LM Đặng Hữu Nam. Nguồn: YouTube. |
Điền Phương Thảo
Trong đơn thư số 7553/UBND-NC, UBND tỉnh
Nghệ An đã đề nghị Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Đức Giám Mục Phêrô
Nguyễn Văn Viên “chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Đặng Hữu Nam và
không bố trí Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động mục vụ trên địa bàn Nghệ
An”.
Thiết tưởng chúng ta không cần bàn cãi,
thanh minh hay lý giải nhiều về những quy chụp của giới cầm quyển tỉnh Nghệ An
đối với linh mục Anton Đặng Hữu Nam, bởi lẽ chính Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp
cũng là nạn nhân của chiêu trò này. Do vậy, trong phạm vi bài viết, tôi chỉ muốn
đề cập đến vấn đề vì sao UBND tỉnh Nghệ An muốn loại trừ một công dân thực hiện
tốt “Năm điều Bác Hồ dạy” thông qua việc “huy động hàng trăm giáo dân kéo vào
thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh để gởi đơn khiếu kiện công ty gang thép Hưng Nghiệp
Fomosa vào ngày 26-27/09/2016” như linh mục Anton Nguyễn Hữu
Nam?
1- Yêu tổ quốc, yêu đồng
bào:
Trước thực trạng công ty gang thép Fomosa
xả thải gây ô nhiễm môi trường biển khiến cuộc sống hàng nghìn người dân vùng
biển miền Trung phải khốn đốn, cơ cực trong hiện tại và đe dọa sự sinh tồn của
thế hệ người dân Việt trong tương lai, nếu không phải là người có lòng “yêu tổ
quốc, yêu đồng bào” thì liệu linh mục Anton có lao tâm khổ tứ trong việc tổ chức
giúp người dân thị xã Kỳ Anh thực hiện việc khởi kiện Fomosa để đòi lại sự công
bằng cho họ hay không? Tại sao vị linh mục này không chọn cuộc sống bình an giữa
sự yêu thương kính trọng của cộng đoàn giáo dân mình đang chăn dắt? Chỉ có tình
yêu mới là động lực giúp vị linh mục này thoát khỏi sự êm ái, dễ chịu của bản
thân để dấn thân vì dân, vì nước.
2- Học tập tốt, lao động
tốt:
Nếu không có tinh thần “học tập tốt, lao
động tốt” thì chẳng thể nào linh mục Anton có thể tổ chức việc khởi kiện một
cách rất bài bản và khoa học như vậy. Việc điều động một khối lượng lớn người
tham gia một sự kiện nào đó luôn là điều rất khó khăn. Nó đòi hỏi người tổ chức
phải có óc khoa học trong cách sắp xếp công việc.
Để vận động 600 người tham gia khiếu kiện
phải khởi đi từ những việc đơn giản như lên danh sách, chọn địa điểm tập trung,
lo phương tiện di chuyển, lo y tế, ẩm thực dọc đường, lo điểm dừng chân để nghỉ
ngơi ăn uống, và đặc biệt là phải lo việc thuê mướn xe trong hoàn cảnh đầy khó
khăn vì công việc này vấp phải sự đã ngăn trở, đe dọa.
Thế nhưng, xuyên suốt khâu tổ chức, hầu
như không có sơ sót nào đáng tiếc xảy ra. Tất cả vận hành cách rập ràng, hợp lý
và khoa học. Điều này chứng tỏ linh mục Anton đã dày công học tập, nghiên cứu để
thực hiện tốt kỹ năng làm việc nhóm, thuật lãnh đạo. Đặc biệt là học hiểu các
quy định về luật pháp để giúp việc khởi kiện của người dân đạt kết quả tốt
nhất.
3- Đoàn kết tốt, kỷ luật
tốt:
Có thể nói đây là ưu điểm nổi bậc của đoàn
người tham gia khởi kiện. 600 con người đồng lòng làm một công việc. Trong đó,
mỗi người đã thi hành tốt nhiệm vụ mình được phân công. Không tranh giành. Không
tị nạnh. Làm không lương, không thưởng, không bằng khen, nhưng ai nấy đều làm
hết nhiệt tâm của mình với tinh thần “đoàn kết tốt”.
Trong một buổi ăn buffet tại một nhà hàng
lịch sự, sang trọng, người ta vẫn có thể chen lấn xô bồ, tranh giành thức ăn và
ồn ào mất trật tự. Thế nhưng tại điểm dừng chân nghỉ ngơi tại giáo xứ Đông Yên,
600 con người này dù mệt và đói nhưng buổi ăn trưa vẫn diễn ra trong trật tự,
văn minh.
Điều gây ấn tượng về tính kỷ luật này là
khi linh mục Anton đề nghị đoàn người ngồi xuống, im lặng giữ trật tự để đọc
kinh hay nghe cha căn dặn thì tất cả đều răm ráp thực hiện. Khi đến tòa án Kỳ
Anh, trong khi cha Nam và một vài người vào bên trong tòa án Kỳ Anh để nộp hồ
sơ, đoàn người đã phải ngồi chờ ngoài nắng nhưng vẫn rất ôn hòa, trật tự. Không
dùi cui, không chịu một sự áp đặt nào, thế thì vì điều gì khiến họ chấp hành tốt
những mệnh lệnh của linh mục Anton nếu không nhờ họ có tinh thần “kỷ luật
tốt”?
Và người ta không thể cho cái mà người ta
không có. Do vậy, tinh thần “đoàn kết tốt, kỷ luật tốt” của người dân Kỳ Anh
chính là hình chiếu chuẩn xác tinh thần “đoàn kết tốt, kỷ luật tốt” nơi con
người linh mục Anton vậy.
4- Giữ gìn vệ sinh thật
tốt:
Nếu ai đã từng thấy những bãi rác để lại
sau những ngày nghỉ tại các khu du lịch, trên bãi biển, đặc biệt là những bãi
rác khổng lồ sau các festival hoa hay sau đêm giao thừa ngay tại thủ đô của
người Hà Nội thanh lịch, thì sẽ thấy việc “giữ gìn vệ sinh thật tốt” của những
ngư dân Kỳ Anh đi khởi kiện là trên cả tuyệt vời. Và để làm được điều này không
thể không nói đến sự nhắc nhở đầy trách nhiệm của linh mục Anton. Qua những gì
clip ghi lại, linh mục Anton luôn đốc thúc giáo dân khởi kiện dọn dẹp vệ sinh,
nhặt từng bao bì, vỏ, lon trước khi rời khỏi địa điểm tập
trung.
5- Khiêm tốn, thật thà, dũng
cảm:
Lãnh đạo và tổ chức tốt một cuộc khởi kiện
“lịch sử” cho 600 con người nhưng linh mục Anton không đòi hỏi một sự khen
thưởng, một sự vinh danh nào cho bản thân ngoài một khát khao là người dân Kỳ
Anh sớm có được cuộc sống an bình, đòi được sự bù đắp công bằng sau bao tổn thẩt
nặng nề.
Và nếu không “thật thà, dũng cảm” thì linh
mục Anton cũng chẳng dại gì lên tiếng tố cáo tội ác của Fomosa và chống lại các
thế lực chống lại người dân để bảo vệ Fomosa. Và dĩ nhiên, việc UBND tỉnh Nghệ
An muốn khử trừ Ngài cũng là một cái kết mà linh mục Anton đoán biết, nhưng điều
đó không khiến Ngài chùn bước trên con đường đấu tranh cho công
lý.
Với một “thiếu nhi” đã thực hiện tốt “Năm
điều Bác Hồ dạy” như thế, thì không hiểu vì sao linh mục Nguyễn Hữu Nam vẫn là
cái gai cần phải nhổ đi của UBND tỉnh Nghệ An?
Hay là vì ẢNH HƯỞNG và UY TÍN của các vị
lãnh đạo Công Giáo trên giáo dân của mình luôn là mối đe dọa cho sự bền vững của
cường quyền?
Điền Phương Thảo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét