Ads 468x60px

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Địa Cầu lại thoát hiểm một vẫn thạch khác

Địa Cầu lại thoát hiểm bởi một vẫn thạch khác.
Photo: Valuewalk.com
Hôm thứ sáu 31/5 có tin một vẫn thạch khác lại bay sớt qua Địa Cầu và các nhà khoa học “vỗ tay hoan hô”. Vẫn thạch 1998 QE 2 đã bay xẹt qua Địa Cầu cách khoảng 3.6 triệu dặm, theo tin của NASA cho hay.
Tuy con số 3.6 triệu dặm là gấp 15 lần từ Trái Đất đến Mặt Trăng nhưng trong vũ trụ mênh mông thì con số này lại là “rất gần”. Vẫn thạch này được khám phá vào năm 1998. Còn chữ Q của tên của nó là tượng trưng cho tháng 8.
Lance Benner, khoa học gia của NSA cho hay: “Đây là dịp may hiếm có cho giới khoa học khảo sát tường tận nó”. Ngoài ra vẫn thạch này còn là cột mốc của chương trình Near Earth Object Project của NASA, vốn chuyên tìm các vật thể bay sát có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất.
NASA đã bám sát nó từ và đã chụp được rất nhiều ảnh quý giá về nó. Vẫn thạch này có một ‘mặt trăng’ của riêng nó bay kèm theo. Chỉ có khoảng 15% vẫn thạch du ngoạn trong vũ trụ mà lại có ‘mặt trăng’ bay kèm theo.
Trong lúc vẫn thạch 1998 QE 2 có đường kính dài 1.7 dặm thì ‘mặt trăng’ của nó dài 2,000 feet. Có nghĩa là nếu chúng lao thẳng vào Trái Đất thì ngày tận diệt cho nhân loại đã điểm.
Vẫn thạch nổ tung như quả bom nguyên tử trên bầu trời nước Nga trong tháng 2 năm nay, làm hơn 1,000 người bị thương và thiệt hại nhiều triệu đô la, theo NASA, chỉ là “bé hạt tiêu” so với vẫn thạch 1998 QE 2!
Trần Vũ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét