Tác phẩm Death by China - Chết bởi Trung Quốc của hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry, được dịch bởi TS Trần Diệu Chân. |
Mặc Lâm - RFA
Trong chương trình VHNT tuần này Mặc Lâm xin giới thiệu tác phẩm Death by China, Chết bởi Trung Quốc của hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry.Đây là một tác phẩm khảo cứu về Trung Quốc hiện đại với những hệ lụy mà theo hai tác giả thì Trung Quốc đang dùng tất cả mọi thủ đoạn thông qua quyền lực kinh tế của họ để khống chế và từng bước nhằm thống lĩnh thế giới. Death by China dày 428 trang kể cả phần phụ lục được viết và dịch bởi TS Trần Diệu Chân. Quyển sách có 16 chương và tất cả tập trung nói về những mối lo mà Trung Quốc đang mang tới cho thế giới.
Chúng tôi có cuộc mạn đàm với TS Trần Diệu Chân, là dịch giả của cuốn sách để tìm hiểu thêm nội dung cũng như hiệu quả của nó sau khi ra mắt.
Tiến Sĩ Trần
Diệu Chân rời Việt Nam từ năm 1971. Bà lấy luận án Tiến Sĩ Kinh Tế tại UC Santa
Cruz và sau đó làm Giảng sư kinh tế tại đại học Phoenix.
Bà hoạt động
trong nhiều lãnh vực xã hội, chính trị, giáo dục, truyền thông. Bà Từng tình
nguyện trong Ủy Ban Tu Chính Hiến Chương của quận hạt Santa Clara, và các cơ
quan từ thiện để giúp nạn nhân người Việt. Từng du thuyết tại các đại học Hoa
Kỳ và là khách mời nói chuyện tại nhiều buổi hội thảo trên thế giới với các đề
tài thuộc nhiều lãnh vực liên quan đến con người nói chung, dân tộc và cộng
đồng Việt Nam nói riêng. Bà từng được tờ Thời Báo lớn nhất tại vùng bắc
California vinh danh ''Phụ nữ năm 2000'' và được vinh danh trong số xuân 2004
của tờ Báo Nhà Magazine nổi tiếng vùng thủ phủ Sacramento, California. Tiến Sĩ Trần Diệu Chân, dịch giả cuốn sách “Death By China - Chết bởi Trung Quốc” trong ngày ra mắt sách tại Việt Báo hôm 11-11-2012. Photo courtesy of Người Việt. |
Con rồng đỏ tim đen
Xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây:
TS Trần Diệu Chân: Trước tiên xin cám ơn đài Á Châu Tự Do đã tạo cơ hội cho tôi được chia sẻ về cuốn sách Death by China hay là Chết bởi Trung Quốc mà chúng tôi đã dịch ra để chuyển tải thông điệp quý giá của quyển sách do hai tác giả TS Peter Navarro và Giáo sư Greg Autry đã viết ra. Khi đọc tác phẩm này tôi nhận thấy nó rất giá trị không riêng cho đồng bào Việt Nam của chúng ta mà cho toàn thế giới bởi vì nó đánh động được nhu cầu ngăn chặn con rồng đỏ tim đen. Qua đó chúng ta thấy chế độ Cộng sản Trung Quốc là một tổng hợp của tất cả thể chế tệ hại nhất trên thế giới từ truớc tới giờ.
Độc tài cộng
sản là điều dĩ nhiên rồi nhưng cạnh đó họ còn tệ hại giống như phát xít, thực
dân, đế quốc, tài phiệt…họ làm bất cứ điều gì để có thể nhét chặt túi tham cũng
như chiếc ghế quyền lực của họ. Khi đọc quyển sách chúng ta thấy rõ nguy cơ đất
nước Việt Nam chúng ta ở ngay bên mạn sườn, bên cạnh chế độ này. Chúng ta là
sân sau, nơi họ gửi qua những sản phẩm độc hại cộng với thái độ ngông cuồng
trên Biển Đông. Họ đã trấn áp các quốc gia lân cận hay Việt Nam. Bên cạnh đó
chúng ta thấy sự tiếp tay của Cộng sản Việt Nam, đã khiến cho Trung Cộng ngày
càng hung hăng hơn trên Biển Đông. Với những điều như thế chúng ta cần chuyển
tải thông điệp này đến với dồng bào của chúng ta trong nước.
Mặc Lâm: Thưa
TS xin bà cho biết sơ lược về hai tác giả của Chết bởi Trung Quốc. Bà có nhận
xét thế nào về hai ông trong khi dịch tác phẩm này ra tiếng Việt?
TS Trần
Diệu Chân: Chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với hai vị tác giả không
những họ là những người trí thức mà họ còn có những tâm hồn rất lý tưởng phục
vụ nhân quần xã hội. Hai ông là tác giả của nhiều quyển sách và cả hai đang dạy
tại những trường đại học nổi tiếng của California. Hai vị này viết sách vì
thương yêu dân tộc Trung Hoa chứ không phải bài Hoa, chỉ trích, chê bai mà phải
đồng lòng đứng lên chấm dứt thể chế độc tài rất nguy hiểm cho thế giới và dân
tộc Trung Hoa vì tất cả mọi người đều là nạn nhân trực tiếp của chế độ độc hại
này.
Mặc Lâm: Thưa
bà theo nhận xét của chúng tôi thì trong tác phẩm Chết bởi Trung Quốc có 16
chương và chia thành 5 phần chính, nhưng chương quan trọng nhất đối với Việt
Nam là vấn đề tranh chấp Biển Đông thì lại không thấy trong cuốn sách này. Có
lẽ khi viết sách thì sự kiện Biển Đông chưa nóng lên nên hai tác giả đã bỏ qua
hay chăng?
TS Trần
Diệu Chân: Khi Diệu Chân chia sẻ với hai tác giả thì cũng có nhắc
đến sự quan tâm đó và chắc chắn trong tuơng lai hai tác giả sẽ nghiên cứu nhiều
hơn trong một lần tái bản hay trong một cuốn sách khác. Hai ông từng viết những
cuốn sách như The Coming War with China cho thấy đây là một thể chế mang tính
chất bá quyền và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để chiếm lĩnh thế giới và họ không
từ nan bất cứ điều gì.
Bàng bạc trong
Death by China chúng ta thấy rõ hai vị thức giả này đã nhìn ra chân tướng bá
quyền của chế độ này và từ đó chính nhờ đọc quyển sách này mà tôi trông thấy
hiện tượng Biển Đông chỉ là một phần của chế độ bá quyền này. Nó cũng cho chúng
ta thấy rõ hơn dã tâm của chế độ này.
Nhu
cầu cấp thiết
Mặc Lâm: Thưa
TS cũng giống như vấn đề Biển Đông, tôi rất ngạc nhiên khi thấy quyển sách
không nói tới những quốc gia phụ thuộc Trung Quốc nặng nề như Miến Điện và Việt
Nam. Sự vượt thoát của Miến Điện khỏi tầm ảnh huởng của Trung Quốc đã làm tấm
gương cho nhiều nước trong đó có Việt Nam, đây là khiếm khuyết quan trọng của
cuốn sách đối với độc giả Việt Nam? Phải chăng vì nhìn thấy khiếm khuyết này
nên TS đã viết thêm trong phần phụ lục một chương nói về Việt Nam?
TS Trần
Diệu Chân: Vâng, hoàn toàn đồng ý với anh Mặc Lâm. Trong phần dịch
thuật quyển Death by China chúng tôi đã mạo muội đưa ra thêm một tiều luận ở
cuối quyển sách là làm sao chúng ta giải quyết vần nạn Trung Cộng đối với Việt
Nam, qua đó chúng tôi mạo muội đưa ra một số ý kiến của mình, đặc biệt có phần
khảo cứu để nói lên hiện tượng tại sao Trung Cộng lại có vẻ ngông ngênh, hung
hăng trên Biển Đông. Điềm thứ nhì là Trung Cộng đã khống chế Cộng sản Việt Nam
như thế nào và thứ ba là chúng ta phải làm sao đề giải quyết vấn nạn con rồng
đỏ tim đen ngay tại quê hương của mình.
Chúng ta thấy
sự đe dọa của Trung Quốc đối với sự ổn định chung của khu vực và thế giới khiến
cho nhu cầu giải quyết vấn nạn tay sai đối với Trung Quốc của đảng Cộng sản
Việt Nam trở nên cấp thiết hơn. Chúng ta phải đưa ra được điều đó với thế giới
và nói một cách khác nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam không chỉ là vấn đề của người
Việt Nam mà còn là của thế giới. Các quốc gia khác như Hoa Kỳ cần phải nhận
thức rõ để không chỉ quan tâm đến Trung Cộng mà lại vô tình tiếp tay củng cố
cái đuôi rồng tại Việt Nam tức là chế độ Cộng sản Việt Nam. Trong tinh thần
liên đới đó dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải bắt tay với các dân tộc Tây
Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Nội Mông….để giải quyết vấn nạn độc tài trên quê hương mình
hầu có thể mở ra một kỷ nguyên hợp tác thật sự cho Á châu và thế giới. Trên con
đường khó khăn và cao cả đó các cường quốc phải có nghĩa vụ giải quyết vấn nạn
chung của thế giới và chính chúng ta phải vạch rõ cái nhu cầu này.
Xin thưa một
điều nữa là cuốn sách dịch đã đựơc chuyển về Việt Nam ngay từ cuối năm ngoái
khi ra mắt sách ở đây và đã được đồng bào chúng ta đón nhận rất nhiệt tình, đặc
biệt là những nhà đấu tranh dân chủ cũng như những người quan tâm đến vận mệnh
dân tộc.
Mặc Lâm: Thưa
TS sau khi tác phẩm Chết bởi Trung Quốc phát hành thì phản hồi của dư luận ra
sao?
TS Trần
Diệu Chân: Nếu chúng ta đề ý thì thấy trong cuộc tranh cử Tồng thống
vào cuối năm ngoái chúng ta thấy chưa bao giờ một cuộc debate giữa hai ứng cử
viên tổng thống lại nói nhiều về Trung Hoa như vậy, đặc biệt liên quan đến vấn
đề kinh tế. Từ năm 2001 khi Tổng thống Bill Clinton chấp nhận cổ võ cho việc
tham dự vào WTO của Trung Cộng thì từ đó đến nay việc giao thương giữa Hoa Kỳ
và Trung Cộng đã đưa đến thâm hụt thương mại cho Hoa Kỳ lên tới 1 tỷ Mỹ kim mỗi
ngày. Từ năm 2001 đến năm 2010 chúng ta mất gần 3 triệu công ăn việc làm. Hơn
50 ngàn hãng xưởng phải đóng cửa. Chúng ta thấy có sự quan tâm đặc biệt của
chính giới Hoa Kỳ sau khi quyển sách này ra mắt cũng như tác động của nó lên
trên dư luận.
Truớc cuộc
tranh cử Tổng thống hai tác giả đã gần như đi khắp Hoa Kỳ để chiếu cuốn phim
cùng tên Death by China được ra mắt quần chúng ngay trước thời kỳ tranh cử Tổng
thống. Trong cuốn sách Diệu Chân thích nhất là hai ông nêu ra những tệ hại đe
dọa kinh hoàng của chế độ này mà hai ông còn đưa ra một loạt đề nghị để chúng
ta giải quyết vấn nạn của thế giới cũng như của Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tác giả Greg
Autry đang tổ chức một buổi họp mặt báo chí tại Palm Spring California để đánh
động và tạo dư luận trước khi Tổng thống Obama họp thượng đỉnh với chủ tịch Tập
Cận Bình. Chúng ta thấy hai ông không chỉ viết sách mang tính khảo cứu mà hai
ông là nhà hoạt động với lương tâm để đóng góp sự an lành, thịnh vuợng của
người dân tại Hoa Kỳ cũng như các nơi khác trên thế giới.
Mặc Lâm: Xin
cám ơn TS Trần Diệu Chân.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét