Quảng Tín
Ai đã từng có mặt tại bở biển Kỳ Anh - Hà Tĩnh những ngày tháng 4, thời điểm mà tham họa môi trường do nhà máy Formosa gây ra cho 4 tỉnh miền Trung đang ở đoạn cao trào, chắc có lẽ những hình ảnh hãi hùng đó sẽ mãi ám ảnh họ cho đến cuối đời.
Ai đã từng có mặt tại bở biển Kỳ Anh - Hà Tĩnh những ngày tháng 4, thời điểm mà tham họa môi trường do nhà máy Formosa gây ra cho 4 tỉnh miền Trung đang ở đoạn cao trào, chắc có lẽ những hình ảnh hãi hùng đó sẽ mãi ám ảnh họ cho đến cuối đời.
Mùi tanh nồng của hàng triệu xác cá bốc lên dưới cái nắng gay gắt của
miền Trung những ngày “tháng tư đen” mang đến một cho những ai có mặt ở
đó một cảm giác hãi hùng. Xác những con cá nhỏ có vẻ còn nguyên vẹn,
chắc có lẽ do chất độc đã làm cho cái chết đến với chúng quá nhanh mà
không kịp vật vã. Hãi hùng hơn là xác của những chú cá có kích thước
bằng những đứa trẻ đã lên 10, thân hình chúng bị xuyên thủng lỗ chỗ, bộ
xương lộ hẳn ra ngoài sau lớp da đã gần thối rửa, đôi mắt phình to, lộ
hẳn như muốn rớt ra ngoài, trợn ngược như ai oán, chắc có lẽ chúng đã
trải qua một cuộc vật lộn mãnh liệt trước khi giã từ biển cả. Những hình
ảnh đó tạo nên một không khí ảm đạm và tang tóc bao phủ lên cái dãi đất
miền Trung vốn đã cơ cực bao đời.
Biển chết, cá chết, những chiếc thuyền to, nhỏ xếp hàng neo bờ nằm nhớ
biển. Hàng vạn con người sống nhờ vào biển giờ phải đối mặt với một cuộc
sống muôn vàn khó khăn. Hàng trăm triệu đồng họ đã vay mượn để trang bị
tàu thuyền và thiết bị để đánh bắt với hy vọng một mùa đánh bắt bội thu
trong chốc lác đã biến thành một gánh nặng đè nén lên vai họ. Những đứa
trẻ giờ đang trước một tương lai vô cùng mờ mịt vì cha mẹ chúng không
có tiền trang trải cho những khoản phí cho năm học tới. Những khoản phí
mà bình thường đối với họ đã là một gánh nặng, giờ càng trở nên khó khăn
gấp bội khi thu nhập chính của họ là từ biển giờ đã không còn…
Cuối tháng 4, tức thời điểm cá nổi trắng bờ biển miền Trung gần 1 tháng.
Không một quan chức nào của chính quyền lên tiếng, không một cá nhân
hay tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm. Bốn vị lãnh đạo cao nhất của
chính quyền mới hôm nào nhậm chức còn tuyên thệ, hứa trung thành tuyệt
đối với nhân dân, đất nước, giờ lộ rõ bản chất của những kẻ lọc lừa,
phản bội. Bởi họ đang có một mối quan tâm khác mà theo họ là quan trọng
hơn hàng triệu tiếng than ai oán ngoài kia: tổ chức ăn mừng, nhảy múa
cái ngày mà họ gọi là “giải phóng” miền Nam. Hàng tỷ đồng tiền thuế của
dân được bắn thẳng lên trời (pháo hoa) không thương xót trong khi hàng
vạn người dân miền Trung đang đối diện với cảnh thiếu ăn, thất nghiệp và
nợ nần…
Giữa lúc người dân đang căm phẫn cực độ trước thảm họa mà đất nước đang
gánh chịu, hành động thăm nhà Formosa của ông Trọng tổng bí đã lộ rõ bản
chất của kẻ dung túng và tiếp tay cho cái “nhà máy tội ác” này xả thải
ra biển để đầu độc dân Việt.
Ngày 1 tháng 5, hàng vạn người ở ba thành phố lớn nhất cả nước: Hà Nội,
Sài Gòn và Đà Nẵng hưởng ứng lời kêu gọi “Tuần hành ôn hòa vì môi
trường” qua mạng xã hội Facebook của các tổ chức Xã hội dân sự. Những
biểu ngữ mà họ giương lên như những lời lẽ đanh thép tác thẳng vào những
kẻ đang dung túng cho tội ác của Formosa. Những người xuống đường, họ
không cần bất kỳ một cuộc buổi “hội thảo khoa học” hay bất kỳ kết quả
xét nghiệm nước biển nào để biết ai là thủ phạm xả chất thải để đầu độc
biển miền Trung. Hành động thăm nhà máy Fomosa của ông Trọng tổng bí sau
gần một tháng cá nổi trắng bờ và phát ngôn ngông cuồng như thách thức
dư luận của tay giám đốc đối ngoại họ Phàm đã nói lên tất cả.
Xuống đường cho dù với tháo độ ôn hòa nhất ở Việt Nam dưới cái chế độ
độc tài toàn trị cộng sản có nghĩa là người ta phải đối mặt với dùi cui,
roi điện, hơi cay, bắt bớ trái phép và sách nhiễu… Chính quyền cộng sản
với một lực lượng hùng hậu gồm quân đội, công an, an ninh mật vụ chìm
nổi, thanh niên xung phong, dân phòng… đã trấn áp không nương tay những
người tuần hành. Hàng chục vụ bắt người trái phép nhằm vào những người
xuống đường, dùi cui và hơi cay đã được sử dụng để để tấn công những
người dân mà vũ khí duy nhất của họ chỉ là một tấm biểu ngữ với nội dung
yêu cầu chính quyền minh bạch thông tin cá chết, trả lại biển sạch cho
dân, phản đối nhà máy Formosa đầu độc môi trường biển… đối với chính
quyền cộng sản lúc này, họ xem người dân không khác gì những kẻ thù nguy
hiểm của chính họ.
Song song với những hành động trấn áp không nương tay những người xuống
đường ôn hòa ở các thành phố lớn. Chính quyền cộng sản đã bố trí một lực
lượng có vũ trang hùng hậu dọc khắp bãi biển 4 tỉnh miền Trung nhằm
theo dõi, bắt bớ và đánh đập các nhà báo độc lập, các nhà hoạt động xã
hội và bất cứ ai ghi hình, đưa tin về thảm họa môi trường này. Bốn tỉnh
miền Trung những ngày biển chết đã chứng kiến nhiều vụ bắt người trái
phép, bao nhiêu máu của các nhà báo độc lập, các nhà hoạt động xã hội
rơi xuống bởi dùi cui của các lực lượng công quyền cộng sản…
Chính quyền cộng sản, với bộ máy tuyên truyền khổng lồ trong tay: hàng
trăm kênh truyền hình, hàng trăm tờ báo lớn nhỏ sẵn sàng dùng mọi chiêu
trò bẩn thỉu để bưng bít thông tin và bẻ cong mọi sự thật nhằm lừa gạt
người dân. Nếu không có những dòng người miệt mài, bất chấp dùi cui, roi
điện, hơi cay, bắt bớ và sách nhiễu… để xuống đương tuần hành yêu cầu
chính quyền minh bạch thông tin cá chết thì chắc có lẽ nguyên nhân gây
ra thảm họa môi trường biển miền Trung sẽ mãi là một câu hỏi không có
lời giải đáp. Nếu không có những nhà báo độc độc lập, những nhà hoạt
động xã hội, bất chấp mọi hiểm nguy để trở thành một đối trọng đáng sợ
của “truyền thông định hướng”.
Chính họ, những nhà báo độc lập, những nhà hoạt động xã hội, những dòng
người đã và đang miệt mài xuống đường để đáp lời kêu gọi từ lương tâm
trước thảm họa của đất nước. Chính những bước chân dõng dạc của họ đã
vạch trần tội ác của Formosa và những kẻ tiếp tay, dung túng cho nó phải
cúi đầu nhận tội trước công luận. Để đến hôm nay, hàng triệu con người
đủ mọi tầng lớp dần vượt qua nỗi sợ hãi đang tiếp tục miệt mài tranh đấu
để yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn “nhà máy tội ác” Formosa.
Cuộc chiến pháp lý giữa một bên là người dân Việt Nam và một bên là nhà
máy Formosa với sự chống lưng của chính quyền cộng sản sẽ còn nhiều
chông gai và tổn thất. Cho dù công lý có được thực thi hay không, thì
chúng ta, những người dân Việt Nam sẽ mãi nhớ ơn họ - những người đang ở
trong ngục tù cộng sản vì lên tiếng đấu tranh phản đối nhà máy Formosa
như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và những người còn miệt mài tranh đấu hôm
nay. Đất nước này sẽ mãi nhớ ơn họ.
13.10.2016
0 nhận xét:
Đăng nhận xét