Giải quyết va chạm bằng cách: bạo hành. |
PHẠM XUÂN NGUYÊN
Tôi phải xin lỗi ngay tất cả những người Việt hiền lành vì cái tựa bài
viết này. Nhưng hằng ngày tham gia giao thông trên đường chứng kiến
nhiều cảnh va chạm, và bản thân cũng từng là nạn nhân hoặc chủ nhân của
những vụ va chạm xe cộ, tôi không thể nói khác hơn là trong mỗi người
chúng ta đều tiềm tàng một sự hung ác chỉ chực bùng lên.
Bất luận đúng sai thế nào chưa biết khi có va quẹt, đụng độ trên đường, mỗi bên đều sẵn sàng sửng cồ, nóng mặt, nặng lời với nhau, đổ lỗi cho nhau, và tệ hại nhất là xông vào nhau đánh đấm, hành hung, mặc cho giao thông vì thế bị ách tắc, mặc cho cơ thể vì thế bị tổn thương, và trầm trọng nhất là có thể mạng sống con người bị cướp đi không phải vì chính sự đụng độ mà là do hai bên đụng độ quyết “ăn thua đủ” với nhau.
Bất luận đúng sai thế nào chưa biết khi có va quẹt, đụng độ trên đường, mỗi bên đều sẵn sàng sửng cồ, nóng mặt, nặng lời với nhau, đổ lỗi cho nhau, và tệ hại nhất là xông vào nhau đánh đấm, hành hung, mặc cho giao thông vì thế bị ách tắc, mặc cho cơ thể vì thế bị tổn thương, và trầm trọng nhất là có thể mạng sống con người bị cướp đi không phải vì chính sự đụng độ mà là do hai bên đụng độ quyết “ăn thua đủ” với nhau.
Câu chuyện
vừa xảy ra trước sân bay Tân Sơn Nhất giữa một tài xế xe tải và một tài
xế taxi (Tuổi Trẻ ngày 12-9 và tuoitre.vn) thêm một lần nữa cho thấy sự
hung hãn của người ta hiện nay.
Hằng ngày đọc báo ai mà chẳng bắt gặp nhiều chuyện còn đau lòng hơn khi chỉ vì một va vấp, đụng chạm cỏn con, lẽ ra có thể thu xếp ổn thỏa, có thể dàn hòa làm lành thì máu người phải đổ, mạng người phải bỏ.
Tại sao như vậy? Có thật người Việt hung hãn không? Hay môi trường sống hiện nay căng thẳng quá, khắc nghiệt quá, khiến ngay cả người hiền lành cũng không thể nín nhịn, không thể chấp nhận một lời xin lỗi, một câu giải thích?
Chúng ta đang lưu thông trên đường hằng ngày trong một khung cảnh giao thông hỗn độn, bát nháo, tiềm tàng nhiều hiểm nguy, mà ngay cả khi mình đi đúng đường đúng luật, mình chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông vẫn rất dễ bị thương tật và thương tổn.
Hằng ngày đọc báo ai mà chẳng bắt gặp nhiều chuyện còn đau lòng hơn khi chỉ vì một va vấp, đụng chạm cỏn con, lẽ ra có thể thu xếp ổn thỏa, có thể dàn hòa làm lành thì máu người phải đổ, mạng người phải bỏ.
Tại sao như vậy? Có thật người Việt hung hãn không? Hay môi trường sống hiện nay căng thẳng quá, khắc nghiệt quá, khiến ngay cả người hiền lành cũng không thể nín nhịn, không thể chấp nhận một lời xin lỗi, một câu giải thích?
Chúng ta đang lưu thông trên đường hằng ngày trong một khung cảnh giao thông hỗn độn, bát nháo, tiềm tàng nhiều hiểm nguy, mà ngay cả khi mình đi đúng đường đúng luật, mình chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông vẫn rất dễ bị thương tật và thương tổn.
Làm sao để mọi người tham gia giao
thông có ý thức đúng trên đường, từ đó biết cách xử lý đúng lẽ đúng tình
với những sai phạm xảy ra? Tôi nói thật, nhiều khi tôi đã muốn đâm xe
vào những kẻ vượt đèn đỏ ở các ngã tư khi tôi đang ở chiều đèn xanh được
phép đi.
Đèn xanh vừa bật, xe thuận chiều được phép đi thì bỗng đâu có những xe bất chấp đèn đỏ từ phía họ cứ phóng vọt lên, ngáng trở luồng chuyển động hợp pháp.
Trong hoàn cảnh đó, tôi hay người nào khác có đâm xe vào kẻ đi trái luật thì tôi không có lỗi. Song ai sẽ đứng ra giải quyết vụ “đâm xe” đúng luật đó? Lâu nay chúng ta đều chịu nhượng bộ, lùi bước trước sự sai trái của một số ít người ngay trước mắt chúng ta, rất công khai, rõ ràng.
Hơn thế nữa, nếu người đi đúng hiệu đèn làn đường mà va phải (tôi định dùng chữ “lỡ” ở đây nhưng lại thôi vì đâu phải là “lỡ”) người đi trái thì thường còn bị lôi thôi, rắc rối. Cái đúng bị cái sai lấn át, đè bẹp.
Bài toán giao thông chính là ở chỗ đó. Tôi lái ôtô đến ngã tư được phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở làn rẽ có vạch quy định trên mặt đường đã bị nhiều người đứng chắn mất, vậy tôi phải làm gì? Cho xe thúc đít những người đứng sai chỗ trên đường, tức là sai luật, thì tôi có được vô tội không?
Câu chuyện về hai người tài xế vậy là thành chuyện tính hung hãn của người Việt có phải là sẵn có hay là chuyện văn hóa giao thông của người Việt đang man rợ, sơ khai?
Nếu không có cái nhìn tổng thể cả về hệ thống giao thông, hệ thống luật pháp, hệ thống văn hóa thì tôi chắc mỗi người chúng ta vẫn đang thường trực bị vừa là nạn nhân vừa là chủ nhân của những tai nạn thể xác và tinh thần khi tham gia giao thông hiện nay. Ai dám chắc mình không nổi khùng lên khi bị va chạm, đụng độ xe cộ?
Mỗi người hãy trung thực trả lời câu hỏi này thì sẽ thấy mình không vô can trước những sự cố xảy ra như cơm bữa hằng ngày trên đường. Người dân phải có ý thức từ mình. Và chính quyền phải có trách nhiệm về mình.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
Đèn xanh vừa bật, xe thuận chiều được phép đi thì bỗng đâu có những xe bất chấp đèn đỏ từ phía họ cứ phóng vọt lên, ngáng trở luồng chuyển động hợp pháp.
Trong hoàn cảnh đó, tôi hay người nào khác có đâm xe vào kẻ đi trái luật thì tôi không có lỗi. Song ai sẽ đứng ra giải quyết vụ “đâm xe” đúng luật đó? Lâu nay chúng ta đều chịu nhượng bộ, lùi bước trước sự sai trái của một số ít người ngay trước mắt chúng ta, rất công khai, rõ ràng.
Hơn thế nữa, nếu người đi đúng hiệu đèn làn đường mà va phải (tôi định dùng chữ “lỡ” ở đây nhưng lại thôi vì đâu phải là “lỡ”) người đi trái thì thường còn bị lôi thôi, rắc rối. Cái đúng bị cái sai lấn át, đè bẹp.
Bài toán giao thông chính là ở chỗ đó. Tôi lái ôtô đến ngã tư được phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở làn rẽ có vạch quy định trên mặt đường đã bị nhiều người đứng chắn mất, vậy tôi phải làm gì? Cho xe thúc đít những người đứng sai chỗ trên đường, tức là sai luật, thì tôi có được vô tội không?
Câu chuyện về hai người tài xế vậy là thành chuyện tính hung hãn của người Việt có phải là sẵn có hay là chuyện văn hóa giao thông của người Việt đang man rợ, sơ khai?
Nếu không có cái nhìn tổng thể cả về hệ thống giao thông, hệ thống luật pháp, hệ thống văn hóa thì tôi chắc mỗi người chúng ta vẫn đang thường trực bị vừa là nạn nhân vừa là chủ nhân của những tai nạn thể xác và tinh thần khi tham gia giao thông hiện nay. Ai dám chắc mình không nổi khùng lên khi bị va chạm, đụng độ xe cộ?
Mỗi người hãy trung thực trả lời câu hỏi này thì sẽ thấy mình không vô can trước những sự cố xảy ra như cơm bữa hằng ngày trên đường. Người dân phải có ý thức từ mình. Và chính quyền phải có trách nhiệm về mình.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét