Một phần còn sót lại của Lũy Thầy. (Hình: GDVN) |
Nam Sơn Trần Văn Chi
Lũy Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu(Ca dao)
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu(Ca dao)
Lũy Thầy - còn có tên khác là
lũy Nhật Lệ và lũy Ðồng Hới - là một lũy quân sự tại khu vực ngày nay là
Ðồng Hới, Quảng Bình. Trong thời kỳ nầy, Quảng Bình bị chia cắt tại
sông Gianh. Ðồng Hới đã trở thành tiền đồn quan trọng của Chúa Nguyễn
với thành Ðồng Hới.
Lũy được Ðào Duy Từ
theo lệnh Chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ huy xây dựng nhằm mục đích bảo vệ
Ðàng Trong khỏi các cuộc tấn công của Chúa Trịnh Ðàng Ngoài. Nay
khách thăm Ðồng Hới, Quảng Bình, thường tìm tới Lũy Thầy, như thể để
nhìn lại một công trình quân sự mang tánh lịch sử. Nhưng dẫu đã đứng
ngay bên cạnh con đường khá đẹp, Quách Xuân Kỳ, chạy dọc theo dòng sông
Nhật Lệ, nếu không có người hướng dẫn thì khó mà tìm được Lũy Thầy nằm ở
đâu.
Lịch sử Lũy Thầy
Trong thời kỳ Bắc thuộc, khu vực ngày nay là Quảng Bình, có giai đoạn thuộc quận Tượng Lâm, có giai đoạn thuộc quận Nhật Nam.
Năm 192, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Ðến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành.
Sau cuộc chiến tranh Việt Chiêm 1069, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn thuộc lãnh thổ nước Ðại Việt.
Lũy Thầy gắn liền với nhà quân sự tài ba Ðào Duy Từ. Ông là người xã Hoa Trai, huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Lũy được ông hiến kế xây dựng, là một hệ thống thành lũy mang tính chất phòng ngự được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVII- XVIII) gồm các lũy: Trường Dục, Nhật Lệ, thuộc thành phố Ðồng Hới và huyện Quảng Ninh:
-Phòng tuyến Trường Dục xây dựng vào năm 1630.
Lũy được đắp bằng đất sét dài 10km, cao 3m, chân lũy rộng 6m.
-Phòng tuyến Nhật Lệ đắp năm 1631. Lũy cao 6m, dài hơn 12km, ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim.
Trong điều kiện trang bị của binh lính bấy giờ là mã tấu, dao dài thì hệ thống lũyThầy, quân lính đối phương từ xa tới không dễ công phá.
Chúa Trịnh đã rất nhiều lần Nam chinh nhưng đều thất bại bởi không qua được Lũy Thầy và Lũy Trường Dục và khiến Trịnh chúa phải nản long bỏ ý định chinh phạt.
Cũng từ đó các chúa Nguyễn đã xây dựng một vương triều thịnh trị ở vùng đất phía Nam để mở ra một thời kỳ phát triển thịnh vượng của triều đại gồm 9 chúa Nguyễn ở Ðàng trong.
Năm 192, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Ðến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành.
Sau cuộc chiến tranh Việt Chiêm 1069, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn thuộc lãnh thổ nước Ðại Việt.
Lũy Thầy gắn liền với nhà quân sự tài ba Ðào Duy Từ. Ông là người xã Hoa Trai, huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Lũy được ông hiến kế xây dựng, là một hệ thống thành lũy mang tính chất phòng ngự được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVII- XVIII) gồm các lũy: Trường Dục, Nhật Lệ, thuộc thành phố Ðồng Hới và huyện Quảng Ninh:
-Phòng tuyến Trường Dục xây dựng vào năm 1630.
Lũy được đắp bằng đất sét dài 10km, cao 3m, chân lũy rộng 6m.
-Phòng tuyến Nhật Lệ đắp năm 1631. Lũy cao 6m, dài hơn 12km, ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim.
Trong điều kiện trang bị của binh lính bấy giờ là mã tấu, dao dài thì hệ thống lũyThầy, quân lính đối phương từ xa tới không dễ công phá.
Chúa Trịnh đã rất nhiều lần Nam chinh nhưng đều thất bại bởi không qua được Lũy Thầy và Lũy Trường Dục và khiến Trịnh chúa phải nản long bỏ ý định chinh phạt.
Cũng từ đó các chúa Nguyễn đã xây dựng một vương triều thịnh trị ở vùng đất phía Nam để mở ra một thời kỳ phát triển thịnh vượng của triều đại gồm 9 chúa Nguyễn ở Ðàng trong.
Chia đôi đất nước
Trước sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh-Nguyễn đánh nhau lớn
bảy lần và một số lần đánh nhau quy mô nhỏ hơn. Chiến trường chủ yếu ở
hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay.
Hai bên đều có lợi
thế và yếu điểm nên không thể tiêu diệt được nhau, dù cùng mang chiêu
bài “Phù Lê.” Sau nhiều năm giao chiến, cả hai bên đều kiệt quệ về sức
người sức của nên phải chấp nhận đình chiến, chia cắt lâu dài. Sông
Gianh, sử sách hay gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Ðại
Việt thành Ðàng Trong và Ðàng Ngoài.
Họ Trịnh không thể tiến vào chiếm Thuận Hóa nên tập trung diệt tàn dư nhà Mạc ở Cao Bằng (1677), củng cố địa bàn Bắc Bộ.
Họ Nguyễn không thể ra Thăng Long nên dồn sức diệt Chiêm Thành, lấn sang Chân Lạp để mở mang bờ cõi vốn nhỏ hẹp về phía Nam. Hai bên đều có những chúa cai trị giỏi nên ổn định được lãnh thổ suốt hơn 100 năm.
Họ Trịnh không thể tiến vào chiếm Thuận Hóa nên tập trung diệt tàn dư nhà Mạc ở Cao Bằng (1677), củng cố địa bàn Bắc Bộ.
Họ Nguyễn không thể ra Thăng Long nên dồn sức diệt Chiêm Thành, lấn sang Chân Lạp để mở mang bờ cõi vốn nhỏ hẹp về phía Nam. Hai bên đều có những chúa cai trị giỏi nên ổn định được lãnh thổ suốt hơn 100 năm.
Ðào Duy Từ
Ðào Duy Từ (1572-1634) quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh
Gia, Thanh Hoa, thông minh, học rộng biết nhiều. Nhưng khi đi thi Hương
ông bị gạch bỏ tên vì có cha làm nghề phường chèo.
Ông buồn bực quay về, căm giận họ Trịnh lúc bấy giờ.
Rồi mùa Ðông năm Ất Dậu (1627). Ðào Duy Từ trốn được vào xứ Ðàng Trong.
Năm 1627, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gặp và trọng dụng Ðào Duy Từ. Nguyễn Phúc Nguyên gọi Ðào Duy Từ là thầy để tỏ lòng kính trọng. Năm Canh Ngọ 1630, ông chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng là Lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (1630) và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Ðâu Mâu (Ðồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
Ðào Duy Từ là một người văn võ song toàn đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững cơ đồ của mình tại Ðàng Trong trong suốt gần 50 năm giao tranh ác liệt với chúa Trịnh từ năm 1627-1672.
Người dân Ðàng Trong gọi hệ thống thành lũy phía Nam sông Gianh là Lũy Thầy để tỏ lòng tôn kính Ðào Duy Từ.
Sau này, vua Thiệu Trị đi qua hệ thống Lũy Thầy hùng vĩ đã xúc động trước công trình thành lũy và đã ban cho lũy này tên mới “Ðịnh Bắc trường thành” để nhớ ơn tổ tiên đã giữ vững cõi Nam.
Ông buồn bực quay về, căm giận họ Trịnh lúc bấy giờ.
Rồi mùa Ðông năm Ất Dậu (1627). Ðào Duy Từ trốn được vào xứ Ðàng Trong.
Năm 1627, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gặp và trọng dụng Ðào Duy Từ. Nguyễn Phúc Nguyên gọi Ðào Duy Từ là thầy để tỏ lòng kính trọng. Năm Canh Ngọ 1630, ông chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng là Lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (1630) và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Ðâu Mâu (Ðồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
Ðào Duy Từ là một người văn võ song toàn đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững cơ đồ của mình tại Ðàng Trong trong suốt gần 50 năm giao tranh ác liệt với chúa Trịnh từ năm 1627-1672.
Người dân Ðàng Trong gọi hệ thống thành lũy phía Nam sông Gianh là Lũy Thầy để tỏ lòng tôn kính Ðào Duy Từ.
Sau này, vua Thiệu Trị đi qua hệ thống Lũy Thầy hùng vĩ đã xúc động trước công trình thành lũy và đã ban cho lũy này tên mới “Ðịnh Bắc trường thành” để nhớ ơn tổ tiên đã giữ vững cõi Nam.
Khôn ngoan qua được Thanh Hà
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy.
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy.
Tháng Mười năm Giáp Tuất (1634), Ðào Duy Từ lâm bịnh nặng rồi mất,
thọ 63 tuổi. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đích thân đến thăm viếng.
Ðến năm thứ 5 đời vua Gia Long, Ðào Duy Từ được tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công. Năm 1836, cho sửa sang mộ phần.
Ðến năm thứ 5 đời vua Gia Long, Ðào Duy Từ được tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công. Năm 1836, cho sửa sang mộ phần.
Lũy Thầy bây giờ
Ðến năm 1994, Lũy Thầy được phục hồi lại và Quảng Bình Quan đã được
Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia vào năm 1992. Ban đêm, đèn thắp
sáng, nhìn Quảng Bình Quan rất đẹp.
Tuy nhiên, khi vào Quảng Bình Quan lại khá bất ngờ vì rất nhiều chỗ bị vỡ gạch không được sửa chữa, rác lại thải trong lòng di tích bừa bãi, dơ bẩn, cỏ dại mọc dày đặc.
Trải qua bao cuộc chiến tranh, dấu vết Lũy Thầy dẫu chỉ còn một đoạn đất vài trăm mét cũng là sự nhắc nhở về nhà chiến lược Ðào Duy Từ và nhắc nhở về thời Trịnh-Nguyễn phân tranh.
Bên cạnh di tích Lũy Thầy có tấm bia ghi:
“Phòng tuyến Nhật Lệ được xây dựng vào năm 1631, có chiều dài 12 km, cao 6m, rộng 6m thuộc hệ thống Trường Lũy Ðào Duy Từ. Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến.”
Bước theo những bậc cấp lên tận đỉnh Lũy Thầy thì gặp trạm hải đăng Nhật Lệ.
Trạm hải đăng cao ngạo nghễ dẫn đường cho tàu bè hàng đêm. Nhìn xuống là dòng sông Nhật Lệ trôi hiền hòa, dân chài vẫn bám sông trong cuộc mưu sinh.
Phải chăng người xưa và con người hiện tại vẫn có những điểm giao hòa trong không gian nơi này...
Tuy nhiên, khi vào Quảng Bình Quan lại khá bất ngờ vì rất nhiều chỗ bị vỡ gạch không được sửa chữa, rác lại thải trong lòng di tích bừa bãi, dơ bẩn, cỏ dại mọc dày đặc.
Trải qua bao cuộc chiến tranh, dấu vết Lũy Thầy dẫu chỉ còn một đoạn đất vài trăm mét cũng là sự nhắc nhở về nhà chiến lược Ðào Duy Từ và nhắc nhở về thời Trịnh-Nguyễn phân tranh.
Bên cạnh di tích Lũy Thầy có tấm bia ghi:
“Phòng tuyến Nhật Lệ được xây dựng vào năm 1631, có chiều dài 12 km, cao 6m, rộng 6m thuộc hệ thống Trường Lũy Ðào Duy Từ. Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến.”
Bước theo những bậc cấp lên tận đỉnh Lũy Thầy thì gặp trạm hải đăng Nhật Lệ.
Trạm hải đăng cao ngạo nghễ dẫn đường cho tàu bè hàng đêm. Nhìn xuống là dòng sông Nhật Lệ trôi hiền hòa, dân chài vẫn bám sông trong cuộc mưu sinh.
Phải chăng người xưa và con người hiện tại vẫn có những điểm giao hòa trong không gian nơi này...
Nam Sơn Trần Văn Chi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét