Vận động trường quốc gia Mane Garrincha ở thủ đô Brasilia (Hình: Brazilian Government website on the 2014 World Cup) |
“Kỹ nghệ thể thao” là một hệ thống những dịch vụ với doanh số hàng tỷ dollars ở khắp mọi quốc gia trên thế giới.
Thu nhập hợp pháp trực tiếp là do việc tổ chức, bán vé, bản quyền
truyền hình, quảng cáo và xung quanh đó là các hoạt động của truyền
thông chuyên đề, tổ chức cá cược, kinh doanh thương mại, xây dựng cơ sở,
sản xuất và bán dụng cụ thể thao, áo quần, kỷ vật … Từ đó cũng phát
sinh những hình thức thu nhập bất hợp pháp lớn nhỏ từ đầu cơ, vé chợ
đen, bán độ kết quả trận đấu, đến hối lộ những giới chức có thẩm quyền,
tham nhũng trong các công tác xây dựng.
Hoạt động càng
lớn, tiền càng nhiều, thì mức độ tham nhũng càng đáng kể và các Thế Vận
Hội, FIFA World Cup không tránh khỏi xảy ra tệ nạn này. Gần đây nhất,
Thế Vận Hội Mùa Đông ở Sochi bị coi là có tình trạng tham nhũng nặng nề
trong các công tác xây dựng, đồng thời nhiều giới chức IOC (Ủy Hội Thế
Vận Quốc Tế) và FIFA bị nghi ngờ đã từng nhận hối mại để chấp thuận nơi
tổ chức, chẳng hạn như tại Qatar.
Hiện nay những phê phán chỉ
trích đang tập trung vào Brazil nơi sẽ diễn ra FIFA World Cup trong một
tháng nữa. Nhiều bằng chứng cho thấy tham nhũng xảy ra trong các công
tác xây dựng cơ sở chuẩn bị World Cup. Các kiểm toán viên nhà nước nói
rằng hầu hết số lạm chi là do mánh lới gian lận những hóa đơn của nhà
thầu.
Phí tổn để xây dựng mới hay tân trang 12 sân bóng tại 12 thành phố ở
Brazil tăng hơn gấp 4 lần con số dự trù ban đầu, lên tới $4.2 tỷ. Một số
các sân bóng được xây dựng tại những thành phố ít có nhu cầu sử dụng.
Chẳng hạn Brasilia không có câu lạc bộ bóng đá nào, và người ta cũng cho
là sau World Cup các sân ở Manaus hay Cuiaba sẽ bỏ trống phí phạm.
Chi phí cho việc phát triển cơ sở hạ tầng là $6 tỷ, tập trung vào
việc mở rộng hệ thống đường giao thông đi đến và quanh khu vực các sân
bóng, phi trường, khách sạn. Không phải tất cả những phương tiện đường
lộ này đều sẽ phục vụ dân chúng các thành phố, đang cần cải thiện tình
trạng đi lại trong sinh hoạt hàng ngày.
Vận động trường quốc gia tại thủ đô Brasilia, được xây dựng từ năm 1974 với sức chứa 73,000 khán giả, tới 2010 sân này được phá hủy hoàn toàn để làm lại mới với phí tổn $900 triệu, gấp ba lần dự chi. Được đặt tên của cầu thủ đã đưa đội tuyển Brazil hai lần đoạt cúp thế giới năm 1958 và 1962, sân Mane Garrincha 68,000 ghế là sân bóng đắt tiền đứng hàng thứ nhì trên thế giới sau sân Wembley ở London. Giống như các kiến trúc mới lạ khác tại Brasilia khi nơi này từ miền đất hoang được lập thành thủ đô, sân Mane Garrincha kiến trúc hình tròn có 288 cột đỡ chiếc mái hình vành khuyên. Sau 7 trận World Cup trong đó có trận tranh hạng ba ngày 12 tháng 7, có lẽ còn lâu lắm mới thấy lại một trận bóng đá trên sân này.
Tài trợ cho việc xây dựng các sân bóng hoàn toàn dựa vào ngân quỹ liên bang ở các địa phương thu từ dân đóng thuế. Các kiểm toán viên nói rằng có những khoản đội giá trắng trợn. Ví dụ chi phí vận chuyển vật liệu tiền chế làm khán đài, dự chi $4,700, thực chi trên hóa đơn tính với chính quyền $1.5 triệu.
Thép dùng trong việc xây dựng sân Mane Garrincha chiếm khoảng 1/5 tổng chi phí, theo các kiểm toán viên do kế hoạch kém cỏi và công tác cắt thép phí phạm, phí tổn tăng $28 triệu. Tại Brasilia, 12% thép bị phế thải trong khi các nhà thầu xây dựng sân Manaus chỉ phải loại bỏ 5% và ở Cuiaba không tốn chút nào.
Các nhân viên kiểm toán cũng cho biết họ phát hiện ra $2.3 triệu vật liệu được tính nhiều lần trên hóa đơn.
Claudio Monteiro, chủ tịch ủy ban World Cup Brazil, người có trách nhiệm giám sát công tác, phủ nhận những cáo buộc này và nói rằng sẽ chứng minh là các phúc trình ấy vô căn cứ.
Theo lời bộ trưởng thế thao Aldo Rebelo, đảng viên đảng cộng sản Brazil, “Nếu quả thật có những hành vi tham nhũng công quỹ, các người trách nhiệm sẽ phải giải đáp trước tòa án. Không ai được phép làm hại World Cup này.
Các công tố viên liên bang cho đến bây giờ chưa truy tố cá nhân hay công ty nào trong vụ World Cup. Sẽ phải mất nhiều năm kiểm toán viên mới có thể chung quyết báo cáo, sau đó các tòa dân sự sẽ quyết định có truy tố hình sự hay không, Nhưng Liên Bang đã cho mở hơn một chục cuộc điều tra về sự thâm lạm công quỹ.
Gil Castelo Branco, sáng lập viên Open Accounts, một tổ chức theo dõi việc chi tiêu của chính quyền, nói: “Có tham nhũng ở World Cup hay không? Câu trả lời là có, không thể nghi ngờ. Chỗ nào có tiền thì có tham nhũng và ở Brazil bây giờ những khoản tiền lớn liên quan tới World Cup.”
Các quan sát viên và dư luận phán xét theo một khía cạnh khác, đó là mối quan hệ chặt chẽ giữ các đại gia và chính trị gia, viên chức chính quyền trung ương cũng như địa phương.
Tổ hợp thầu xây dựng hay tân tạo 4 sân trong đó có Brasilia là công ty xây dựng của Andrade Gutierrez và hãng thiết kế Via Engenharia.
Năm 2008 AndradeGutierrez đóng góp $73,180 cho các ứng cử viên trong cuộc bầu cử địa phương. Bốn năm sau, khi đã biết World Cup sẽ tranh ở những thành phố nào và những đảng nắm quyền tại các nơi ấy, tiền ủng hộ cho bầu cử là $37.1 triệu, nghĩa là tăng lên 500 lần, vượt xa tỷ lệ gia tăng 84% về tiền đóng góp của các công ty khác.
Oderbecht, một nhà thầu xây dựng lớn khác của Brazil, tiền ủng hộ bầu cử cũng tăng lên 127 lần – từ $90,909 năm 2008 lên $11.6 triệu năm 2012. Ông này trúng thầu xây dựng 3 sân và cải tạo/điều hành sân Maracana ở Rio de Janeiro.
Vận động trường quốc gia tại thủ đô Brasilia, được xây dựng từ năm 1974 với sức chứa 73,000 khán giả, tới 2010 sân này được phá hủy hoàn toàn để làm lại mới với phí tổn $900 triệu, gấp ba lần dự chi. Được đặt tên của cầu thủ đã đưa đội tuyển Brazil hai lần đoạt cúp thế giới năm 1958 và 1962, sân Mane Garrincha 68,000 ghế là sân bóng đắt tiền đứng hàng thứ nhì trên thế giới sau sân Wembley ở London. Giống như các kiến trúc mới lạ khác tại Brasilia khi nơi này từ miền đất hoang được lập thành thủ đô, sân Mane Garrincha kiến trúc hình tròn có 288 cột đỡ chiếc mái hình vành khuyên. Sau 7 trận World Cup trong đó có trận tranh hạng ba ngày 12 tháng 7, có lẽ còn lâu lắm mới thấy lại một trận bóng đá trên sân này.
Tài trợ cho việc xây dựng các sân bóng hoàn toàn dựa vào ngân quỹ liên bang ở các địa phương thu từ dân đóng thuế. Các kiểm toán viên nói rằng có những khoản đội giá trắng trợn. Ví dụ chi phí vận chuyển vật liệu tiền chế làm khán đài, dự chi $4,700, thực chi trên hóa đơn tính với chính quyền $1.5 triệu.
Thép dùng trong việc xây dựng sân Mane Garrincha chiếm khoảng 1/5 tổng chi phí, theo các kiểm toán viên do kế hoạch kém cỏi và công tác cắt thép phí phạm, phí tổn tăng $28 triệu. Tại Brasilia, 12% thép bị phế thải trong khi các nhà thầu xây dựng sân Manaus chỉ phải loại bỏ 5% và ở Cuiaba không tốn chút nào.
Các nhân viên kiểm toán cũng cho biết họ phát hiện ra $2.3 triệu vật liệu được tính nhiều lần trên hóa đơn.
Claudio Monteiro, chủ tịch ủy ban World Cup Brazil, người có trách nhiệm giám sát công tác, phủ nhận những cáo buộc này và nói rằng sẽ chứng minh là các phúc trình ấy vô căn cứ.
Theo lời bộ trưởng thế thao Aldo Rebelo, đảng viên đảng cộng sản Brazil, “Nếu quả thật có những hành vi tham nhũng công quỹ, các người trách nhiệm sẽ phải giải đáp trước tòa án. Không ai được phép làm hại World Cup này.
Các công tố viên liên bang cho đến bây giờ chưa truy tố cá nhân hay công ty nào trong vụ World Cup. Sẽ phải mất nhiều năm kiểm toán viên mới có thể chung quyết báo cáo, sau đó các tòa dân sự sẽ quyết định có truy tố hình sự hay không, Nhưng Liên Bang đã cho mở hơn một chục cuộc điều tra về sự thâm lạm công quỹ.
Gil Castelo Branco, sáng lập viên Open Accounts, một tổ chức theo dõi việc chi tiêu của chính quyền, nói: “Có tham nhũng ở World Cup hay không? Câu trả lời là có, không thể nghi ngờ. Chỗ nào có tiền thì có tham nhũng và ở Brazil bây giờ những khoản tiền lớn liên quan tới World Cup.”
Các quan sát viên và dư luận phán xét theo một khía cạnh khác, đó là mối quan hệ chặt chẽ giữ các đại gia và chính trị gia, viên chức chính quyền trung ương cũng như địa phương.
Tổ hợp thầu xây dựng hay tân tạo 4 sân trong đó có Brasilia là công ty xây dựng của Andrade Gutierrez và hãng thiết kế Via Engenharia.
Năm 2008 AndradeGutierrez đóng góp $73,180 cho các ứng cử viên trong cuộc bầu cử địa phương. Bốn năm sau, khi đã biết World Cup sẽ tranh ở những thành phố nào và những đảng nắm quyền tại các nơi ấy, tiền ủng hộ cho bầu cử là $37.1 triệu, nghĩa là tăng lên 500 lần, vượt xa tỷ lệ gia tăng 84% về tiền đóng góp của các công ty khác.
Oderbecht, một nhà thầu xây dựng lớn khác của Brazil, tiền ủng hộ bầu cử cũng tăng lên 127 lần – từ $90,909 năm 2008 lên $11.6 triệu năm 2012. Ông này trúng thầu xây dựng 3 sân và cải tạo/điều hành sân Maracana ở Rio de Janeiro.
Đa số thẩm phán Tối Cao Pháp Viện
tháng trước đã biểu quyết cấm các công ty xí nghiệp đóng góp tài chính
vào bầu cử để tránh những hành vi tham nhũng.
Chính quyền Brazil đến nay đã đầu tư $13.7 cho World Cup và có thể sẽ
vượt quá $14 tỷ, so sánh với ngân sách giáo dục tại Brazil là $37 tỷ.
Vì vậy trong các cuộc biểu tình trước đây đã có những biểu ngữ kêu gọi
bà Tổng Thống Dilma Rousseff hãy dùng tiền này cho công tác giáo dục và
cải tiến vấn đề giao thông công cộng ở các thành phố.
Tuy nhiên World Cup là một sự kiện mà Brazil đã vận động tranh đấu để được FIFA chấp thuận cho Brazil tổ chức và không thể nào thiếu sót trong các công tác chuẩn bị cơ sở thể thao. Hơn nữa Brazil cũng hy vọng một số các cơ sở sẽ còn được dùng cho Thế Vận Hội 2016.
Giáo sư Bent Flyvbjerg trường kinh doanh Said thuộc Đại Học Oxford, nói rằng khi một quốc gia đăng cai tổ chức một sự kiện thể thao lớn toàn cầu, “trên căn bản họ đã ký một ngân phiếu khống.” Các nhà thầu biết rằng sự kiện này phải được diễn ra vào thời điểm ấn định và dùng lợi thế ấy để đòi hỏi tăng tiền, chậm trễ hạn kỳ và càng gần tới ngày tổ chức họ càng có tiếng nói mạnh.
Theo FIFA trong 4 thập niên qua, chưa có công tác chuẩn bị nào trễ hạn kỳ như là Brazil.
Cuối cùng, người ta cũng còn có thể hoài nghi các giới chức trách nhiệm Brazil sẽ quản lý và điều hành giải World Cup đắt tiền nhất từ trước đến nay, $11.5 tỷ như thế nào.
Dân chúng Brazil hâm mộ bóng đá vào bậc nhất thế giới, nhưng nhiều người cảm thấy World Cup và quốc gia họ bị nhiều giới lợi dụng vào mục tiêu khác. Những cuộc biểu tình phản đối vẫn còn tiếp diễn và phát triển tới mức độ mà trong một cuộc họp báo hồi tháng 4, ông Tổng Thư Ký FIFA Jerome Valcke đã phải nói thật: “Đôi khi ít dân chủ lại là chuyện tốt hơn cho việc tổ chức World Cup.” Theo ông có lẽ World Cup 2018 ở Nga sẽ ít có vấn đề hơn. (HC)
Hà Tường Cát / Người Việt
Tuy nhiên World Cup là một sự kiện mà Brazil đã vận động tranh đấu để được FIFA chấp thuận cho Brazil tổ chức và không thể nào thiếu sót trong các công tác chuẩn bị cơ sở thể thao. Hơn nữa Brazil cũng hy vọng một số các cơ sở sẽ còn được dùng cho Thế Vận Hội 2016.
Giáo sư Bent Flyvbjerg trường kinh doanh Said thuộc Đại Học Oxford, nói rằng khi một quốc gia đăng cai tổ chức một sự kiện thể thao lớn toàn cầu, “trên căn bản họ đã ký một ngân phiếu khống.” Các nhà thầu biết rằng sự kiện này phải được diễn ra vào thời điểm ấn định và dùng lợi thế ấy để đòi hỏi tăng tiền, chậm trễ hạn kỳ và càng gần tới ngày tổ chức họ càng có tiếng nói mạnh.
Theo FIFA trong 4 thập niên qua, chưa có công tác chuẩn bị nào trễ hạn kỳ như là Brazil.
Cuối cùng, người ta cũng còn có thể hoài nghi các giới chức trách nhiệm Brazil sẽ quản lý và điều hành giải World Cup đắt tiền nhất từ trước đến nay, $11.5 tỷ như thế nào.
Dân chúng Brazil hâm mộ bóng đá vào bậc nhất thế giới, nhưng nhiều người cảm thấy World Cup và quốc gia họ bị nhiều giới lợi dụng vào mục tiêu khác. Những cuộc biểu tình phản đối vẫn còn tiếp diễn và phát triển tới mức độ mà trong một cuộc họp báo hồi tháng 4, ông Tổng Thư Ký FIFA Jerome Valcke đã phải nói thật: “Đôi khi ít dân chủ lại là chuyện tốt hơn cho việc tổ chức World Cup.” Theo ông có lẽ World Cup 2018 ở Nga sẽ ít có vấn đề hơn. (HC)
Hà Tường Cát / Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét