Cuộc đấu tranh cho độc lập, dân chủ và phát triển của nhân dân Việt Nam đang
bước vào một thời kỳ sôi nổi, rất quan trọng và cũng rất thú vị. Sau khi đã đạt
được một số thành tích đáng kể và kinh nghiệm quý báu, cuộc đấu tranh ấy đang
tiến triển, mở ra nhiều triển vọng mới. Nhưng đã đến lúc nó cần được định hướng
cho chuẩn xác để đi đúng hướng và giành thắng lợi mới.
Chưa bao giờ cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 năm này được dư luận xã hội quan
tâm như hiện nay. Các cuộc bầu cử QH trước đây không được dư luận xã hội quan
tâm, thảo luận vì nhân dân coi là chuyện của đảng Cộng sản (CS), của Nhà nước,
mọi sự đã được quyết định, cứ thực hiện ‘’đảng chọn dân bầu’’ cho qua chuyện,
cho yên thân. không cần biết ai là đại biểu cho mình, cho khu phố mình, cũng
chẳng cần biết các khóa họp Quốc hội bàn những chuyện gì.
Năm nay có đổi khác rõ rệt. Số người tự ứng cử QH có nhiều, hiện đã lên đến
154 người, đông nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn.
Vấn đề đang đặt ra là nên tham gia ứng cử, bầu cử, hay nên tẩy chay?
Câu trả lời nên là tùy tự do của mỗi công dân. Vì bên nào cũng có lý do chính
đáng của mình. Số muốn tham gia ứng cử, bầu cử cho rằng quá trình dân chủ hóa là
chuyện tất yếu có lợi cho cuộc đấu tranh vì độc lập, dân chủ và nhân quyền. Xưa
nay đảng CS tự tung tự tác bao biện làm mọi chuyện, nay họ đã buộc phải thực thi
Hiến pháp, pháp luật, họ đã phải lùi một bước, sao ta lại không tiến lên. Tất
nhiên ta không thể dành đa số, nhưng ta sẽ có tiếng nói phản biện công khai
trong QH, dù ít dù nhiều cũng làm cho không khí các buổi họp khác hẳn trước.
Tiếng nói của nhân dân sẽ có thể vang lên trong QH, tất nhiên càng đông càng
tốt. Dù cho được mươi người cũng là tốt, nếu có được 20 , 30 hay nhiều hơn lại
càng tốt.
Các cử tri sẽ có thể tự do chọn người mình ưa thích nhất để bỏ phiếu. Số đảng
viên CS và người của đảng, theo đảng CS sẽ không độc chiếm hầu hết diễn đàn. Đây
là điểm rất mới, nhân dân sẽ tự tin có tiếng nói của mình trong cơ quan quyền
lực cao nhất. Điều lý thú nữa là để xem số cử tri bỏ phiếu cho đảng CS là bao
nhiêu, và bao nhiêu là cho người ngoài đảng và các ứng cử viên độc lập, và bao
nhiêu người bỏ phiếu trắng.
Số người không đi bỏ phiếu, hay gạch hết tên trong danh sách ứng cử là số
người tẩy chay bầu cử, đó là quyền tự do ghi trong Hiến pháp, do họ nghĩ rằng
tuy có chút ít thay đổi thì đảng CS vẫn thực thi độc đảng toàn trị, người đấu
tranh cho dân chủ không nên tham gia, để công sức cho những hình thức đấu tranh
khác thiết thực hơn.
Thái độ tẩy chay nói trên cũng là một thái độ tích cực, cảnh báo đảng CS rằng
họ không lừa mỵ được đông đảo công dân như trước. Điều này cho thấy đảng CS lo
sợ ở cả hai phía. Họ lo vừa bị số tự ứng cử lấn đất, các cuộc họp QH sẽ không
xuôi chiều theo ý muốn của họ, vừa phải công khai đối đầu với một số đại biểu
cứng cỏi, độc lập, được nhân dân tín nhiệm. Họ cũng lo sợ khi thấy số cử tri đi
bỏ phiếu giảm sút. Họ bị mất tín nhiệm đến mức nào và phải lo ứng phó với tình
hình nguy hiểm ấy. Cho nên có thể kết luận năm nay đảng CS ở vào thế kẹt
cứng.
Số tự ứng cử nhiều và trúng cử sẽ gây nhiều khó khăn vì số này có thể nêu lên trước Quốc hội nhiều vấn đề gay go mà họ vẫn lẩn tránh hay trì hoãn, ví dụ: Có nên ghi học thuyết Mác-Lênin trong Hiến pháp? Có nên giữ khái niệm ‘’kinh tế thị trường mang định hướng XHCN’’? Có nên trả sở hữu tư nhân về ruộng đất cho nông dân? Có nền từ bỏ khái niệm ‘’quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế? Có nên đổi mới cả hệ thống chính trị? Có nên xoay hướng ngoại giao kiên quyết thoát Trung để liên minh với các nước dân chủ hùng mạnh và văn minh? Hay là vẫn như cũ, chỉ cải lương đôi chút?
Số tự ứng cử nhiều và trúng cử sẽ gây nhiều khó khăn vì số này có thể nêu lên trước Quốc hội nhiều vấn đề gay go mà họ vẫn lẩn tránh hay trì hoãn, ví dụ: Có nên ghi học thuyết Mác-Lênin trong Hiến pháp? Có nên giữ khái niệm ‘’kinh tế thị trường mang định hướng XHCN’’? Có nên trả sở hữu tư nhân về ruộng đất cho nông dân? Có nền từ bỏ khái niệm ‘’quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế? Có nên đổi mới cả hệ thống chính trị? Có nên xoay hướng ngoại giao kiên quyết thoát Trung để liên minh với các nước dân chủ hùng mạnh và văn minh? Hay là vẫn như cũ, chỉ cải lương đôi chút?
Báo chí sẽ có dịp tường thuật sôi nổi các cuộc tranh luận lý thú trong QH,
thể hiện nền dân chủ có bước tiến vững chắc, tính công khai, giám sát được mở
rộng, giáng đòn mạnh vào nền cai trị độc đảng độc đoán tòan trị đã thành nếp xấu
bao nhiêu năm qua của đảng CS. Nền văn hóa nghị trường sẽ xuất hiện có lợi cho
nhân dân, cho xã hội.
Hiện nay còn quá sớm để khẳng định cá nhân hay phe nhóm nào trong Trung ương
hay trong Bộ Chính trị ủng hộ nhiệt thành các ứng cử viên độc lập. Có những
người công khai nói vậy nhưng lại nghĩ khác, có ý đồ ngược lại. Họ nói dân chủ,
tự khoe là ‘’dân chủ đến thế là cùng‘’ nhưng lại giữ nguyên thái độ phục tùng
Trung Quốc, trung thành với tình hữu nghị “quý báu” với TQ bành trướng, thì thái
độ ủng hộ các ứng cử viên độc lập xem ra chỉ là mặt nạ giả dối, vì các ứng cử
viên độc lập phần lớn là theo xu hướng dân chủ hóa gắn liền với lập trường Thoát
Trung rất kiên định.
Về chuyện này còn phải chờ. Chờ xem cuộc họp cuối của QH hiện nay ra sao,
cuộc bầu cử QH mới sẽ diễn ra như thế nào? Chờ xem phiên họp QH mới ra sao. Và
cũng cần chờ xem cuộc đón tiếp Tổng thống Barack Obama diễn ra như thế nào, việc
vào khối TPP sẽ thuận lợi hay trắc trở ra sao ... Hiên nay dư luận và công luận
quốc tế muốn biết rõ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú TRọng và Bộ Chính trị hiện tại có
dự định điều chỉnh, thay đổi gì trong chính sách đối ngoại hay không. Sau khi họ
đã bố trí xong xuôi và sớm sủa các vị trí cao nhất của đảng và Nhà nước, họ có
những quốc sách gì mới mẻ, mạnh mẽ hay không. Họ có dám bẻ lái con thuyền quốc
gia theo hướng dân chủ thật sự, đổi mới rõ rệt về chính trị, và hòa nhập thế
giối dân chủ văn minh hay không. Tất cả thành một hệ thống chính sách mới đối
nội và đối ngoại, chính trị-kinh tế-quốc phòng- văn hóa thống nhất đồng bộ ăn
khớp với nhau. Hay vẫn chỉ là bình mới rượu cũ, theo nếp cũ, buông mặc, miễn là
còn tại chức với bổng lộc. Nếu không đạt được điều đó sẽ là thảm họa cho đất
nước, cho nhân dân và cho cả đảng CS, cho Tổng Bí thư Trọng và cho Bộ Chính trị
hiện tại vì đất nước sẽ đắm chìm trong khủng hoảng kinh tế-tài chính, kết chặt
với khũng hoảng chính trị, khủng hoảng đối ngoại nghiêm trọng chưa từng có, sẽ
bị thế giới dân chủ xa lánh, khinh thị, bị bọn bành trướng TQ thâm nhập phá hoại
thêm về mọi mặt.
Đảng CS trì trệ, bất lực, hèn với giặc ác với dân, vô trách nhiệm với dân
tộc, nhân dân, sẽ mất hết sạch uy tín và tự hủy tính chính đáng của mình trước
con mắt nhân dân đầy phẫn nộ. Đó là lúc các tổ chức xã hội dân sự phát triển
mạnh, các tổ chức chính trị mới cũng hình thành theo Luật vè Hội, nhân dân cùng
nhau phối hợp thực thi quyền biểu tình theo luật, vẫy gọi nhau xuống đường đồng
thời và theo quy mô lớn, trong những cuộc đấu tranh ôn hòa khổng lồ và quyết
liệt nhất, hàng vạn hay vài vạn người, vượt ra ngoài tầm kiểm soát và đàn áp của
bộ máy bạo lực chống nhân dân.
Theo những kinh ngiệm ở Đông Âu, Đông Đức, Ba Lan, Tiệp khắc, Romania,
Tunisia, Ai cập, hay Miến Điện và Đài Loan, khi có thời cơ, một xã hội bị gò ép
quá chặt sẽ có thể nổ tung khi quần chúng cảm thấy bị phản bội rõ rệt và khi có
một tổ chúc tiền phong đột nhiên xuất hiện hiệu triệu đúng nơi đúng lúc.
Tình hình đang có thể chín ngay trong năm nay, vì mọi yếu tố đã và đang tích
lũy rõ rệt cho một cuộc bùng nổ cách mạng của quần chúng đông đảo vươn mình làm
chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của toàn cộng đồng.
Không phải là ai khác mà chính đảng CSVN có thể dại dột ù lỳ gần như bất động, một mực không dám thoát Trung, đang chuẩn bị cho cuộc ra đi lịch sử của chính mình, không khác gì đảng CS Ba Lan, Tiệp, Đông Đức, Romania và đảng cộng sản Liên Xô bề thế một thời rồi suy thoái, tha hóa, nay chỉ còn dư âm trong trí nhớ của nhân loại.
Không phải là ai khác mà chính đảng CSVN có thể dại dột ù lỳ gần như bất động, một mực không dám thoát Trung, đang chuẩn bị cho cuộc ra đi lịch sử của chính mình, không khác gì đảng CS Ba Lan, Tiệp, Đông Đức, Romania và đảng cộng sản Liên Xô bề thế một thời rồi suy thoái, tha hóa, nay chỉ còn dư âm trong trí nhớ của nhân loại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét