Ads 468x60px

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

“Tượng đài” của lòng tham hay lòng dân!?

Với công trình công cộng tôn vinh một “cá nhân” phải tốn kém tiền thuế của người dân, chính quyền các quốc gia văn minh dân chủ phải xin phúc quyết từ Quốc Hội hay trưng cầu ý dân trước khi khẳng định đó là “nguyện vọng lòng dân”. Việc ngang nhiên cho rằng xây tượng đài HCM là “nguyện vọng của nhân dân” mà không dựa trên cơ sở minh chứng thuyết phục nào thì hẳn nhiên đó chỉ là “ảo vọng” đẻ ra từ hành vi bịp bợm bất chính, lừa dối người dân để lợi dụng danh nghĩa nhân dân vụ lợi cho một mục đích của cá nhân hay nhóm người nào đó. Điều này thường xuyên diễn ra dưới chế độ độc tài CS, điển hình là “nguyện vọng nhân dân” xây các công trình và tượng đài Hồ Chí Minh hiện nay.
Không thể là “nguyện vọng” của nhân dân, khi người dân trả lời như thế này:
Một tượng đài để đạt được tiêu chí “hoàn mỹ” tất yếu phải có được ít nhất là hai yêu cầu đó là “tính thẩm mỹ và giá trị tinh thần”, thiếu một trong 2 điều kiện này “tượng đài” sẽ trở thành biểu tượng của sự lố bịch, kịch cởm từ chính tượng đài ấy và những ai đã chủ trương tạo ra nó. 
Vượt qua và đứng trên mọi vua chúa, công hầu khanh tướng, anh hùng tiền nhân hiển hách trong lịch sử 4000 năm dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh, ngoài cái lăng to đùng ở Ba Đình là hàng trăm tượng đài và còn tiếp tục xây thêm trên khắp các tỉnh thành toàn quốc. Tất cả đều được nhà nước, đảng CSVN công bố là theo “nguyện vọng của nhân dân”!!! Chúng ta thử tìm hiểu xem “giá trị tinh thần” của nhân vật này và tính “thẩm mỹ” của tượng đài ấy như thế nào mà nói rằng nhân dân “tha thiết có nguyện vọng”!?.
Thông thường của chuẩn mực đã trở thành nguyên tắc, mọi tượng đài nhân vật được xây dựng để tôn vinh tại các quốc gia trên toàn thế giới đều có chung một đặc điểm nổi bậc đó là “đạo đức và tài năng”.
Nhân vật Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác Lê và cầm đầu lãnh đạo đảng CSVN trực tiếp cai trị miền Bắc từ 1945 đến 1969. Khác với các bậc vĩ nhân, thánh hiền trị quốc, “trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực”, ngay khi xương cốt của hàng triệu đồng bào miền Bắc chưa kịp mục rữa vì nạn đói Ất Dậu, dân chúng đang lầm than điêu linh đói khổ, thay cho khoan sức dân vỗ yên thiên hạ thì Hồ Chí Minh phát động một cuộc đấu tố cải cách ruộng đất “CCRĐ” khốc liệt đẫm máu. Ông ta đã vu oan cho “trí phú địa hào” để “đào tận gốc trốc tận rễ” giết đến 172.000 người dân vô tội để đạt mục đích cuối cùng là thu gom tất cả ruộng đất toàn miền Bắc và nền công thương nghiệp quốc dân vào tay “nhà nước CS” quản lý rồi đẻ ra cái gọi là Hợp tác xã nông nghiệp và Hợp tác xã mua bán.
Ngày nay sau 70 năm, hai mô hình hợp tác xã này bị chính nhà nước đảng CSVN đào thải, tẩm liệm theo thi hài HCM trong lăng Ba Đình. Việt Nam dư thừa lương thực, góp phần khá lớn trong tổng thu nhập (GPP) quốc gia là nông sản lúa gạo, café nằm ở tóp hàng đầu thế giới là từ 100% hộ cá thể người dân canh tác làm ra và hàng hóa công thương nghiệp xuất khẩu củng như thế, 99% dựa trên kinh tế thị trường quốc dân y hệt như... trước khi có CCRĐ.
Vậy thì 172.000 (có thể còn nhiều hơn) đồng bào bị Hồ Chí Minh trong vai trò độc tôn chủ tịch nước kiêm TBT đảng lấy làm vật hy sinh cho một cuộc thí nghiệm “làm ăn tập thể XHCN cộng sản” lạc hậu ấy nếu không phải là tội ác man rợ mà “treo cổ” một trăm lần còn chưa tương xứng thì phải gọi hành vi đó là gì?
Trong khuôn khổ bài viết ngắn này chỉ nhắc đến một cái “tội đấu tố” CCRĐ khát máu của Hồ Chí Minh mà khá nhiều bậc cao niên nhân chứng sống, người trong cuộc, còn ở miền Bắc hiện nay mà nổi kinh hoàng còn hằn sâu trong ký ức. Chưa nói tới cái tội “tày đình” của Hồ Chí Minh là thủ phạm rước cái CNXH/CS ngoại lai trùm lên đầu dân tộc mà thế giới thì đang nguyền rủa chôn lấp nó hiện nay và vô số tội ác khác mà khởi nguồn củng là từ HCM.
Vậy thì giá trị “tinh thần” đạo đức của tượng đài Hồ Chí Minh nó thuyết phục chỗ nào với bản chất tinh thần “đẫm máu nhân dân” như thế? Mà nói là do “lòng kính yêu bác” và “nguyện vọng nhân dân”?
Còn nói về tính “thẩm mỹ” của các tượng đài HCM này, TS Đinh Hồng Hải của Đại học Mỹ Thuật Quốc gia Hà Nội khẳng định rằng: "Việc hầu hết tượng đài HCM ở nhiều tỉnh TP cả nước sao chép có cùng một mẫu là khó có thể chấp nhận về mặt thẩm mỹ, nghệ thuật." (VnExpress)
Chính xác đúng là như vậy. Gần như các tượng HCM là các “manocanh” copy rẻ tiền nghèo nàn chất nghệ thuật, mỹ thuật... nhìn như những con robot công nghiệp vô hồn.
“Manocanh” Hồ Chí Minh: Nguyện vọng của lòng tham, sâu mọt
Hiện tại trên toàn quốc Việt Nam “nhà nước, đảng ta” xây dựng hàng trăm tượng đài HCM gọi là theo “nguyện vọng của nhân dân” dù là miễn phí nhưng chẳng có một tượng đài nào người dân và du khách lũ lược kéo nhau vào tham quan chiêm ngưỡng như ở xứ người, một tượng đài vốn tạo nên từ một sáng kiến chứ không phải là “nguyện vọng nhân dân” - Nhưng...
Người dân &du khách quốc tế lũ lược mua vé vào tham quan
Những tổng thống Mỹ tài đức vẹn toàn: “tính thẩm mỹ và giá trị tinh thần”
Là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật được tạc vào khối đá granite khổng lồ trên núi Rushmore, gần thành phố Keystone, bang South Dakota, Hoa Kỳ, nổi bậc trên nền trời xanh là chân dung khuôn mặt Bốn vị Tổng thống Hoa Kỳ được tạc tượng, từ trái qua: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln. Mỗi năm có tới hàng triệu lượt khách đến thăm quan mang về hàng tỷ USD cho nước Mỹ và duy nhất chỉ có một khu tượng Tổng Thống ngoài trời này thôi.
“Xây dựng hàng trăm tượng đài HCM là “nguyện vọng của nhân dân”!?- Có những việc không cần nói, nhìn và nghe thôi, nhưng ai cũng biết - Liêm sĩ không có quốc tịch, lòng tự trọng không có quốc gia, ai sinh ra củng có hai thứ này - trừ súc vật.
08.08.2015

0 nhận xét:

Đăng nhận xét