Ô nhiễm trong nhà rất nguy hiểm. Nguồn: cimsi.org.vn |
Nguyễn Văn Trung
Nói
đến ô nhiễm, người ta thường nghĩ chỉ có ngoài đường mới ô nhiễm, và
tin rằng ngôi nhà mình đang ở là tổ ấm an toàn nhất. Thực tế
thì hầu hết các ngôi nhà thân yêu mà chúng ta đang ở có thể chứa
đầy những mối nguy hiểm tiềm tàng do bị ô nhiễm.
Sự
ô nhiễm đó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ chúng ta vì thời gian
chúng ta có mặt, sinh hoạt trong nhà thường không dưới 12 giờ mỗi ngày,
nghĩa là khoảng một nửa thời gian trong 24 giờ vàng ngọc mỗi ngày. Chính
sự “đều đặn” đó sẽ làm nên sự tích tụ sinh học các chất ô nhiễm trong
cơ thể, gây tác động lâu dài đến sức khoẻ.
Ô nhiễm trong nhà
cũng giống như ô nhiễm bên ngoài khi xét về sự “đa dạng” của các loại ô
nhiễm. Nó rất “toàn diện”, có ô nhiễm hoá học, có ô nhiễm vật lý, có ô
nhiễm sinh học và có cả ô nhiễm...cảm quan.
Ô nhiễm hoá học: Các
chất độc hại hiện diện trong nhà thì vô cùng“phong phú”. Chúng có thể
được phát sinh từ các đồ đạc, vật dụng, hoạt động trong nhà. Tác nhân
gây ô nhiễm quan trọng nhất là các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC). VOC có
thể tìm thấy trong các sản phẩm như vật liệu xây dựng, vật liệu che phủ
(sơn, giấy dán tường, véc-ni, tấm lót nền nhà...), đồ đạc, bụi, khói
thuốc lá, khói bếp do đốt nhiên liệu, thuốc xịt côn trùng, nước hoa xịt
phòng, keo dán tổng hợp…
Nước xịt phòng-một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà. |
Các loại sơn như sơn tường thường chứa
nhiều loại hoá chất (như chất chống mốc), có nguy cơ gây độc hay gây dị
ứng. Đặc biệt nếu sử dụng loại sơn dùng ngoài trời để sơn trong nhà (với
tâm lý sơn dùng ngoài trời “tốt hơn”) thì mức độ độc hại có thể tăng
thêm, vì sơn ngoài trời thường chứa một số chất có độc tính, với nồng độ
khá cao để chống rêu, mốc, giữ bền màu...
Những chất hóa học trong những sản phẩm như thuốc diệt côn trùng, chất tạo mùi, khử mùi cũng sẽ góp phần làm tăng mức ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.
Những chất hóa học trong những sản phẩm như thuốc diệt côn trùng, chất tạo mùi, khử mùi cũng sẽ góp phần làm tăng mức ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.
Ô nhiễm sinh học: Một
số tác nhân gây ô nhiễm khác có nguồn gốc sinh học như những loại nấm
mốc và vi khuẩn: Nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn thường xuyên có trong
nhà là nguyên nhân gây ra dị ứng, bệnh hô hấp... Ngoài ra còn có các
loại mạt bụi trên đệm, gối, chăn và thảm. Loại thường gặp nhất là
Dermatophagoides pteronyssinus, nó sinh ra các chất gây dị ứng mạnh.
Thú cưng rất dễ thương, nhưng lông thú dễ gây dị ứng. |
Thêm vào đó, lông thú cưng nuôi trong nhà như chó và mèo cũng là tác nhân gây dị ứng.
Ô nhiễm vật lý: các
sóng điện từ như sóng radio, TV, cell phone, bức xạ từ lò vi sóng, màn
hình...có ảnh hưởng nhất định lên cơ thể con người. Điều nguy hiểm là
các giác quan của con người không thể nhận biết tình trạng ô nhiễm sóng
điện từ. Với sóng điện từ, ngay cả khi “liều lượng” bức xạ rất cao, các
giác quan đều vô cảm và do đó cơ thể không thể phát sinh các phản ứng tự
vệ.
Ô nhiễm cảm quan:
Chẳng hạn như cách bài trí rối mắt, lộn xộn, thiếu trật tự, ngăn nắp
trong nhà, hoặc cách dùng màu sắc, ánh sáng không hợp lý sẽ làm suy giảm
chất lượng sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Ánh sáng có
cường độ quá cao hoặc màu sắc ánh sáng không phù hợp sẽ làm nhức đầu,
mệt mỏi, căng thẳng, bực bội và tăng cảm giác lo âu.
Một điều đáng buồn là các tác nhân gây ô nhiễm trong nhà có thể được tìm thấy ở khắp nơi trong nhà. Hãy thử điểm qua một vài nơi “tiềm tàng” các nguy cơ cao nhất gây ô nhiễm tổ ấm của bạn:
Một điều đáng buồn là các tác nhân gây ô nhiễm trong nhà có thể được tìm thấy ở khắp nơi trong nhà. Hãy thử điểm qua một vài nơi “tiềm tàng” các nguy cơ cao nhất gây ô nhiễm tổ ấm của bạn:
-Từ nhà bếp: trong khi nấu
ăn thì khói, dầu mỡ và các chất phát sinh trong quá trình đó sẽ bốc ra
làm ô nhiễm không khí. Nếu bếp không được thông thoáng thì chúng sẽ tác
động nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra, nhà bếp còn được ghi
nhận là nơi chứa nhiều chủng loại vi khuẩn nguy hiểm nhất trong nhà
(vượt xa cả nhà... vệ sinh) như trên dao thớt, chậu rửa...
-Từ phòng tắm: Nhiều loại vi trùng, nấm mốc nguy hiểm ẩn mình bên trong vòi tắm hoa sen. Chúng có thể gây ra các chứng bệnh về phổi và đường hô hấp. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra loại vi khuẩn mycobacterium rất nguy hiểm gây bệnh phổi từ lâu đã “tạm trú” bên trong các vòi sen.
-Từ phòng tắm: Nhiều loại vi trùng, nấm mốc nguy hiểm ẩn mình bên trong vòi tắm hoa sen. Chúng có thể gây ra các chứng bệnh về phổi và đường hô hấp. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra loại vi khuẩn mycobacterium rất nguy hiểm gây bệnh phổi từ lâu đã “tạm trú” bên trong các vòi sen.
Làm sao để phòng ngừa ô nhiễm trong nhà?
Nguyên tắc chung nhất, hiệu quả nhất để phòng ngừa ô nhiễm trong nhà là phải loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm, cải thiện tình trạng thông gió, ánh sáng mặt trời trong nhà.
Nguyên tắc chung nhất, hiệu quả nhất để phòng ngừa ô nhiễm trong nhà là phải loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm, cải thiện tình trạng thông gió, ánh sáng mặt trời trong nhà.
Làm vệ sinh nhà cửa
thường xuyên: Cố gắng vệ sinh nhà cửa thường xuyên, loại trừ các nguồn
làm phát sinh bụi, nấm mốc, vi khuẩn. Nên dùng khăn ướt, ẩm (để tránh
bụi bay làm ô nhiễm không khí) lau chùi các đồ đạc và nền nhà.
Cần chú ý làm vệ sinh phòng tắm, vòi sen, làm sạch các vật dụng nhà bếp.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên và khí trời: Cần mở cửa sổ, cửa lớn thông khí và chiếu sáng cho căn nhà để cho những chất độc hại trong nhà có thể thoát ra ngoài, ánh sáng tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế nấm mốc phát triển...Đặc biệt, nên chú ý tăng thêm thời gian thông gió cho phòng ngủ. Khi sử dụng bếp nên bật quạt thông gió hay mở cửa cho thoáng. Với đồ nội thất mới hoặc các căn phòng mới sửa chữa, sơn quét lại cần mở cửa để bay bớt mùi dung môi.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên và khí trời: Cần mở cửa sổ, cửa lớn thông khí và chiếu sáng cho căn nhà để cho những chất độc hại trong nhà có thể thoát ra ngoài, ánh sáng tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế nấm mốc phát triển...Đặc biệt, nên chú ý tăng thêm thời gian thông gió cho phòng ngủ. Khi sử dụng bếp nên bật quạt thông gió hay mở cửa cho thoáng. Với đồ nội thất mới hoặc các căn phòng mới sửa chữa, sơn quét lại cần mở cửa để bay bớt mùi dung môi.
Đón ánh sáng mặt trời vào nhà. |
Hạn chế sử dụng hoá chất: về nguyên tắc thì
chất thơm thường độc, do đó nên hạn chế sử dụng các sản phẩm làm sạch,
tạo mùi có chứa các chất hóa học tổng hợp. Thay vào đó, có thể sử dụng
các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và trong nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của bạn có một không khí trong lành, không nên nuôi động vật trong phòng.
Nào! Để bảo vệ sức khoẻ cho mọi người trong gia đình, cuối tuần này mọi người hãy làm vệ sinh ngôi nhà thân yêu của mình đi nhé!
Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và trong nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của bạn có một không khí trong lành, không nên nuôi động vật trong phòng.
Nào! Để bảo vệ sức khoẻ cho mọi người trong gia đình, cuối tuần này mọi người hãy làm vệ sinh ngôi nhà thân yêu của mình đi nhé!
Nguyễn Văn Trung
0 nhận xét:
Đăng nhận xét