Chẳng riêng gạo, cà phê cũng ế nên cả doanh nghiệp lẫn người trồng cà phê khóc ròng. (Hình: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) |
Nông
nghiệp, nông thôn, nông dân tiếp tục là chủ đề nóng. Trong khi sản
lượng các loại nông sản tăng liên tục thì giá nông sản lại giảm liên tục
và nông dân gánh chịu toàn bộ thiệt hại.
Vào lúc này, giá ba ký lúa vẫn chưa bằng giá một ký ốc bươu vàng - vốn được xem là rác, chỉ được dùng để cho vịt ăn hoặc xay nhuyễn làm phân bón.
Vào lúc này, giá ba ký lúa vẫn chưa bằng giá một ký ốc bươu vàng - vốn được xem là rác, chỉ được dùng để cho vịt ăn hoặc xay nhuyễn làm phân bón.
Bà Phạm Chi Lan, một
chuyên gia kinh tế xem thực trạng vừa nêu là “sai lầm chiến lược”. Theo
bà Lan, nguyên nhân dẫn tới “sai lầm chiến lược khiến nông nghiệp, nông
thôn, nông dân (tam nông) ở Việt Nam rơi vào bế tắc” là “hậu quả của
định hướng chiến lược sai”.
Sai lầm đó khiến nông dân càng ngày
càng bần cùng, kể cả khi liên tục trúng mùa. Chỉ có thương lái, các
doanh nghiệp chuyên thu mua và xuất cảng lương thực hưởng lợi.
Theo những nghiên cứu mới nhất của Viện Chiến Lược và Chính Sách Nông Nghiệp, từ năm 2006 tới nay, mức sống của nông dân Việt Nam càng lúc càng thấp. Nông dân thua lỗ cả trong trồng trọt lẫn chăn nuôi. Bỏ ruộng, bỏ vườn, ngưng trồng cấy, nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá... đang có dấu hiệu trở thành phong trào.
Một chuyên gia kinh tế khác là ông Ngô Trí Long nhận định, đó là hệ quả của việc thiếu giám sát trong thực thi các chính sách ưu tiên nông nghiệp. Ông Long tiên đoán, nếu từ giờ tới cuối năm mà không có chính sách hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì sẽ xảy ra tình trạng lượng thực, thực phẩm khan hiếm.
Ông Long đưa ra vài lý do mà theo ông là nguyên nhân khiến giá các loại nông sản liên tục giảm. Ðó là nông sản Việt Nam không bảo đảm chất lượng và Việt Nam không chú ý nâng cao chất lượng của sản phẩm. Không có sàn giao dịch nông sản nên nông dân bị doanh nghiệp ép giá. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam không theo quy luật thị trường. Cả chính quyền lẫn nông dân không xác định được thị tường cần gì, cái gì là có hiệu quả, có lợi.
Bà Phạm Chi Lan thì lưu ý nông dân càng ngày càng ở thế bất lợi về rất nhiều mặt. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tuy gặp khó khăn nhưng nông dân còn khốn đốn hơn.
Chuyên gia kinh tế này cho rằng, cần xem xét lại chính sách nông nghiệp một cách toàn diện.
Theo những nghiên cứu mới nhất của Viện Chiến Lược và Chính Sách Nông Nghiệp, từ năm 2006 tới nay, mức sống của nông dân Việt Nam càng lúc càng thấp. Nông dân thua lỗ cả trong trồng trọt lẫn chăn nuôi. Bỏ ruộng, bỏ vườn, ngưng trồng cấy, nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá... đang có dấu hiệu trở thành phong trào.
Một chuyên gia kinh tế khác là ông Ngô Trí Long nhận định, đó là hệ quả của việc thiếu giám sát trong thực thi các chính sách ưu tiên nông nghiệp. Ông Long tiên đoán, nếu từ giờ tới cuối năm mà không có chính sách hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì sẽ xảy ra tình trạng lượng thực, thực phẩm khan hiếm.
Ông Long đưa ra vài lý do mà theo ông là nguyên nhân khiến giá các loại nông sản liên tục giảm. Ðó là nông sản Việt Nam không bảo đảm chất lượng và Việt Nam không chú ý nâng cao chất lượng của sản phẩm. Không có sàn giao dịch nông sản nên nông dân bị doanh nghiệp ép giá. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam không theo quy luật thị trường. Cả chính quyền lẫn nông dân không xác định được thị tường cần gì, cái gì là có hiệu quả, có lợi.
Bà Phạm Chi Lan thì lưu ý nông dân càng ngày càng ở thế bất lợi về rất nhiều mặt. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tuy gặp khó khăn nhưng nông dân còn khốn đốn hơn.
Chuyên gia kinh tế này cho rằng, cần xem xét lại chính sách nông nghiệp một cách toàn diện.
Trước đây, chính quyền Việt Nam chú trọng quá nhiều vào “an ninh lương thực”. Luôn tin rằng thị trường lương thực thế giới rộng lớn và Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển xuất cảng. Trong khi thực tế không phải như vậy. Vài năm gần đây một số quốc gia khác như Ấn Ðộ, Cambodia, Myanmar đẩy mạnh việc xuất cảng gạo và cạnh tranh với Việt Nam. Những quốc gia trước đây vốn phải nhập cảng gạo cũng đang cố gắng cải thiện việc sản xuất gạo để có thể tự cung, tự cấp nhiều hơn. Ðó là những lý do khiến gạo Việt Nam trở thành khó bán.
Theo bà Lan, việc chạy theo thành tích xuất cảng gạo hại nhiều hơn lợi. Số lượng gạo xuất cảng tăng nhưng giá xuất cảng giảm làm giá lúa giảm, trong khi chi phí sản xuất lúa tăng lên đang làm nông dân “thiệt kép”. Không nên sản xuất gạo nhiều như vừa qua. Thay vào đó, nên hướng dẫn, khuyến khích nông dân trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài gạo, Việt Nam còn chạy theo cà phê, với diện tích và sản lượng “quá đáng”.
Giống như ông Long, bà Lan tin rằng, chính sách nông nghiệp đúng đắn là nâng cao chất lượng của sản xuất nông nghiệp. Muốn cạnh tranh trên thị trường thế giới phải chú trọng chất lượng. Không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm thì có rẻ cũng không bán được. Không thể chủ trương cạnh tranh bằng giá rẻ mãi mà được. (G.Ð.)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét