Ads 468x60px

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Bài phát biểu 7 phút khiến cả hội trường quốc hội cúi đầu xấu hổ

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đi biểu tình chống Tàu năm 2014
Trái với không khí nhàm chán từ ngày khai mạc đến nay, buổi họp quốc hội sáng 1/4/2016 bất ngờ thu hút sự chú ý của dư luận qua bài phát biểu ấn tượng của luật sư Trương Trọng Nghĩa.
Đây là phiên họp nhằm mục đích thảo luận về các giải pháp kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vị đại biểu thuộc đoàn TP.HCM này – như thường lệ vẫn tiếp tục “chiếm diễn đàn” quốc hội nhằm kêu gọi thực hiện 5 bước đột phá trong vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước.
Tại sao cán bộ tìm cách cho con định cư nước ngoài?
Nhìn chung, bài phát biểu của đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa là khá mạnh dạn, nhưng vẫn có một số đoạn trớt quớt bởi một số dẫn chứng tào lao do ông Nghĩa thêm vào.
Điển hình là việc ông Nghĩa dẫn lại sự kiện năm 1946, nhiều trí thức Pháp theo Hồ Chí Minh quay trở lại Việt Nam, trên thực tế thì hầu hết đã bị lừa. Hay như sự kiện Nguyễn Thái Bình - người mà theo cách gọi hiện nay là khủng bố, hoặc không tặc máy bay.
Tuy vậy, trong 7 phút ngắn ngủi, những phát biểu của luật sư Nghĩa đã khiến toàn bộ hội trường quốc hội - với hơn 500 ông bà đảng viên nghị gật - phải cúi đầu xấu hổ trong thân phận của những kẻ bù nhìn.
Ông Trương Trọng Nghĩa: Tại sao cán độ tìm cách lo cho con định cư ở nước ngoài?
Theo luật sư Nghĩa, cần phải xây dựng đất nước Việt Nam trở thành nơi đáng sống, mọi người đều muốn ở lại chứ không muốn ra đi.
Ông nêu câu hỏi: tại sao hiện nay các cán bộ dù đương chức hay về hưu cũng đều tim cách lo cho con cái định cư tại nước ngoài?
“Không phải vì nghèo, vì tiền mà vì cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không bảo đảm đầy đủ và lo sợ ở đất nước bị lệ thuộc, điều này ai cũng thấy, cũng biết”, ông Nghĩa lý giải.
Tiếp đến, vị đại biểu quốc hội này kêu gọi cần phải đảm bảo tự do dân chủ, an toàn, công bằng và công lý. Động viên người dân thay đổi nếp sống, ưng tiên dùng hàng Việt Nam. Chấm dứt các dự án ô nhiễm, chống lãng phí và tham ô.
Bên cạnh đó là yêu cầu tăng cường thực chất khối đoàn kết giữa các dân tộc, vùng miền và giữa người dân trong và ngoài nước.
“Hàn gắn các vết thương của quá khứ và không khoét thêm những vết thương mới”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Dạy đảng cách điểm mặt “thế lực thù địch”?
Trong 5 bước đột phá quan trọng, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã dành phần cuối cùng để “dạy” cho đảng biết cách phân biệt cho đúng ta, bạn, thù; đặc biệt là về những “thế lực thù địch”.
“Thứ năm, lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của người dân là mục tiêu cao nhất, nghĩa là phải xác định cho đúng ta, bạn, thù.
Ta là đồng bào 54 dân tộc Việt Nam đang sống ở Việt Nam và hải ngoại, ta là nhân dân ta. Bạn là những ai ủng hộ một nước Việt Nam độc lập, chủ quyền, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Còn thù là thế lực thù địch, đó là những thế lực cản trở đổi mới, cản trở phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân, làm cho nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại an toàn, an ninh của đất nước.
Ngoài những thế lực thù địch ấy thì còn lại là ta và là bạn của ta cho dù có sự khác biệt về phương pháp, về quan điểm và về nhận thức.”, ông Nghĩa nói.
Sau cùng, vị phó chủ tịch hội luật gia Việt Nam này cũng cải biên lại một câu thơ Tố Hữu và đọc trước quốc hội: "Nỏ thần chớ để sa tay giặc - Mất cả đất liền cả biển sâu". Theo ông, nỏ thần ở đây chính là lòng yêu nước của 90 triệu đồng bào, góp phần giữ vững độc lập – chủ quyền – toàn vẹn lãnh thổ trong suốt 4000 năm qua.
“Người dân Việt Nam sẽ tự hào không chỉ vì là một dân tộc anh hùng mà còn là một dân tộc biết cách trở thành văn minh và thịnh vượng”, ông Nghĩa lạc quan hy vọng.
Đã không có bất kỳ tiếng vỗ tay nào được vang lên sau khi ông Nghĩa kết thúc bài diễn văn hùng hồn giữa nghị trường quốc hội. Như thường lệ, 500 ông bà nghị gật tỏ thái độ ậm ừ và không liên quan.
Dù vậy, ông Trương Trọng Nghĩa hoàn toàn không đơn độc. Chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, video bài phát biểu của ông đã nhận được hơn 6 ngàn lượt chia sẻ trên facebook Dân Làm Báo, với nhiều lời khen ngợi và bình luận tích cực.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét