Công nhân đình công tại khu công nghiệp Tân Hương, ngày 2-4. (Hình: FB Nguyễn Thiện Nhân) |
Trong
khi báo nhà nước đưa tin công nhân hãng Pou Yuen ở Sài Gòn đi làm lại,
một số trang mạng xã hội nói cuộc đình công chống chính sách bảo hiểm
xã hội lan tới một số tỉnh.
Theo hãng tin
Bloomberg, một chi nhánh của công ty sản xuất da giày Pou Chen đặt tại
tỉnh Tiền Giang đã tham gia cuộc đình công chống lại sự thay đổi chính
sách bảo hiểm xã hội của nhà cầm quyền Việt Nam. Đồng thời, theo một số
mạng xã hội, các cuộc đình công tương tự cũng diễn ra tại Long An và Tây
Ninh.
Có thể vì sợ cuộc đình công chống thay đổi chính sách bảo hiểm xã hội
lan ra cả nước sẽ làm tê liệt guồng máy sản xuất kinh tế và dẫn tới sự
sụp đổ của chế độ, chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã vội vàng loan
báo sẽ “kiến nghị quốc hội xem xét, sửa đổi Điều 60” của Luật Bảo Hiểm
Xã Hội.
Đạo luật vừa kể ban hành năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2016 sẽ chỉ
trả tiền “bảo hiểm xã hội” mà công nhân và tất cả mọi người khác có lãnh
lương (gồm cả công chức, cán bộ, quân lính) phải đóng vào, chỉ được
lãnh hàng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu. Theo quy định hiện hành, tuổi
nghỉ hưu của phụ nữ là 55 là của đàn ông là 60.
Giới công nhân đình công vì chỉ muốn theo luật cũ, khi người ta nghỉ
làm là được lãnh trọn gói số tiền đã đóng vào quỹ Bảo Hiểm Xã Hội. Khi
sửa lại luật, tất cả mọi người bị ảnh hưởng không hề được biết. Nay khi
thấy loan báo chỉ được lãnh dần dần khi nghỉ hưu, đã làm bùng nổ cuộc
đình công chống lại chính sách nhà nước của trên dưới 90,000 công nhân
tại công ty Pou Yuen vốn đầu tư 100% của tư bản Đài Loan.
Theo tin của Bloomberg, hàng ngàn công nhân tại tỉnh Tiền Giang đã
không chịu làm việc và ngăn trở giao thông con đường dẫn tới trụ sở công
ty, tương tự như công nhân ở Sài Gòn đã cản trở giao thông trên quốc lộ
1 ở quận Bình Tân.
Trên các tờ báo Người Lao Động và Tuổi Trẻ, người ta thấy loan tin
công nhân tại các phân xưởng của hãng Pou Yuen đã đi làm trở lại sau khi
nghe tin nhà cầm quyền trung ương tại Hà Nội “nhất trí với kiến nghị
của các bộ, cơ quan, địa phương và sẽ kiến nghị Quốc hội sửa đổi điều 60
theo hướng nếu người lao động (NLĐ) không đủ thời gian đóng BHXH để
hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần”.
Theo tờ Người Lao Động, ngoài công nhân của công ty Pou Yuen, “toàn
bộ 800 công nhân Công ty TNHH Q.M.I Indsstrial Việt Nam (100% vốn nước
ngoài, KCN Tân Tạo, Sài Gòn) cũng đã trở lại làm việc sau khi được thông
tin đầy đủ...”
Công nhân Công ty Pou Yuen đã trở làm việc sáng 2-4-2015 (Hình: Người Lao Động)
Trên trang mạng
facebook của Nguyễn Thiện Nhân, trong ngày 2/4/2015 “toàn bộ khu công
nghiệp Tân Hưng (Tiền Giang) – nơi có gần 50 ngàn công nhân đã đồng loạt
bỏ ra về và không làm việc.”
Theo facebooker Nguyễn Thiện Nhân cho biết “Công nhân bỏ về hết, vắng
tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng bị ép ở lại. Các công ty
lớn như Dụ Đức, Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt...
công nhân đều bỏ về”.
Theo ông Nhân viết trên trang facebook thì cuộc đấu tranh phản đối
luật bảo hiểm xã hội cũng đã bắt đầu diễn ra tại Long An, Tây Ninh… (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét