Sài Gòn xưa.
Cung Mi / SBTN
Vào tháng 10 năm nay (2016), Quốc Hội Tiểu Bang California đã công
nhận Tháng 10 là “Tháng Việt Nam Cộng Hòa”, để vinh danh những chiến sĩ
Hoa Kỳ và VNCH đã hy sinh để bảo vệ chính nghĩa tự do. Sở dĩ chọn tháng
10, là bởi vì cách đây 60 năm (1956), Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa đã
ra đời, thiết lập nền dân chủ đầu tiên tại Miền Nam Việt Nam.
Đây cũng là thời điểm thích hợp để những người yêu âm nhạc cùng ôn
lại một số bài hát ca ngợi nền Tự Do của thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Thủ đô của Miền Nam Tự Do là Sài Gòn. Nói đến nền Đệ Nhất Cộng Hòa,
không thể không nhắc đến thủ đô Sài Gòn hoa lệ, đã một thời từng là Hòn
Ngọc Viễn Đông. Đã có biết bao nhiêu ca khúc đặc sắc viết về thủ đô Sài
Gòn. Một trong những ca khúc lột tả được sức sống trẻ của Sài Gòn, nói
lên được niềm hân hoan của người dân Miền Nam Tự Do, đó chính là ca khúc
Ghé Bến Sài Gòn của nhạc sĩ Văn Phụng. Được mệnh danh là nhạc sĩ của
những ca khúc yêu đời, Văn Phụng như đã đem hết niềm lạc quan của mình
vào trong ca khúc bất hủ này:
Cùng nhau đi tới Saigon, Cùng nhau đi tới Saigon
Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do
Dừng chân trên bến Cộng Hòa
Người Trung Nam Bắc một nhà
Về đây chung sống hát khúc hoan ca…
Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do
Dừng chân trên bến Cộng Hòa
Người Trung Nam Bắc một nhà
Về đây chung sống hát khúc hoan ca…
Trong nhịp điệu Paso rộn ràng, Ghé Bến Sài Gòn như đưa người nghe hòa
mình vào đời sống nhộn nhịp của một quốc gia tự do mới ra đời, của một
nền Cộng Hòa non trẻ nhưng tràn đầy sức sống:
…Ngựa xe như nước rộn ràng
Ngập muôn sức sống tiềm tàng
Đèn đêm tung ánh sáng như hào quang…
Ngập muôn sức sống tiềm tàng
Đèn đêm tung ánh sáng như hào quang…
Đặc biệt, trong phần hòa âm phiên bản đầu tiên của Ghé Bến Sài Gòn
trước 1975 (do ca sĩ Châu Hà, vợ của nhạc sĩ Văn Phụng trình diễn),
người nghe còn nghe cả tiếng huýt còi của người cảnh sát giao thông, một
hình ảnh rất thân thuộc đối với người Sài Gòn. Trong ca khúc này, tất
cả những mỹ từ dùng để miêu tả Miền Nam, miêu tả Sài Gòn hầu như đều có
mặt: “bến Cộng Hòa”, “Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do”, “ Ngọc Viễn Đông”:
…Người ơi Sài Gòn chốn đây
Là Ngọc Viễn Đông, vốn đã lừng danh
Nắng lên muôn chim đùa hót
Muôn hoa cười đón, Vinh quang ngày mới…
Là Ngọc Viễn Đông, vốn đã lừng danh
Nắng lên muôn chim đùa hót
Muôn hoa cười đón, Vinh quang ngày mới…
Quả là một ca khúc tiêu biểu của Sài Gòn đầy kiêu hãnh. Niềm kiêu
hãnh chỉ còn là quá khứ, sau khi Sài Gòn bị đổi tên, phải mang tên xác
người!
Nền Đệ Nhất Cộng Hòa ngay khi ra đời đã phải chịu hiểm họa của xâm
lăng của làn sóng đỏ phương Bắc. Những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa
đã có mặt từ những ngay đầu để bảo vệ cho nền tự do của Miền Nam. Nhạc
sĩ Nguyễn Văn Đông, một nhạc sĩ nổi tiếng của Miền Nam, và cũng là một
sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ rất sớm. Theo Wikipedia, vào
năm 1954, ông đã là một Thiếu Úy trưởng phòng hành quân, và đến năm 1975
ông đã là một Đại Tá. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã viết nhiều ca khúc để
đời danh cho người lính Cộng Hòa, như Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm
Xuân… Một ca khúc cũng đặc sắc, nhưng ít người biết hơn của ông đó là
Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp. Trong một giai điệu mượt mà “đặc trưng
Nguyễn Văn Đông”, người nhạc sĩ đã vẽ nên cảnh người em gái hậu phương
lưu luyến tiễn người chiến binh lên đường gìn giữ non sông:
Còn đây giây phút này
Còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi
Còn trong ánh mắt, còn cầm tay nhau
Ngày mai xa cách nhau
Một người gối chiếc cô phòng,
Còn người góc núi ven rừng, chân mây đầu gió …
Còn đây đêm cuối cùng
Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha
Ngại khơi nước mắt, nhạt nhòa môi em
Người đi giúp núi sông …
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Người người nối tiếp câu thề dành lấy quê hương…
Còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi
Còn trong ánh mắt, còn cầm tay nhau
Ngày mai xa cách nhau
Một người gối chiếc cô phòng,
Còn người góc núi ven rừng, chân mây đầu gió …
Còn đây đêm cuối cùng
Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha
Ngại khơi nước mắt, nhạt nhòa môi em
Người đi giúp núi sông …
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Người người nối tiếp câu thề dành lấy quê hương…
Nhiều người đồng ý với nhau rằng Hà Thanh là nữ ca sĩ hát nhạc Nguyễn
Văn Đông hay nhất. Đặc biệt, trong một phiên bản trước 1975 được lưu
lại trên Youtube, khán giả thú vị khi được nghe Khúc Tình Ca Hàng Hàng
Lớp Lớp do Hà Thanh và Hùng Cường song ca, một sự kết hợp hiếm thấy:
Nhạc sĩ Phạm Duy vẫn được xem là người đưa dân ca Việt Nam vào ca
khúc thành công nhất. Một thí dụ điển hình là ca khúc Tình Tự Tin, được
Phạm Duy viết trong thời nền Đệ Nhất Cộng Hòa được thành lập, để ca ngợi
một Miền Nam Tự Do vững tin vào tương lai. Tình Tự Tin được viết trên
giai điệu bất hủ của bài dân ca Miền Bắc Trống Cơm. Nhưng chỉ với việc
biến đổi một vài nốt trong giai điệu, Phạm Duy đã khéo léo chuyển từ
Trống Cơm ở cung Fa Trưởng thành Re Thứ trong Tình TỰ Tin. Hình như Phạm
Duy muốn dùng giai điệu thứ nhưng không quá buồn này, để diễn tả tâm
trạng của những người dân Miền Nam, chưa hoàn toàn thấy rõ được tương
lai, khi vừa thoát ra khỏi sự đô hộ của Thực Dân Pháp, rồi vượt thoát
hiểm họa cộng sản đã chiếm được Miền Bắc, để thành lập một quốc gia tự
do còn non trẻ ở phương Nam:
…Tình bằng có tiếng trống cơm
Khen ai khéo vỗ… ố mấy… bông mà nên bông…
Một đàn tang tình trai tráng
Chứ mấy lội… sông… Ði tìm… tìm tìm ai…. Bông mà nên bông…
Một đoàn tang tình trai gái… chứ mấy lội.. í … sông…
Ði tìm… tìm tình thương …
Quên tạm những nỗi căm hờn…
Tình bằng có tiếng véo von
Nghe như tiếng hát lũ chim… mà chim non…
Một đàn chim còn nhỏ bé, Chứ mấy vượt cũi son
Ði tìm.. tìm tự do…
Khen ai khéo vỗ… ố mấy… bông mà nên bông…
Một đàn tang tình trai tráng
Chứ mấy lội… sông… Ði tìm… tìm tìm ai…. Bông mà nên bông…
Một đoàn tang tình trai gái… chứ mấy lội.. í … sông…
Ði tìm… tìm tình thương …
Quên tạm những nỗi căm hờn…
Tình bằng có tiếng véo von
Nghe như tiếng hát lũ chim… mà chim non…
Một đàn chim còn nhỏ bé, Chứ mấy vượt cũi son
Ði tìm.. tìm tự do…
Và rồi, cũng với giai điệu Trống Cơm biến thể ấy, nhạc sĩ Phạm Duy đã
cho thấy người Miền Nam bắt đầu tự tin vào lý tưởng tự do. Với hình ảnh
người thi sĩ đã được làm thơ ca ngợi tình nhân loại, chứ không bị giam
lỏng tâm hồn trong màu đỏ của chủ nghĩa cuồng tín:
Một đoàn tang tình thi sĩ… Chứ mấy làm …í … thơ…. yêu đời đời tự do…
Ca ngợi nỗi vui con người…
Ca ngợi nỗi vui con người…
Và rồi cứ thế, dần dần người Miền Nam quyết chí tin vào tương lai của
dân tộc mình, tạm bỏ qua những quá khứ đau thương, thù hận:
Tình bằng có tiếng dứt ca
Vi vu tiếng hát… ấy.. bay vào kinh đô…
Người người tang tình trong nước
Chứ mấy cùng.. í … vui..
Tin đời… người người ơi…
Vi vu tiếng hát… ấy.. bay vào kinh đô…
Người người tang tình trong nước
Chứ mấy cùng.. í … vui..
Tin đời… người người ơi…
Tình bằng nhớ mãi nhớ hoài
Ta xin quyết chí …í tin vào tương lai…
Cuộc đời tin vào quá khứ
Chứ mấy vào sớm mai
Ban chiều…. chiều chiều ơi…
Ta xin quyết chí …í tin vào tương lai…
Cuộc đời tin vào quá khứ
Chứ mấy vào sớm mai
Ban chiều…. chiều chiều ơi…
Đã có một nghệ sĩ của Miền Nam nói rằng, Tình Tự Tin là một ca khúc
chỉ thuộc dạng dân vận, tuyên truyền, nhưng vẫn có giá trị, thuộc hàng
thâm thúy của nền âm nhạc Miền Nam mà ít có người để ý đến.
Nghe lại những ca khúc của thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chúng ta cảm ơn
Việt Nam đã có được hơn 20 năm một Miền Nam Tự Do. Để đến tận ngày hôm
nay, Người Việt Tự Do vẫn còn tiếp tục tin vào những giá trị nhân bản,
mà Miền Nam Việt Nam đã gây dựng từ 60 năm trước, và vẫn hy vọng sẽ đem
về lại quê hương Việt Nam trong một tương lai không xa…
Cung Mi / SBTN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét