Nguyễn Tấn Dũng |
Lưu Trọng Văn
Ngài ra về và tuyên bố: Tôi rất thanh thản... được trở về sống với đời thường, được thường
xuyên quây quần với gia đình con cháu và được sống trong một đất nước
hòa bình, thống nhất, độc lập, đang trên đà hội nhập, phát triển và sánh
vai với bạn bè trên thế giới, tôi cảm thấy hạnh phúc.
Nhìn toàn cảnh đất nước hôm nay, sau 20 năm ngài cùng các đồng chí của ngài kiên định lèo lái ra sao?
HÒA BÌNH?
Chưa bao giờ Biển Đông của Tổ quốc trong cơn nguy kịch bị Trung Quốc xâm chiếm như thế. Chưa bao giờ ngòi nổ chiến tranh trên biển đảo của Tổ quốc lại dễ bùng cháy như thế. Chưa bao giờ tính mạng và tài sản của những ngư dân của Tổ quốc khi ra khơi lại bị đe dọa như thế.
Và trên đất nước này, chưa bao giờ mạng sống của con người lại bấp bênh, mong manh, bị coi thường đến như thế, bởi: Muôn kẻ giết người công khai hoành hành khắp nơi khi bình thản kiếm miếng ăn, kiếm lợi từ thực phẩm bẩn, độc hại dẫn đến hàng năm hơn 200 ngàn người mắc án ung thư tử hình.
Tai nạn giao thông mỗi năm hơn 30 ngàn người chết. Người dân ra đường luôn nớm nớp bởi cướp giật, chém giết và lừa đảo. Sự sợ hãi nơm nớp và lạnh lùng vô cảm lên ngôi. Sự tử tế, tâm hồn thánh thiện trở thành xa xỉ.
Tài nguyên, tài sản của nhân dân, của quốc gia chưa bao giờ bị nạn tham nhũng, lãng phí vô trách nhiệm hủy hoại đến như vậy.
THỐNG NHẤT?
Đất nước chưa bao giờ bị chia rẽ giàu nghèo như bây giờ. Sau 40 năm thống nhất giang sơn nhưng người Việt vẫn phân li, cấu xé, hận thù nhau bởi các sắc cờ, các tư tưởng đối nghịch.
Hòa giải, hòa hợp dân tộc còn rất xa vời. Niềm tin của người dân vào chính quyền chưa bao giờ sa sút đến như vậy. Niềm tin vào pháp luật và công lí chưa bao giờ mong manh đến như vậy.
ĐỘC LẬP?
Văn hóa chưa bao giờ ô tạp, lai căng đến như vậy. Kinh tế chưa bao giờ bị nô lệ, phụ thuộc nước ngoài đến như vậy. Các chủ thuyết tư tưởng dẫn dắt không hề phát huy từ truyền thống độc lập, tự chủ của cha ông mà bị ngoại lai lấn chiếm đến như vậy.
Vâng, đó là ba tiêu chí lớn nhất mà ngài tự hào dựa vào nó để “cảm thấy hạnh phúc” và coi như đó là một phần không nhỏ có sự đóng góp “hoàn thành tốt nhiệm vụ” của ngài suốt 20 năm trên cương vị lãnh đạo chính phủ để ngài tự cho mình cái quyền “rất thanh thản” khi về quây quần, vui thú với vợ con.
Gã không thể phủ nhận với 20 năm trôi qua, một thời gian không ngắn về mặt nào đó bộ mặt đất nước có nhiều chuyển dịch, mang tính phát triển. Nhưng sự phát triển đó không hề tương xứng với muôn vàn mất mát, hy sinh mà dân tộc này đã đổ ra, đã trả giá.
Nhưng sự phát triển đó không hề tương xứng với tiềm năng của dân tộc, đất nước và những cơ hội to lớn mà quá trình hòa nhập mang tới. Nhưng sự phát tiển đó không thể cho bất cứ một người có lương tâm và tỉnh táo tối thiểu yên tâm, yên lòng trước những sự thực nghịch cảnh về cái gọi là “hòa bình, thống nhất, độc lập” vừa nêu.
Thưa ngài, trước những thực trạng đất nước đang tụt hậu xa với nhiều quốc gia trong khu vực và đang ở khoảng cách quá xa với các nước văn minh phát triển, gã và nhiều dân lành bình thường khác nhưng có chút trách nhiệm với non sông làm sao mà thanh thản được chứ chưa nói là “rất thanh thản”, làm sao mà “hạnh phúc” được, làm sao mà yên tâm được khi “quây quần bên gia đình, cháu con” như ngài, thưa ngài từng là thủ tướng?
Lưu Trọng Văn
HÒA BÌNH?
Chưa bao giờ Biển Đông của Tổ quốc trong cơn nguy kịch bị Trung Quốc xâm chiếm như thế. Chưa bao giờ ngòi nổ chiến tranh trên biển đảo của Tổ quốc lại dễ bùng cháy như thế. Chưa bao giờ tính mạng và tài sản của những ngư dân của Tổ quốc khi ra khơi lại bị đe dọa như thế.
Và trên đất nước này, chưa bao giờ mạng sống của con người lại bấp bênh, mong manh, bị coi thường đến như thế, bởi: Muôn kẻ giết người công khai hoành hành khắp nơi khi bình thản kiếm miếng ăn, kiếm lợi từ thực phẩm bẩn, độc hại dẫn đến hàng năm hơn 200 ngàn người mắc án ung thư tử hình.
Tai nạn giao thông mỗi năm hơn 30 ngàn người chết. Người dân ra đường luôn nớm nớp bởi cướp giật, chém giết và lừa đảo. Sự sợ hãi nơm nớp và lạnh lùng vô cảm lên ngôi. Sự tử tế, tâm hồn thánh thiện trở thành xa xỉ.
Tài nguyên, tài sản của nhân dân, của quốc gia chưa bao giờ bị nạn tham nhũng, lãng phí vô trách nhiệm hủy hoại đến như vậy.
THỐNG NHẤT?
Đất nước chưa bao giờ bị chia rẽ giàu nghèo như bây giờ. Sau 40 năm thống nhất giang sơn nhưng người Việt vẫn phân li, cấu xé, hận thù nhau bởi các sắc cờ, các tư tưởng đối nghịch.
Hòa giải, hòa hợp dân tộc còn rất xa vời. Niềm tin của người dân vào chính quyền chưa bao giờ sa sút đến như vậy. Niềm tin vào pháp luật và công lí chưa bao giờ mong manh đến như vậy.
ĐỘC LẬP?
Văn hóa chưa bao giờ ô tạp, lai căng đến như vậy. Kinh tế chưa bao giờ bị nô lệ, phụ thuộc nước ngoài đến như vậy. Các chủ thuyết tư tưởng dẫn dắt không hề phát huy từ truyền thống độc lập, tự chủ của cha ông mà bị ngoại lai lấn chiếm đến như vậy.
Vâng, đó là ba tiêu chí lớn nhất mà ngài tự hào dựa vào nó để “cảm thấy hạnh phúc” và coi như đó là một phần không nhỏ có sự đóng góp “hoàn thành tốt nhiệm vụ” của ngài suốt 20 năm trên cương vị lãnh đạo chính phủ để ngài tự cho mình cái quyền “rất thanh thản” khi về quây quần, vui thú với vợ con.
Gã không thể phủ nhận với 20 năm trôi qua, một thời gian không ngắn về mặt nào đó bộ mặt đất nước có nhiều chuyển dịch, mang tính phát triển. Nhưng sự phát triển đó không hề tương xứng với muôn vàn mất mát, hy sinh mà dân tộc này đã đổ ra, đã trả giá.
Nhưng sự phát triển đó không hề tương xứng với tiềm năng của dân tộc, đất nước và những cơ hội to lớn mà quá trình hòa nhập mang tới. Nhưng sự phát tiển đó không thể cho bất cứ một người có lương tâm và tỉnh táo tối thiểu yên tâm, yên lòng trước những sự thực nghịch cảnh về cái gọi là “hòa bình, thống nhất, độc lập” vừa nêu.
Thưa ngài, trước những thực trạng đất nước đang tụt hậu xa với nhiều quốc gia trong khu vực và đang ở khoảng cách quá xa với các nước văn minh phát triển, gã và nhiều dân lành bình thường khác nhưng có chút trách nhiệm với non sông làm sao mà thanh thản được chứ chưa nói là “rất thanh thản”, làm sao mà “hạnh phúc” được, làm sao mà yên tâm được khi “quây quần bên gia đình, cháu con” như ngài, thưa ngài từng là thủ tướng?
Lưu Trọng Văn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét