Nguyễn Thị Hồng
Điệu hát ru là quà tặng đầu đời của người mẹ gởi đến đứa con của mình.
Để rồi bé tiếp nhận món quà ấm áp tình mẹ và thiêng liêng đó trong suốt
một đời người.
Cho dù có đi đến đoạn đường nào trong cuộc đời,
mỗi khi nghe một khúc hát ru mượt mà, không ai không thể chạnh lòng, nhớ
về mẹ, nhớ về những giây phút ấm áp nhứt trong vòng tay của mẹ.
Dưới lăng kính của khoa học, khi bào thai trong bụng mẹ được 6 tháng thì
âm thanh của điệu mẹ ru đầu tiên đã truyền từ từ vào tâm thức của đứa
bé, vào thời gian này thì đứa bé đã hoàn chỉnh tương đối về hệ thống
nghe và nhận qua tiềm thức.
Đứa trẻ không chỉ được ấp ủ bằng hơi
ấm từ da thịt của người Mẹ, mà còn được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những
bài hát ru ngọt ngào.
Những bài hát ru truyền thống tự nó không
có nhạc đệm. Nhưng với cách ngân nga, luyến láy mộc mạc cộng với tình
yêu vô bờ bến của người mẹ đã thấm sâu vào tiềm thức của đứa bé, trở
thành một ký ức của tuổi thơ không dễ gì xoá bỏ.
Đến khi chào đời
thì được nghe hát ru trực tiếp từ người mẹ trong mổi giấc ngũ của bé.
Hát ru là những ngôn ngữ đầu tiên của người mẹ chuyễn tải đến cho bé từ
lúc còn trong bào thai. Đó cũng là một thứ tiếng nói mà bé nhận biết
được từ chính người mẹ đẻ ra mình - là những lời hát ru nhẹ nhàng đơn
giản giúp trẻ con ngon giấc.
Phần lớn các câu trong bài hát ru
con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian
được truyền miệng từ đời này sang đời nọ, thế hệ trước tiếp nối thế hệ
sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương,
gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.
Trong hát ru
thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ
có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn dể lại một tình cãm thiêng liêng
sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con.
Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời.... ầu ơ
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời.... ầu ơ
Những em bé lúc còn trong trong mẹ đã bắt đầu nghe được âm thanh của mẹ
từ tháng thứ 4 (mặc dù hệ thống tai-nghe hoàn thành vào tháng thứ 6).
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mặc dù thai nhi nằm trong nước ối và
được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng, có thể nghe được tiếng động, tiếng
nhạc, nhịp nhanh chậm, tông độ cao thấp, v.v... gần như chính xác. Tiếng
nói của mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể thẳng vào đứa trẽ còn
nằm trong bào thai.
Nhịp điệu của bài hát đem lại cảm giác "an
toàn" có thể vì làm nhớ lại nhịp điệu tim đập nghe được từ những ngày
tháng còn trong lòng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết
đang được người bảo bọc. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng
những nguyên âm không thành câu dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có
câu cú rõ rệt
Bắc bộ
Con cò mà đi ăn đêm
À ơi...
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm Lộn cổ xuống ao
À ơi...
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À ơi...
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục Đau lòng cò con...
Trung bộ
Cái quán giữa đàng
Bạn hàng trước ngõ
Cây hương bên tàu
nhỏ nhụy thơm xa
(Chớ) anh có đi mô lâu
.............
Ngựa Ô đi trước ngựa Hồng theo sau
Ngựa Ô đi tới vạt cau
Ngựa Hồng thủng thỉnh đi sau vạt chè...
Nam bộ
Ầu ơi... ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua
Ầu ơ i..
Khó qua mẹ dắt con qua...
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời.
Con cò mà đi ăn đêm
À ơi...
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm Lộn cổ xuống ao
À ơi...
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À ơi...
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục Đau lòng cò con...
Trung bộ
Cái quán giữa đàng
Bạn hàng trước ngõ
Cây hương bên tàu
nhỏ nhụy thơm xa
(Chớ) anh có đi mô lâu
.............
Ngựa Ô đi trước ngựa Hồng theo sau
Ngựa Ô đi tới vạt cau
Ngựa Hồng thủng thỉnh đi sau vạt chè...
Nam bộ
Ầu ơi... ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua
Ầu ơ i..
Khó qua mẹ dắt con qua...
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời.
Những tác dụng tuyệt vời của việc ru con:
1. Giúp bé ngủ ngon hơn và sâu hơn: các mẹ có để ý rằng tất cả những
bài hát ru con của Viêt Nam đều mang tính chất nhẹ nhàng tình cảm rất dễ
đưa bé vào giấc ngủ, do đó nhiều bà mẹ chọn cách này để dỗ con ngủ.
Bên cạnh đó đối với bé cũng tạo thành một thói quen, khi bé nghe mẹ hát
ru nghĩa là đến giờ đi ngủ, giai điệu trữ tình nhẹ nhàng sẽ làm cho bé
thoải mái để có một giấc ngủ ngon.
2. Liên kết tình cảm với nhau:
khi bé ở trong bụng mẹ mỗi ngày đều nghe mẹ nói chuyện những âm thanh
này đều được bé nghe được, điều này ảnh hưởng đến nhân cách, năng khiếu
và cả suy nghĩ của bé.
Khi bé chào đời việc hát ru càng gắn kết
tình cảm hai mẹ con, là cơ hội để bé cảm nhận được sự yêu thương, gần
gũi của mẹ dành cho bé một cách tập trung và chân thành nhất.
3.
Hình thành kỹ năng nói và sử dụng ngôn ngữ của trẻ: mỗi ngày bé đều nghe
những âm thanh được lặp đi lặp lại hết sức nhịp nhàng, điều này góp
phần quan trọng vào việc hình thành ngôn ngữ sau này của bé.
4.
Giúp bé cảm thấy an toàn: vì những bài hát có nhịp điệu nhẹ nhàng và
được mẹ hát với tình yêu nên bé sẽ thấy thoải mái và an toàn hơn. Bé sẽ
biết có mẹ bên cạnh, thậm chí những lúc bạn không bên bé nhưng vẫn hát
cho bé nghe thì bé vẫn luôn thấy như có mẹ bên cạnh.
Điều này rất có ích. Nghiên cứu cho thấy nếu bé được mẹ hát ru thì thường ngủ sâu và ngon hơn những bé khác.
5. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe: bé luôn có xu hướng lắng nghe những âm
thanh xung quanh, việc mẹ thường xuyên hát cho bé nghe sẽ làm tăng khả
năng lắng nghe của bé, điều này giúp ích cho quá trình học tập và làm
việc của bé sau này.
Qua những bài hát ru, người mẹ không những
bày tỏ tình mẫu tử, mà còn dạy cho con mình tình yêu gia đình, quê hương
đất nước qua hình ảnh cây đa, bến chợ, sân đình, yêu thiên nhiên, sông
núi. Những làn điệu này đã hình thành nên nền tảng cho nhân cách của một
con người.
“Đứa trẻ nào đã thấm nhuần tiếng hát ru bao nhiêu rồi
thì lớn lên thương mẹ bấy nhiêu. Có rất nhiều trường hợp chứng minh
rằng những người mẹ nào ru con thì đứa con đó thương đất nước Việt Nam
nhiều hơn, thương văn hoá truyền thống Việt Nam....
NHỮNG GIAI THOẠI VUI VỀ TIẾNG Ầu..Ơ...!
Chỉ với hai chữ “ầu…ơ…” mượt mà êm dịu truyền cãm, thêm vào làn gió mát
rượi cùng với nhịp đu đưa của chiếc võng sau hè, cũng vừa đủ ghi khắc
vào tâm hồn con người một tình luyến ái ruột thịt thiêng liêng cho đến
ngày cuối đời. Vì những bài hát ru đó chính là kho tàng vô tận đúc kết
từ các câu chuyện dân gian do người đời truyền lại.
CÁC CHÀNG TRAI ẦU... Ơ... VÍ... DÀU KHI TÁN GÁI:
Ầu ơ mà người viết muốn đề cập nơi đây không phải là lời ru của mẹ mà
tiếng ầu ơ ơ dùng ám chỉ sự chậm chạp, câu giờ.... lở hẹn... Khi người
con gái còn nhỏ bắt buộc phải đến trường để mở mang kiến thức, học lịch
sử... học những tấm gương của các anh hùng.. liệt nữ chống giặc xâm lược
từ Bắc Phương...
Ví von hơn nữa cái tuổi gọi là ô mai bắt bướm
hái rau ngoài vườn để giúp mẹ làm bữa cơm trong gia đình... Lúc đó sao
chẳng thấy có anh chàng nào ầu ơ hay ví dầu bên tai.... gì cả??. Đến khi
cô gái đã lớn khôn "trúc đã xinh đẹp, đứng chỗ nào nhìn củng xinh hết",
nếu anh hàng xóm mà cứ ầu ơ… ví dầu không biết tỏ đường đi nước bước
thì đành hoài công:
Tiếc công anh xúc tép nuôi cò,/ Nuôi cho cò lớn, cò dò cò bay.
hay:
Tiếc công anh bắt tép nuôi cò,/ Cò ăn cò lớn, cò dò lên cây./ Biết rằng nông nổi thế nầy,/ Thì ông đập chết từ ngày cò con.
hay:
Công anh bắt tép nuôi cò,/ Cò ăn cho lớn, cò dò lên cây./ Nếu biết tình trạng như vầy/ Thì anh đã bỏ từ ngày còn non!.
ẦU Ơ VÍ... DẦU TRONG NHIỀU PHẠM TRÙ KHÁC:
Đi làm mà cứ ầu ơ trên giường.... không làm đi đúng giờ thì chỉ còn có
nước về nhà chờ thư cho thôi việc gởi tới....Nấu cơm mà cứ ầu ơ ví dầu
trên FB thì cả nhà bậu trước sau gì củng đi ăn tiệm dài dài... Nói cho
cùng đi ăn cổ mà còn ầu ơ ví dầu thì... thì...chỉ còn rửa chén thôi bậu
ơi.
ĐỐI PHÓ VỚI CỘNG SẢN XIN ĐỪNG ẦU... Ơ... VÍ DẦU....
Bậu ơi bậu... Hoàng -Trường Sa, Núi Lão Sơn, 11.000km2 trong vùng Vịnh
Bắc Bộ, Ải Nam Quan, 1/2 Thác Bản Giốc... đã bị Tàu cộng chiếm... Miền
ĐBSCL thì nạn hạn mặn đang phá huỷ kho lúa thóc lớn nhất của VN, cá chết
tràn ngập trắng cã bải biển miền trung vì chất độc xả thải của nhà thầu
nước lạ Formosa, Sơn Hà ngày càng nguy biến mà nhân dân VN vẩn cứ ầu ơ
ví dầu, không dám đứng thẳng lên để được làm người, không đứng lên để
cứu nước thì chỉ còn chuẩn bị pháo bông để đốt trong ngày liên hoan sát
nhập nước VN vào với Tàu Cộng... để Việt tộc trở thành người nước lớn
với một quốc gia bao trùm một lảnh thổ phía Bắc giáp Nga, Đông giáp Thái
Bình Dương...Tây Nam giáp Cam Bốt..Thái Lan...Lào..
Nếu csVN mà
bị dịch chết toi, thì nhân dân ta sẻ hết ầu ơ ví dầu...mà phải nhanh tay
khui rượu ăn mừng ngày khải hoàn của toàn dân rồi cùng chung tay xây
dựng lại lại căn nhà đổ nát hậu cộng sản.
Ầu ơ ví dầu cộng sản chết toi.../ Thì dân nước Việt đua nhau ăn mừng...
TÓM LẠI:
Tiếng ầu ơ sẽ làm cho Hồn Việt được hồi phục và khai thông các bế tắc và đẩy lùi được màu đỏ trong chủ thể của Việt tộc. Ầu ơ..
Ví dầu là tiếng hò ru của mẹ Việt Nam.... là tiếng nhắc nhở của tiền
nhân với đàn con trẻ… là tiếng thì thầm của Vua Hùng... của Hai bà Trưng
Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
Nguyễn Thái Học, của… Nguỵ Văn Thà, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai--- trong
việc gìn giữ giang sơn gấm vóc của Việt tộc.
Ầu... ơ/ Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá, về đồng ăn cua... a... à... à... ơi...
Còn nước Việt thì dân Việt mới còn còng để ăn, còn con cá lóc nướng
trui, còn con cá trê chấm nước mắm gừng, còn "râu tôm" để nấu với ruột
bầu… Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"..
Mùi vị quê hương ngọt
ngào đượm thắm tình nồng, vì thế khi bị mất nước người ta sẽ không bao
giờ tìm lại hương vị cay nồng của trầu Bà Điểm của thuốc lá Gò Vấp…
Trầu Bà Điểm xé ra nửa lá,/ Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi./ Buồn tình gá nghĩa mà chơi,/ Hay là anh quyết ở đời với em?
Con ơi hãy nhớ từng lời ru ầu ơ ví dầu..của mẹ Việt Nam lúc con còn nằm
trên võng đào, để đừng bao giờ trở nên những tội nhân thiên cỗ vì thiếu
trách nhiệm trong việc bảo vệ dân và nước Việt.
Người cộng sản
không bao giờ có được hạnh phúc nằm trên võng đào, trong lòng mẹ Việt
Nam, nên người cộng sản không bao giờ biết đến tiếng ru của mẹ VN.
Một khi không nghe được tiếng ru của mẹ, tiếng thì thầm của tổ tiên,
thì những con người thiếu điệu ru đó của mẹ VN tiềm thức sẻ nhiễm độc để
rồi mù quáng chạy theo theo điệu ru lạ của qủi, xa dần với Việt tộc và
Tổ quốc. Đây chính là nguyên nhân mà người cộng sản được mệnh danh là vô
gia đình, vô tổ quốc là vậy!
Riêng chúng ta, những người mang
trong huyết quản dòng máu Lạc Hồng, những người từng thắm thiết với
tiếng ru của mẹ VN, thì không thể nào thờ ơ trước sự nguy khốn của tổ
quốc, một tổ quốc mà đám con hoang đang ra sức phá nát tận gốc rễ.
Hãy bắt lại điệu ru mẹ VN để đứng thẳng người lên và hoà vào dòng cách
mạng dân tộc dân chủ, hầu sớm đưa VN minh châu trời đông bắt kịp với
nhịp tiến văn minh cũa thế giới.
Nguyễn Thi Hồng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét