là
Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình". (Hồ Chí Minh, rfa.org)
Phạm Văn
Đồng: Ngày 14 tháng 9 năm 1958: Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý
rõ, Chính phủ nước Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố
ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết
định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam tôn trọng quyết định ấy
và sẽ chỉ thị có các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận
12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
trên mặt bể. Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Phạm Văn Đồng.
Lê Duẩn năm 1970:
“Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài,
đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng
chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng
tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người
Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc”. Lê Duẫn trong một
cuộc họp với Mao Trạch Đông năm 1970( Trung Tâm lưu trữ Wilson) (
rfa.org)
“Ta đánh Mỹ là đánh cho
Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”
Hiệp Định Biên Giới Việt
Trung năm 1999: dâng hàng ngàn ki lô mét vuông đất cho Tàu
khựa
Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ năm
2000: Dâng thềm lục địa Việt Nam cho Tàu
khựa
Khai thác Bauxit: Dâng
Cao Nguyên Trung Phần cho Tàu khựa
Trong lúc tiền
nhân truyền dạy “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Ngươi phải
kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, có thể sai sứ sang
phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một
tấc sông của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”, thì Hồ Chí Minh và ĐCSVN ngoài việc dâng đất, dâng biển cho
Tàu, lại còn tẩy não dân Việt như sau
“Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, chung một
Biển Đông, mối tình hữu nghị thắm như vừng
đông”.
“láng giềng tốt, bạn bè
tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt-
"Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai”
Kết quả của những chỉ
thị từ Mao và Stalin là trên 200 ngàn dân chúng vô tội đã bị hành hình vì tội
làm địa chủ, toàn bộ đất đai của người dân miền Bắc lọt vào tay Hồ Chí Minh và
ĐCSVN! Hoàng Sa Trường Sa, hàng ngàn ki lô mét vuông dọc theo đường Biên Giới
lãnh thổ của tổ quốc, thềm lục địa Việt Nam, Hoàng Triều Cương Thổ Cao Nguyên
Trung Phần thì lọt vào tay Trung Cộng!
Cuối đời,
tên ít học Phạm văn Đồng chợt
tỉnh giấc mộng tay sai bán nước. Y nói như sau: “Tôi cho rằng cái nhà của
chúng ta hiện nay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn, làm cho quần chúng nhân dân
phẫn nộ một cách chính đáng”
Y
tỉnh giấc, nhưng y không thể lấy lại những gì của tổ quốc mà y dâng không cho
Tàu Cộng
Nguyễn Cơ
Thạch cũng tỉnh giấc. Sau cuộc họp kín ngày 2, 3, 4 tháng 9 năm 1990 tại Tứ
Xuyên giữa Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười quyết định về
tương lai Việt Nam, y đã thốt lên
rằng «Thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!». ( Bùi
Tín rfa.org)
Việc Bắc
thuộc lần 5 này có gì lạ với Nguyễn Cơ Thạch và tập đoàn CSVN hay không? Chắc
chắn là không. Y và ĐCSVN đã biết từ lâu rằng nước ta đã bị Bắc thuộc từ thập
niên 1940, khi mà bọn chúng đã làm ngơ cho quân Tàu xâm canh xâm cư chiếm đất
biên giới của ta, để đổi lấy tiền bạc vũ khí hòng chiếm chính quyền. Bởi vì, vào
ngày 20 tháng 7 năm 1965, trên báo Nhân Dân, Hồ Chí Minh đã nói:
“Tôi thay mặt đồng bào cả nước nhiệt liệt
cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn nhân
dân tiến bộ khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm vụ thiêng
liêng, giải phóng Tổ quốc của mình, chặn tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giữ vững
tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.,
trong khi mà cùng thời gian, Mao Trạch Đông đã công khai ý định thôn
tính nước ta của y như sau:
“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt
Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một vùng như Đông Nam Á rất
giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm
lấy”. (tháng 8 năm
1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Hoa)
Tuyên bố này của họ Mao
xảy ra vài ngày sau sự thần phục công khai của Hồ Chí Minh trên báo Nhân
Dân.
Hồ Chí Minh và ĐCSVN
có thể chối tội mãi quốc cầu vinh, đem bán giang sơn cho cộng sản Trung Hoa để
đổi lấy chính quyền không? Chối được không?
Hơn ngàn năm trước, ông
cha ta thắng giặc vì dân ta chống giặc. Tổ tiên ta phẩn nộ khi Trần Ích Tắc, Lê
Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà. Vì vậy mà chúng ta mới được thế giới biết đến
dưới tên là người Việt Nam hôm nay. Nếu ông cha ta là những loại như Hồ Chí
Minh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú
Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, thì có lẽ hôm nay chúng ta là con cháu của “Bác Mao nào
có đâu xa…” rồi chứ chẳng phải người
Việt.
Ai cũng thấy, với
giấc mơ làm chủ thế giới, Trung Cộng và Nga sử dụng khẩu hiệu “thế giới đại
đồng” và dùng danh vọng tiền bạc mua những tên ít học làm tay sai cho chúng. Đối
với vùng Đông Nam Á, thì Mao Trạch Đông và Stalin đã chọn được Hồ Chí Minh và
tập thể ĐCSVN
Cuộc chiến gọi
là Chống Pháp dành độc lập, chống Mỹ cứu nước bản chất là gì, nếu không phải là
cuộc chiến cõng rắn cắn gà nhà cho Trung Cộng?: Mạc Tư Khoa 1935, Hồ Chí Minh,
Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong đã chẳng nhận chỉ thị
“Dùng mặt
trận dân tộc chống phát xít làm bình phong, chỉ đạo những phong trào cộng sản
trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít, bất kể đường lối của
những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không, chưa đặt nhiệm vụ trước
mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản”?
Sang Tàu cầu viện Mao
Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình để chiếm
lấy Miền Bắc rồi chiếm luôn Miền Nam, hôm nay, một tay nhận 16 chữ vàng, một tay
chúng còng những ai dám chống lại mẫu quốc, như vậy, lời nói “Đi chết đi ĐCSVN
bán nước” của Nguyễn Phương Uyên có gì sai? Hồ Chí Minh và ĐCSVN chiếm Việt Nam
cho ai? Cho dân Việt Nam hay cho Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch
Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình?
Chưa từng có nơi
nào trên thế giới, khi mà lãnh thổ bị xâm chiếm, hải đảo bị thôn tính, biển bị
phong tỏa, “chính quyền” lại dạy dân chúng rằng “Việt Nam Trung Hoa núi
liền núi, sông liền sông, chung một Biển Đông, mối tình hữu nghị thắm như vừng
đông”, “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối
tác tốt- "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai”, trừ một nơi, đó là Việt
Nam
Lãnh đạo đảng CSVN |
Bọn bán nước có bao
giờ nhận chúng là bọn bán nước? Do đó, cái gọi là “phiên tòa” kết án Đinh Nguyên
Kha, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Văn Hải, đích thực chính là phiên tòa mà Hồ Chí
Minh và hậu duệ ĐCSVN của y tự kết án chính chúng là phường bán nước.
Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Điếu
Cày Nguyễn Văn Hải và những công dân Việt Nam biểu tình chống Trung Cộng đã tự
khẳng định mình là con hồng cháu lạc. Còn Hồ Chí Minh và ĐCSVN cũng đã tự khẳng
định chúng là bọn mãi quốc cầu vinh, chứ chẳng ai thèm vu khống cho chúng cả!
Hoa Kỳ ngày 3 tháng 6 năm
2013
Chu Mỹ
Dung,
DDS.
Phó CT Ủy Ban Truy Tố Tội
Ác Cộng Sản VN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét