Dân
Việt
Mấy
hôm nay dư luận cộng đồng hải ngoại đang xôn xao về vụ một nhà hàng ở Brisbane
Úc lấy tên là Uncle Ho, đang bị người Việt biểu tình. Bỗng dưng người viết bài
này nhớ đến một câu nói thường xuyên nghe ở Việt Nam: “…nếu như bác Hồ còn
sống…”.
Đây
không phải là một câu nói tuyên truyền của ban tuyên giáo CSVN. Nó phát ra từ
những người đã từng theo cách mạng, nay thấy mọi chuyện diễn ra trên đất nước
không giống với những gì mà mình đã được tuyên truyền, nên đã tỉnh ngộ. Nhưng họ
tin rằng “…nếu như bác Hồ còn sống…” thì mọi chuyện sẽ không như bây
giờ…
Còn
đáng ngạc nhiên hơn, ngay cả một số người trẻ lớn lên trong Miền Nam, cũng đã
từng có cha mẹ, ông bà là “ngụy quân ngụy quyền”, mà cũng thốt lên câu này! Lưu
ý rằng, có những thanh niên cũng học đại học, cũng đang làm cho những công ty
nước ngoài, được đi đây đi đó nên có dịp mở mang tầm mắt. Những người này nói
“…nếu như bác Hồ còn sống…” như là để chứng minh rằng mình cũng “khách quan”.
Chế độ CSVN bây giờ không tốt, nhưng “…nếu như bác Hồ còn sống…” thì họ đã không
tệ đến như vậy!
Phải
công nhận rằng Hồ Chí Minh là một nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất của lịch sử
Việt Nam cận đại. Trước sự sụp đổ niềm tin của người dân vào chính quyền CSVN,
đây là cái phao cuối cùng để chế độ còn có chỗ đứng trong lịch sử dân tộc. Sở dĩ
nhiều người còn tin vào ông Hồ vì bộ máy tuyên truyền của chế độ từ gần một thế
kỷ nay đã tạo dựng nên một vị anh hùng dân tộc vừa tài, vừa đức. Khi được biết
đến những tài liệu lịch sử chống lại ông Hồ, thì người dân thường nghĩ là những
dữ kiện này là để bôi nhọ, khó mà kiểm chứng được. Chuyện trong quá khứ mà, đâu
có ghi hình, ghi âm gì đâu!
Nhưng
có thực sự là khó khăn lắm để đánh giá đúng về ông Hồ không? Có phải là giới trẻ
Việt Nam cần đối chiếu tài liệu lịch sử để đánh giá đúng về con người này
không?
Có
lẽ không cần! Chỉ cần dùng chính những gì mà ông Hồ đã từng nói, từng viết để
lại, và dùng một cái đầu biết phân tích đánh giá bình thường thôi- theo kiểu
“common sense” mà người Tây Phương vẫn hay sử dụng- là đủ.
Một
câu nói thuộc loại kinh điển nhất của Hồ Chí Minh: “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã
hội”. Những ai đã từng học trung học, đại học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa
đều phải từng viết luận văn để bình luận và ca ngợi câu nói này. Ông Hồ tin
tưởng mãnh liệt rằng con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất
để cứu nước. Trên cương vị lãnh đạo, ông đã đây đất nước Việt Nam vào cuộc nội
chiến tương tàn để đạt được mục tiêu này. Và nay thì định hướng đó người dân cả
nước đều thấy nó là sai lầm. Ở Việt Nam, chỉ còn một số giới chóp bu của đảng
CSVN, cùng ban tuyên giáo là đang cố gắng vớt vát sai lầm chết người này, bằng
cách đẻ ra thứ quái thai “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, để tự dối dân và
dối mình.
Trở
lại về chuyện đánh giá ông Hồ qua câu nói của chính ông. Với vai trò là một nhà
lãnh đạo đất nước, nhiệm vụ quan trọng trên hết của ông Hồ là phải định ra hướng
đi đúng cho dân tộc, cho đất nước mình. Giống như người thuyền trưởng thì nhiệm
vụ quan trọng nhất là phải đưa con thuyền của mình đến bến. Hay đơn giản, đời
thường hơn một chút, nhiệm vụ của người lái taxi là phải đưa khách đi đến điểm
tới một cách an toàn. Chỉ có vậy thôi. Nếu xét trên khía cạnh nhiệm vụ, trách
nhiệm như vậy, các bạn trẻ có thể kết luận rằng ông Hồ là một nhà lãnh đạo bình
thường không ( chưa cần nói đến chữ thiên tài!)? Còn nếu xét đến những hậu quả
to lớn, lâu dài mà định hướng sai lầm này đã để lại cho đất nước Việt Nam, thì
câu trả lời còn rõ ràng hơn nữa.
Một
câu viết khác của chính ông Hồ, cũng thuộc dạng để đời, nằm trong di chúc của
chính ông: “…Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng
đàn anh khác…”. Câu viết này một lần nữa lại khẳng định niềm tin tuyệt đối vào
cách mạng XHCN của ông Hồ, giống như câu nói trên. Di chúc của một người là cái
gì tâm huyết nhất của một đời người. Câu viết này cũng thể hiện rằng ông Hồ đặt
vai trò của cách mạng vô sản thế giới lên trên những giá trị truyền thống của
dân tộc. Không có các bậc tiền nhân, không có ông bà tổ tiên trong “danh sách
cần gặp” của ông ở bên kia thế giới. Lúc cách mạng còn thắng thế, câu nói này
được ban tuyên giáo phân tích như là “một tầm nhìn vĩ đại, vượt qua giới hạn dân
tộc” của Hồ Chí Minh.
Và
ngày nay, khi những bức tượng Lê Nin đã bị đập phá, dỡ bỏ ở ngay chính nước Nga,
thì các bạn trẻ nghĩ gì về “tầm nhìn” của ông Hồ? Một vì lãnh đạo không đặt dân
tộc lên vị trí ưu tiên, nhưng lại chọn một con đường sai lầm chết người như vậy
cho dân tộc, liệu có nên được xem là “vị cha già dân tộc” không?
Còn
nhiều thí dụ tương tự như vậy lắm. Các bạn trẻ trong nước chỉ cần tình táo,
khách quan một chút là có thể nhận ra được giá trị của huyền thoại này.
"...Nếu bác Hồ còn sống...", thì đây: những sai lầm chết người, phi nhân, phi
văn hóa của đảng CSVN đã làm cho nhân dân Việt Nam đều xảy ra trong thời ông Hồ
còn sống. Vụ án “trăm hoa đua nở” đàn áp giới trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc. Vụ
cải cách ruộng đất, đấu tố giết giới địa chủ ở nông thôn. Nên nhớ rằng đây là
hai vụ được chính giới lãnh đạo CSVN ngày nay công nhận là do chính mình làm.
Chưa kể đến những vụ tày trời khác mà họ vẫn phủi trách nhiệm như vụ thảm sát
Mậu Thân 1968. Trước những sai lầm lớn lao như vậy, nếu là một nhà lãnh đạo có
liêm sỉ, có một chút nhân cách ở các quốc gia văn minh, thì người đó phải từ
chức. Còn ông Hồ đã làm gì? Hình như ông đã khóc khi nghe nói địa chủ bị giết
trong cải cách ruộng đất, và bảo rằng ông không biết cấp dưới làm sai! Một nhà
lãnh đạo phải dám đứng ra chịu trách nhiệm về những gì cấp dưới mình làm, không
thể đổ thừa là không biết được!
Các
bạn trẻ trong nước, hãy tự tìm ra câu trả lời cho mình, bằng sự sáng suốt của
tuổi trẻ. Thời đại ngày nay là thời đại của thông tin, đâu còn dễ dàng bưng bít
như xưa. Rất mong một ngày nào đó, câu nói “… nếu Bác Hồ còn sống…” sẽ không còn
là của những người trẻ tuổi trong nước…
Dân
Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét