(Từ trái sang) Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú
Trọng,
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim
Ngân
tại Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, ngày 28/1/2016.
Bùi Tín
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang sôi động. Vụ cá chết và ngư dân
ngắc ngoải ven biển miền Trung chưa nguôi thì vụ Formosa mới ở Cà Ná –
Ninh Thuận phía Nam lại nóng lên. Vụ tư lệnh Quân khu II chết bí hiểm,
rồi cán bộ cao cấp bắn nhau ở Yên Bái chưa yên thì lại nổ ra vụ Trịnh
Xuân Thanh biệt tăm, thách thức Tổng Trọng từ hang hốc nào chưa ai biết,
làm náo loạn cả triều đình đang nghiêng ngả.
Nhân vật trung tâm hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông
Trọng có nhiều lý do để mất ngủ. Ông ra lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh
trong nước và quốc tế nhưng còn nhiều trắc trở. Ông ra lệnh bắt gấp nhóm
4 cán bộ cấp cao trong ngành dầu khí vốn là bộ hạ của Trịnh Xuân Thanh,
đứng đầu là Vũ Đức Thuận. Ông yêu cầu 8 ngành phải vào cuộc sớm, đó là
Ban Bí thư Trung ương, Ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung
ương, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân, và Tòa
án Nhân dân tối cao.
Từ nơi bí mật, “đồng chí” Trịnh Xuân Thanh của ông đã sớm tuyên bố từ
bỏ đảng, không chờ ông ra lệnh cho Ban Bí thư thi hành kỷ luật khai
trừ, còn thách thức ông mở phiên tòa công khai đúng luật. Trịnh Xuân
Thanh đã chọn các luật sư trong nước là Trần Vũ Hải và Lê Công Định, và
sẵn sàng tiết lộ những sự thật bị che giấu mấy chục năm nay chung quanh
các đề án viện trợ và đầu tư quốc tế ODA và FDI hàng trăm tỷ đô la đã bị
xà xẻo, chia chác vụng trộm, các quà biếu cho Tổng Bí thư – như pho
tượng vàng của Formosa Hà Tĩnh đưa biếu riêng ông Trọng… Quyết tâm của
Tổng Trọng là phải triệt hạ những nhân vật trong ngành dầu khí đã kết
thành nhóm, thành bè phái hàng 30 năm nay, hiện đã nhằm thẳng vào 2 nhân
vật trọng yếu hơn là Đinh La Thăng và Vũ Huy Hoàng, đều từng là thủ
trưởng trực tiếp của Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và phe nhóm.
Trong khi mở cuộc điều tra và xét xử các nhóm tham nhũng nói trên,
ông Trọng và cận thần ráo riết bao vây nhóm bộ hạ và gia đình của Nguyễn
Tấn Dũng, vốn là “đồng chí thù địch số một” của Tổng Trọng hàng chục
năm nay. Các công ty, ngân hàng của con gái, con rể của ông Dũng, của
các con, bà chị họ của ông Dũng cũng đang bị điều tra.
Tham vọng của ông Trọng rất lớn, nhưng không dễ gì thực hiện, vì các
nhóm lợi ích chống lại ông không ít ỏi yếu kém. Nhìn quanh ông, ngay
trong Bộ Chính trị, hoặc ngay 3 vị khác trong Tứ trụ, không ai mặn mà gì
với ông. Gần ông nhất là nhà tuyên huấn Đinh Thế Huynh uy tín thấp, phe
cánh non. Rồi Thủ tướng Phúc, nhưng ông này kém bản lĩnh lại mang tiếng
là khôn ranh, láu cá, ít nhân cách, ưa hưởng lạc, có tài sản lớn bất
minh, con cái hư hỏng nổi tiếng đất Quảng Nam. Bà Kim Ngân mới lên chức,
chưa tự khẳng định, ăn nói có vẻ khinh dân cao ngạo, dạy đời, vụng về
khi tiếp khách nước ngoài. Đáng lo nhất với ông là tướng Trần Đại Quang,
có thực lực lớn, trong tay là cả ngành công an, cảnh sát, lại đang có
tham vọng soán ngôi tổng bí thư kiêm nhiệm chủ tịch nước như bên Tàu.
Tướng Quang là ngôi sao đang lên, khôn ngoan, kín đáo, thâm hiểm, lại
đang nắm chặt hơn 300 tướng Công an đang tại chức vốn là bộ hạ của ông
ta, trong đó đáng kể nhất là tướng Tô Lâm, bộ trưởng Công An đương chức.
Chính do tình hình trên mà ngày 19/9 vừa qua, ông Trọng cho công bố
quyết định của Bộ Chính trị cử tổng bí thư tham gia Thường vụ Đảng ủy Bộ
Công an gồm 7 người (trong Đảng ủy Bộ Công an gồm 16 ủy viên). Rõ ràng
Tổng Trọng lo rằng Bộ Công an có lực lượng vũ trang lớn khắp nơi có thể
vuột ra khỏi tầm lãnh đạo của tổng bí thư nếu mình không có mặt thường
trực trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của lực lượng này.
Đối với Quân đội Nhân dân, Điều lệ Đảng Cộng sản quy định tổng bí thư
đồng thời là bí thư Quân ủy Trung ương. Trong điều lệ và quyết định vừa
qua, không có quy định tổng bí thư kiêm luôn bí thư đảng ủy Công an.
Chức này hiện thuộc tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an. Điều này cho thấy
ông Trọng vẫn chưa yên tâm nắm trọn lực lượng này như mong muốn, còn là
kẽ hở trong ý đồ thâu tóm quyền lực tuyệt đối, giữa cuộc nội chiến phe
nhóm “các đồng chí thù địch”, đang sinh tử sống mái với nhau.
Tổng Trọng vừa hé lộ mưu đồ hạ “nốc ao” Tướng Quang bằng cách ra lệnh
cho Ban Bí thư quy định ngày sinh các quan chức đảng viên phải chiếu
theo giấy khai sinh gốc và tài liệu khi vào đảng làm bằng. Ai cũng biết
Tướng Quang đã ăn gian, sửa năm sinh từ 1950 thành 1956, tự trẻ hóa 6
năm, để ở lại Trung ương, vì đã quá tuổi 65 tại Đại hội XII, nhưng lại
khai là mới 59 tuổi.
Điều đáng chú ý là cuộc nội chiến giữa các nhóm “đồng chí thù địch”
càng mở rộng, thì nhân dân càng thích thú, nhận ra bộ mặt thật của chế
độ toàn trị độc đảng, từ tin cậy mù quáng hồi xưa chuyển sang hoài nghi
chê trách và đến nay lại chuyển sang thất vọng và khinh bỉ, xầm xì lên
án ở mọi nơi, lên án công khai, chê trách, không còn sợ hãi như xưa. Nên
họ dám xuống đường từ vài trăm đến vài nghìn, rồi vài chục nghìn như
các giáo dân ở giáo phận Vinh – Xã Đoài, họ kéo nhau đến các phiên tòa
công khai mà đóng cửa không cho công dân tham dự, đón mừng tặng hoa các
chiến sỹ dân chủ ra tù.
Không ai làm mất uy tín của đảng bằng chính những người lãnh đạo cao
nhất. Cuộc nội chiến sinh tử đang diễn ra ở thượng tầng lãnh đạo phơi
bày cơ chế của đảng đang tan vỡ từng mảng nhỏ. Mỗi phe nhóm càng lo vơ
vét quyền lực và lợi ích riêng tư, mặc cho cuộc sống gay go khổ cực của
nhân dân, bỏ mặc nhân dân, thì nhân dân càng mất niềm tin, khinh bỉ họ
như một bầy sâu mọt. Một nền “văn hóa khinh bỉ” đã hình thành ngày càng
sâu đậm đối với lãnh đạo tha hóa. Đảng tự thủ tiêu tính chính đáng của
mình, nhân dân dần dần cách ly, xa rời, khinh bỉ đảng. Vậy rồi đây đảng
còn sống với ai ?
Nét mới khởi sắc của công luận là người dân thường, dù là nông dân,
lao động, công dân, viên chức, tuổi trẻ, phụ nữ, giáo viên, luật sư, nhà
kinh doanh lương thiện đều chung một ý nghĩ: chế độ này thối nát quá
rồi, tận cùng tha hóa rồi, không thể chịu đựng thêm được nữa.
Phải mở ra con đường sống khác cho dân tộc, cho toàn dân, cho các thế
hệ tương lai. Đây là luồng suy nghĩ chung sẽ cứu nguy cho đất nước này,
không thể khác.
Bùi Tín
0 nhận xét:
Đăng nhận xét