Đường cao tốc La Sơn-Túy Loan đi qua vùng lõi Vườn Quốc Gia Bạch Mã sẽ chia cắt sinh cảnh sống của sinh vật. (Hình: Báo Lao Động) |
Mặc
dù biết là làm con đường cao tốc Cam Lộ-Túy Loan xuyên qua vùng lõi của
Vườn Quốc Gia Bạch Mã sẽ gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, nhưng
nhà cầm quyền vẫn tiến hành.
Báo Lao Động hôm
11 tháng 1 dẫn lời ông Huỳnh Văn Kéo, giám đốc Vườn Quốc Gia Bạch Mã,
cho biết, tuyến đường cao tốc Cam Lộ (Quảng Trị) đến Túy Loan (Đà Nẵng)
dài 186 cây số có tổng vốn đầu tư lên đến 26,000 tỷ đồng, với 4 làn xe
do Bộ Giao Thông làm chủ đầu tư, chạy qua vùng lõi của Vườn Quốc Gia
(VQG) với chiều dài 9 cây số, 49 héc ta rừng bị ảnh hưởng. Sau hơn 2 năm
khởi công, hiện các nhà thầu đang tiến hành xẻ núi, đắp đường ở điểm
đầu đi qua VQG.
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường, trong quá trình xây dựng đường, công nhân dựng lán trại, xe cộ,
chặt cây sẽ làm mất đi một số loài động vật quý hiếm. Con đường mở ra sẽ
cắt sinh cảnh sống của sinh vật giữa khu Nam-Bắc VQG.
Tiếng động cơ của máy móc cơ giới cũng sẽ làm thay đổi môi trường sống, động thực vật suy giảm, di tản các nơi khác; cây trên tuyến bị chặt hạ diện tích 25 héc ta với trên 550 khối gỗ dẻ, lim xẹt, lười ươi... đang phục hồi sẽ làm mất đi cân bằng sinh thái của VQG. Từ đó rừng nguyên sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, việc mở đường sẽ làm mất nơi kiếm ăn của nhiều loài thú ăn thực vật như nai, hoẵng, lợn rừng, sóc... và làm mất nơi sinh sống và hoạt động của nhiều loài chim, nhất là các loài trong bộ gà có ít khả năng bay xa, các loại thú móng guốc và linh trưởng.
Lý giải việc bố trí tuyến đường cao tốc “xẻ” vùng lõi VQG với phóng viên báo Lao Động, ông Huỳnh Văn Kéo cho rằng, vì điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nên phải chấp nhận.
“Những tác động về môi trường thì không thể đánh giá một sớm một chiều được, phải cần quá trình vận hành vài năm sau. Mức độ ảnh hưởng như thế nào thì có chương trình sau này của các chuyên gia đầu ngành ở từng lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá. Chúng tôi chỉ yêu cầu chủ đầu tư cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý, bảo vệ vùng này,” ông Kéo nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ngọc, phó Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế thì nói chung chung: “Quan trọng nhất là tuyên truyền công nhân tham gia thi công, người dân tuân thủ các quy định bảo vệ rừng; quy hoạch, thiết kế giảm thiểu tác động. Những nơi động vật thường qua lại, nhất là ven các con suối phải có giải pháp thiết kế kỹ thuật xây cầu, cống để động vật đi lại...” (Tr.N)
Tiếng động cơ của máy móc cơ giới cũng sẽ làm thay đổi môi trường sống, động thực vật suy giảm, di tản các nơi khác; cây trên tuyến bị chặt hạ diện tích 25 héc ta với trên 550 khối gỗ dẻ, lim xẹt, lười ươi... đang phục hồi sẽ làm mất đi cân bằng sinh thái của VQG. Từ đó rừng nguyên sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, việc mở đường sẽ làm mất nơi kiếm ăn của nhiều loài thú ăn thực vật như nai, hoẵng, lợn rừng, sóc... và làm mất nơi sinh sống và hoạt động của nhiều loài chim, nhất là các loài trong bộ gà có ít khả năng bay xa, các loại thú móng guốc và linh trưởng.
Lý giải việc bố trí tuyến đường cao tốc “xẻ” vùng lõi VQG với phóng viên báo Lao Động, ông Huỳnh Văn Kéo cho rằng, vì điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nên phải chấp nhận.
“Những tác động về môi trường thì không thể đánh giá một sớm một chiều được, phải cần quá trình vận hành vài năm sau. Mức độ ảnh hưởng như thế nào thì có chương trình sau này của các chuyên gia đầu ngành ở từng lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá. Chúng tôi chỉ yêu cầu chủ đầu tư cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý, bảo vệ vùng này,” ông Kéo nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ngọc, phó Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế thì nói chung chung: “Quan trọng nhất là tuyên truyền công nhân tham gia thi công, người dân tuân thủ các quy định bảo vệ rừng; quy hoạch, thiết kế giảm thiểu tác động. Những nơi động vật thường qua lại, nhất là ven các con suối phải có giải pháp thiết kế kỹ thuật xây cầu, cống để động vật đi lại...” (Tr.N)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét