Bà Đặng Bích Phượng, một người tự ứng cử vào Quốc Hội Việt Nam, chạy tới, chạy lui tìm chỗ “xác minh lại lý lịch.” (Hình: Blog xuandienhannom) |
Ủy
Ban Bầu Cử Thành Phố Hà Nội đang bị cả dân chúng lẫn nhiều viên chức
Việt Nam chỉ trích kịch liệt sau khi báo cáo, một số ứng cử viên được
các tổ chức phản động hậu thuẫn!
Việt Nam đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội sẽ diễn ra vào ngày 22 Tháng Năm.
Khác với những lần trước (đại đa số ứng cử viên được “giới thiệu” để
dân chúng lựa chọn là những cá nhân được đảng CSVN tuyển chọn trước,
những ứng cử viên xuất hiện với tư cách tự ứng cử cũng là những cá nhấn
được đảng “phân công” để sắm vai này), hiện đang có hàng trăm ứng cứ
viên thật sự là tự ứng cử.
Tuy những ứng cử viên tự ứng cử gặp nhiều khó khăn trong quá trình
hoàn tất thủ tục, thậm chí bị một số cơ quan truyền thông nhà nước thóa
mạ, nhưng với sự hậu thuẫn của dư luận, họ đã vượt qua hai vòng “hiệp
thương.”
“Hiệp thương” là cách gọi tiến trình lựa chọn ứng cử viên trước khi giới thiệu danh sách ứng cử viên chính thức. Tiến trình này do Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ) tức cơ quan ngoại vi của đảng CSVN các cấp thực hiện.
Đáng chú ý là hôm 15 Tháng Ba, tại “Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ hai” để biểu quyết về “Danh sách sơ bộ những người ứng cử Quốc Hội khóa 16” của MTTQ thành phố Hà Nội, sau khi loan báo, cơ quan này đã xác định có 87 ứng cử viên (ngoài 39 người do chính quyền CSVN “giới thiệu,” 48 người còn lại là tự ứng cử), một thành viên của Tiểu Ban An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội của Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia nhận định: “Kỳ bầu cử này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử. Trong số những người tự ứng cử tại Hà Nội, có một số người được 'các tổ chức phản động trong nước, ngoài nước vận động để bỏ phiếu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động bầu cử.'”
Tuy kiểu nhận định đó rất phổ biến, nhưng lần này, nó bị cả dân chúng lẫn nhiều viên chức chỉ trích kịch liệt.
Không rõ dư luận tác động đến mức nào, nhưng ngày 17 Tháng Ba, khi Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam tổ chức “Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ hai,” ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam, khẳng định: “Không nên nói chung chung việc có thế lực thù địch, phản động hậu thuẫn đằng sau những người tự ứng cử, nếu có phải nói cụ thể.”
Trước khi ông Nhân khẳng định như vừa kể, ông Lê Mã Lương, một cựu tướng lãnh, hiện đang là ủy viên Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam, nhấn mạnh: “Có thông tin về việc các tổ chức phản động đứng đằng sau một số người tự ứng được thậm chí bơm tiền cho họ. Tôi không đồng tình với kiểu thông tin như vậy, nếu có thể thì phải chỉ đích danh. Không thể nêu chung chung, gây phương hại đến những người chân chính khi họ tự ứng cử.”
Một cựu tướng lãnh khác là ông Nguyễn Văn Rinh, chủ tịch Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam/Dioxin Việt Nam, cũng cho rằng: “Việc các tổ chức phản động đứng đằng sau một số ứng cử viên mới chỉ là nghi vấn, có thể đúng, có thể không, không điều tra mà tuyên bố như vậy là không có lợi cho công tác tự do ứng cử.”
Ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam, phản đối bởi vì: “Việc đưa thông tin về những tổ chức phản động hậu thuẫn người tự ứng cử sẽ làm hạn chế tinh thần của những người có tâm, có đức ra ứng cử.” Ông Túc bảo rằng: “Cách làm này dường như muốn hạn chế quyền làm chủ của nhân dân, xúc phạm đến những trường hợp tự ứng cử chân chính, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức. Họ là người có tự trọng cao, rất bất bình với kiểu thông tin này.”
Trước ngày Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam tổ chức “Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ hai,” tờ Dân Việt đã phỏng vấn một số viên chức cao cấp trong chính quyền Việt Nam về nhận định của Tiểu Ban An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội của Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia, ông Vũ Mão, cựu chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Việt Nam, đòi “kiểm điểm người phát ngôn gây bất lợi, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc” vì “nếu có người tự ứng cử được tổ chức phản động hậu thuẫn thì cơ quan an ninh phải xử lý theo quy định của pháp luật” còn “phát ngôn như thế là ấu trĩ về chính trị.”
Theo ông Mão, “Trước các cuộc bầu cử, các thế lực phản động luôn lợi dụng để xuyên tạc, nói xấu. Trong bối cảnh đó việc phát ngôn phải thận trọng. Phát ngôn như thế vừa gây nghi ngờ lẫn nhau, vừa bất lợi cho xã hội.”
Tại Việt Nam, với bối cảnh như hiện nay, chụp mũ “thù địch, phản động” để hù dọa dường như phản tác dụng.
Sau “ Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ hai,” MTTQ các cấp sẽ tổ chức lấy ý kiến cư tri về những người có tên trong “Danh sách sơ bộ những người ứng cử Quốc Hội khóa 16.” Những ứng cử viên do chính quyền Việt Nam giới thiệu sẽ chỉ tổ chức lấy ý kiến cử tri ở nơi họ cư trú.
Còn những người tự ứng cử thì MTTQ các cấp sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri ở cả nơi họ cư trú lẫn nơi họ làm việc. Đến giữa tháng tới, MTTQ các cấp sẽ tổ chức “Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ ba” để xác định “Danh sách ứng cử viên chính thức.”
Trước đây, những người thật sự tự ứng cử thường bị loại bỏ qua các buổi thu thập ý kiến “cử tri,” tổ chức như “đấu tố.” Những diễn biến vừa kể cho thấy, lần này có thể sẽ tinh vi hơn.
G.Đ.-Người Việt
“Hiệp thương” là cách gọi tiến trình lựa chọn ứng cử viên trước khi giới thiệu danh sách ứng cử viên chính thức. Tiến trình này do Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ) tức cơ quan ngoại vi của đảng CSVN các cấp thực hiện.
Đáng chú ý là hôm 15 Tháng Ba, tại “Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ hai” để biểu quyết về “Danh sách sơ bộ những người ứng cử Quốc Hội khóa 16” của MTTQ thành phố Hà Nội, sau khi loan báo, cơ quan này đã xác định có 87 ứng cử viên (ngoài 39 người do chính quyền CSVN “giới thiệu,” 48 người còn lại là tự ứng cử), một thành viên của Tiểu Ban An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội của Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia nhận định: “Kỳ bầu cử này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử. Trong số những người tự ứng cử tại Hà Nội, có một số người được 'các tổ chức phản động trong nước, ngoài nước vận động để bỏ phiếu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động bầu cử.'”
Tuy kiểu nhận định đó rất phổ biến, nhưng lần này, nó bị cả dân chúng lẫn nhiều viên chức chỉ trích kịch liệt.
Không rõ dư luận tác động đến mức nào, nhưng ngày 17 Tháng Ba, khi Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam tổ chức “Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ hai,” ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam, khẳng định: “Không nên nói chung chung việc có thế lực thù địch, phản động hậu thuẫn đằng sau những người tự ứng cử, nếu có phải nói cụ thể.”
Trước khi ông Nhân khẳng định như vừa kể, ông Lê Mã Lương, một cựu tướng lãnh, hiện đang là ủy viên Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam, nhấn mạnh: “Có thông tin về việc các tổ chức phản động đứng đằng sau một số người tự ứng được thậm chí bơm tiền cho họ. Tôi không đồng tình với kiểu thông tin như vậy, nếu có thể thì phải chỉ đích danh. Không thể nêu chung chung, gây phương hại đến những người chân chính khi họ tự ứng cử.”
Một cựu tướng lãnh khác là ông Nguyễn Văn Rinh, chủ tịch Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam/Dioxin Việt Nam, cũng cho rằng: “Việc các tổ chức phản động đứng đằng sau một số ứng cử viên mới chỉ là nghi vấn, có thể đúng, có thể không, không điều tra mà tuyên bố như vậy là không có lợi cho công tác tự do ứng cử.”
Ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam, phản đối bởi vì: “Việc đưa thông tin về những tổ chức phản động hậu thuẫn người tự ứng cử sẽ làm hạn chế tinh thần của những người có tâm, có đức ra ứng cử.” Ông Túc bảo rằng: “Cách làm này dường như muốn hạn chế quyền làm chủ của nhân dân, xúc phạm đến những trường hợp tự ứng cử chân chính, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức. Họ là người có tự trọng cao, rất bất bình với kiểu thông tin này.”
Trước ngày Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam tổ chức “Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ hai,” tờ Dân Việt đã phỏng vấn một số viên chức cao cấp trong chính quyền Việt Nam về nhận định của Tiểu Ban An Ninh, Trật Tự, An Toàn Xã Hội của Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia, ông Vũ Mão, cựu chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Việt Nam, đòi “kiểm điểm người phát ngôn gây bất lợi, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc” vì “nếu có người tự ứng cử được tổ chức phản động hậu thuẫn thì cơ quan an ninh phải xử lý theo quy định của pháp luật” còn “phát ngôn như thế là ấu trĩ về chính trị.”
Theo ông Mão, “Trước các cuộc bầu cử, các thế lực phản động luôn lợi dụng để xuyên tạc, nói xấu. Trong bối cảnh đó việc phát ngôn phải thận trọng. Phát ngôn như thế vừa gây nghi ngờ lẫn nhau, vừa bất lợi cho xã hội.”
Tại Việt Nam, với bối cảnh như hiện nay, chụp mũ “thù địch, phản động” để hù dọa dường như phản tác dụng.
Sau “ Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ hai,” MTTQ các cấp sẽ tổ chức lấy ý kiến cư tri về những người có tên trong “Danh sách sơ bộ những người ứng cử Quốc Hội khóa 16.” Những ứng cử viên do chính quyền Việt Nam giới thiệu sẽ chỉ tổ chức lấy ý kiến cử tri ở nơi họ cư trú.
Còn những người tự ứng cử thì MTTQ các cấp sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri ở cả nơi họ cư trú lẫn nơi họ làm việc. Đến giữa tháng tới, MTTQ các cấp sẽ tổ chức “Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ ba” để xác định “Danh sách ứng cử viên chính thức.”
Trước đây, những người thật sự tự ứng cử thường bị loại bỏ qua các buổi thu thập ý kiến “cử tri,” tổ chức như “đấu tố.” Những diễn biến vừa kể cho thấy, lần này có thể sẽ tinh vi hơn.
G.Đ.-Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét