Một
khu “phố Tàu” xuất hiện tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trải dài dọc
theo ba xã Kỳ Liên, Kỳ Long và Kỳ Thịnh một đoạn quốc lộ 1A khoảng 30
cây số đập vào mắt người qua lại.
Hàng trăm quán cơm, nhà hàng, khách sạn, tiệm cắt tóc... mọc hai bên đường đều mang bảng hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc.
Hàng trăm quán cơm, nhà hàng, khách sạn, tiệm cắt tóc... mọc hai bên đường đều mang bảng hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc.
|
Bảng hiệu cửa tiệm chỉ viết bằng chữ Trung ở khu phố Tàu Hà Tĩnh. (Hình: VietNamNet)
|
Một
cư dân xã Kỳ Liên, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, phố Tàu xuất hiện dần
dà lúc nào không hay. Tuy nhiên, theo ông, những bảng hiệu mang chữ
Trung Quốc được treo lên theo yêu cầu của công nhân Trung Quốc đang làm
việc trong vùng. Ông Hùng nói rằng, người Trung Quốc không chịu vào quán
ăn, khách sạn “không có tiếng Trung.”
Ông Hùng còn quả quyết rằng
một số chủ nhà hàng, quán cơm... không chịu tiếp khách người Việt Nam,
cố ý biến cơ sở thương mại của mình thành nơi “riêng biệt” dành cho
người Trung Quốc.
Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn phúc trình của Sở Lao
Ðộng-Xã Hội Hà Tĩnh cho biết, khu vực “phố Tàu” mọc lên cạnh khu kinh
tế Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh. Khu kinh tế này hiện quy tụ khoảng 1,400
công nhân, trong đó người Trung Quốc - có ghi danh chính thức với chính
quyền địa phương, khoảng 412 người, chiếm 30%; còn người Ðài Loan
khoảng 300 người, chiếm tỉ lệ 22%.
Tuy nhiên, theo báo Pháp Luật
Sài Gòn, số người Trung Quốc hiện diện tại khu kinh tế Vũng Áng trong
thực tế cao gần gấp đôi, tức vào khoảng 700 người. Hầu hết công nhân
Trung Quốc làm việc cho công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa, đơn vị
lớn nhất khu kinh tế Vũng Áng, gồm 34 nhà thầu chính và 72 nhà thầu phụ.
Cũng
theo báo Pháp Luật Sài Gòn, không ít công nhân Trung Quốc nhờ người
Việt Nam đứng tên mua đất, mở quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Một số người
còn cưới vợ Việt Nam, kéo nhau về khu kinh tế Vũng Áng mở cơ sở làm ăn.
Có người còn khẳng định rằng tất cả những cửa tiệm mang bảng hiệu chỉ
toàn tiếng Trung, mà không có một chữ Việt Nam nào, là cơ sở thương mại
của người Trung Quốc.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Lộc Hằng,
trưởng phòng Văn Hóa huyện Kỳ Anh, nhiều đoàn kiểm soát đã đến xem xét,
buộc các chủ cơ sở nói trên thay đổi nội dung bảng hiệu, nói “cho phép
viết chữ ngoại quốc nhưng phải nằm dưới và nhỏ hơn chữ Việt Nam.” Tuy
nhiên, ông Hằng thú nhận rằng, mặc dù đã nhắc nhở, ép buộc... nhưng hầu
như tất cả các chủ cơ sở thương mại treo bảng tiếng Trung đều “bình chân
như vại.” Ông này hứa hẹn “sẽ tiếp tục kiểm tra để xử lý.”
Còn
theo công an huyện Kỳ Anh, việc theo dõi hoạt động của người Trung Quốc
tại khu kinh tế Vũng Áng là “hết sức khó khăn” vì họ chỉ sang Việt Nam
ba tháng để du lịch, thực tế là làm việc tại đây. Ðại diện công an Kỳ
Anh còn cho rằng “không dễ theo dõi việc đi lại của người Trung Quốc” vì
họ sống rải rác, chen lẫn trong các khu dân cư Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét