Bộ trường QP Trung quốc Thường Vạn Toàn và Bộ trưởng QP Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Myanmar |
Trong dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN-Trung
quốc tại Myanmar, vào chiều ngày 19-5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
Thường Vạn Toàn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
Phùng Quang Thanh và đưa ra những lời tuyên bố trịch thượng rằng "hoạt động tác nghiệp khoan thăm dò chính
đáng trên vùng biển Tây Sa là quyền lợi của Trung Quốc, không có ai
có thể ngăn cản được. Việt Nam cần tôn trọng lịch sử, nhìn thẳng vào
thực tế, xuất phát từ đại cục hữu nghị Trung-Việt, không nên đã sai
lại càng sai, trở thành sai lầm lớn." Cơ quan truyền thông quốc tế của
Trung quốc trích dẫn lời ông Thường Vạn Toàn nhằm lên án Việt Nam cho biết
"thời gian qua, Việt Nam tiến hành quấy nhiễu tác nghiệp khoan
thăm dò bình thường và hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển quần
đẩo Tây Sa, đặc biệt là gần đây Việt Nam xảy ra các vụ bạo lực đánh
đập, cướp bóc và thiêu đốt nhằm vào doanh nghiệp và công dân Trung
Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án việc này.."
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh đã biểu
lộ sự yếm thế nói rằng "Đảng, Chính phủ và quân đội Việt Nam cực
kỳ coi trọng phát triển đoàn kết và hữu nghị với Trung Quốc, quân
đội Việt Nam sẽ không áp dụng hành động làm phức tạp tình hình,
sẵn sàng cùng với Trung Quốc duy trì trao đổi về các vấn đề liên
quan."
Báo chí nhà nước hôm nay cũng loan tin của TTX Việt Nam tường
thuật lời Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Myanmar rằng Việt Nam
"sẽ hết sức kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển". Tại
hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ tám, ngày hôm nay 20-1, ông
Phùng Quang Thanh cho biết: “Việt Nam sẽ hết sức kiềm chế để không xảy ra xung
đột quân sự trên biển. Chúng tôi không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo,
lực lượng đặc công người nhái tấn công, phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. Việt
Nam chỉ sử dụng các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và tàu cá của ngư dân để bảo
vệ chủ quyền…"
Đề cập đến các vụ biểu tình bạo động đập phá các cơ sở sản
xuất của một số doanh nghiệp TQ xảy ra tại Việt Nam vừa qua, mà ông cho là "do
các phần tử quá khích đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam để kích
động gây ra", Ông Thanh hứa là "Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý nghiêm
minh những hành vi vi phạm theo pháp luật Việt Nam, không để ảnh hưởng đến môi
trường đầu tư, quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc
cũng như nhân dân các nước".
Trước những tin tức vừa
ghi nhận cho thấy nhà cầm quyền CSVN chỉ dám nói mạnh và đàn áp người dân mạnh ở trong nước mà thôi. Còn thái độ của
mọi ngành, từ quốc phòng đến ngoại giao, đều chỉ ở thế "van nài" đàn
anh TQ. Theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh xác nhận với báo
trong nước thì nhà cầm quyền Việt Nam đã "giap thiệp trực tiếp" phía Trung quốc 20 lần
yêu cầu rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt nam nhưng vô hiệu. Lý do là,
như Trung quốc đã xác định nhiều lần trước
đây với Hà Nội là không chấp nhận đàm phán về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa.
Cơ quan
truyền thông Việt ngữ của Bắc Kinh mới gần đây còn khẳng định VN đã nhận
HS-TS thuộc Trung quốc qua công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng trong
quá khứ,
và còn khẳng định nếu đưa ra quốc tế VN sẽkhông có lợi vì sẽ bị thua
ngay.
Kinh nghiệm qua lịch sử cho thấy Bắc triều chỉ luôn tận dụng sự yếm thế của lãnh đạo Việt Nam để lấn tới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét