Quốc hội CHXHCN Việt Nam |
Nguyễn Thị Từ Huy
Tại sao Quốc hội Việt Nam khóa 13 lại vượt quá
quyền hạn của mình, vội vàng bầu bốn chức vụ chủ chốt của
bộ máy quyền lực? Câu hỏi này đã lan truyền trong nhân dân từ
khi thông tin về về việc này được đưa ra, và cũng đã có nhiều
diễn giải.
Việc Quốc
hội khóa 13 bầu chủ tịch cho Quốc hội khóa 14 và bầu các
chức vụ lãnh đạo chủ chốt của nhà nước cho nhiệm kỳ của
Quốc hội khóa 14 là một bằng chứng hùng hồn cho việc Hiến
pháp Việt Nam chỉ là một mớ giấy lộn.
Những người soạn thảo Hiến pháp và thông qua Hiến pháp (tức là Quốc hội) lại là những người coi nó không ra gì, sẵn sàng vi phạm nó, chà đạp nó bằng các quyết định và các việc làm tùy tiện của mình.
Trong khi đòi người dân tôn trọng luật pháp, thì cơ quan lập pháp tự mình ngồi xổm lên pháp luật. Điều này chứng minh một nhận định của Hannah Arendt từ những năm 50 của thế kỷ trước: trong một thế chế toàn trị “tất cả đều có thể xảy ra”.
Hệ lụy của những hành vi vi phạm Hiến pháp của Quốc hội là gì? Có nhiều hệ lụy, ở đây tôi chỉ nêu ra một hệ lụy, chắc sẽ còn có nhiều phân tích khác của những người khác.
Cho dù về mặt cá nhân, tôi kính trọng chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, thì lo-gic thông thường buộc tất cả người dân Việt Nam (trong đó có tôi) phải nhận ra rằng: Quốc hội 14 do bà Nguyễn Thị Kim Ngân lãnh đạo sẽ là một Quốc hội bù nhìn, số phận bù nhìn này vừa được tuyên bố một cách công khai, một Quốc hội đã bị tước hết tất cả các quyền cơ bản và quan trọng (quyền bầu chủ tịch của mình, quyền bầu các chức danh lãnh đạo của nhà nước, vốn được ghi trong Hiến pháp) ngay từ khi chưa ra đời. Và kéo theo đó, việc “toàn dân” bầu Quốc hội khóa 14 chỉ còn là một việc làm vô nghĩa, chỉ còn là một hình thức chia chác tiền ngân sách cho các đơn vị tổ chức bầu cử mà thôi.
Tuy nhiên, nếu, một ngày đẹp trời, trong tương lai, trên 50% đại biểu của Quốc hội 14 đột nhiên tìm lại lòng tự trọng của mình, đột nhiên muốn giành lại phẩm giá và quyền tự quyết cho mình, đột nhiên không muốn làm bù nhìn nữa, và họ tuyên bố rằng bà Nguyễn Thị Kim Ngân không do họ bầu ra, vì thế bà không phải là chủ tịch của họ.
Bà do Quốc hội khóa 13 bầu ra, vậy bà là chủ tịch của Quốc hội khóa 13, chứ không phải là chủ tịch của Quốc hội khóa 14.
Đối với Quốc hội khóa 14, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là một lãnh đạo không chính danh và không hợp pháp. Vì thế, họ sẽ bầu lại một chủ tịch mới, một chủ tịch đích thực của họ, do họ bầu ra.
Về cơ bản, Quốc hội khóa 14 hoàn toàn có quyền làm như vậy. Và các chức danh lãnh đạo do Quốc hội khóa 13 bầu ra cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự.
Cách làm của Quốc hội khóa 13 (lưu ý là chưa từng xảy ra trong lịch sử Quốc hội Việt Nam) đã tước mất tính chính danh và tính hợp pháp của các chức vụ lãnh đạo chủ chốt, khiến cho nhiệm kỳ của họ sẽ bị rơi vào một tình thế khó khăn, nếu có một lúc nào đó, Quốc hội 14 quyết định truy xét lại tính hợp pháp của họ.
Việc Quốc hội khóa 14 đòi thực hiện quyền của mình, quyền đã được hiến định, quyền của cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia, là điều bình thường, và hoàn toàn có thể xảy ra, trong một đất nước pháp quyền, nơi pháp luật được tôn trọng và có giá trị thực trong sinh hoạt xã hội.
Dĩ nhiên, không thể hình dung một kịch bản như thế trong một thế chế độc tài. NHƯNG, lịch sử có những bất ngờ mà đôi khi không ai có thể dự đoán được.
Ngoài ra, nếu nhìn từ một góc độ khác, có thể thấy: hiện nay, một trong những nguyên tắc hoạt động của đảng cầm quyền ở Việt Nam là «tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách», và lãnh đạo theo nguyên lý “dân chủ tập trung”.
Nguyên lý và nguyên tắc này dẫn đến hệ quả tất yếu là trong hoạt động quyền lực, trên thực tế, mọi việc đều do Bộ Chính trị (BCT) quyết, kể cả hoạt động của Quốc hội. BCT là đầu não, là trung tâm quyền lực. Vì thế mới có thể xảy ra việc Quốc hội khóa 13 bầu chủ tịch cho Quốc hội khóa 14, và bầu luôn cả các chức danh lãnh đạo chủ chốt.
Dĩ nhiên, nếu BCT không chỉ đạo thì sẽ không bao giờ có việc đó. Dù sao trong Quốc hội 13 cũng có những đầu óc hiểu biết, và vẫn còn có những người có liêm sỉ, nếu được tự quyết thì họ sẽ không làm một việc như vậy, và trước hết là họ không đặt ra vấn đề đó như một nhiệm vụ của họ, vì họ biết rõ việc đó vượt khỏi quyền hạn được phép của họ.
Vậy, BCT mới có 19 người, và có bốn người ở các vị trí chủ chốt: tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội. Như vậy, 4/19 là thiểu số.
Nếu mai kia, một ngày đẹp trời, 15/19 thành viên của BCT muốn thay toàn bộ bốn chức danh chủ chốt này, thì với tiền lệ vừa được Quốc hội 13 tạo ra, họ sẽ thi hành ngay lập tức. Bốn vị này sẽ phải viết đơn từ nhiệm, và Quốc hội sẽ lại bầu bộ tứ mới. Đã có tiền lệ rồi mà, có việc gì là không làm được? Lúc đó, hãy hình dung điều gì có thể xảy ra.
Quốc hội 13, bằng sự phục tùng vô điều kiện của mình, bằng việc từ bỏ chức trách của mình khi thực hiện vô điều kiện các đòi hỏi của BCT, đã vừa tạo ra tiền đề cho những khủng hoảng rất có thể sẽ xảy ra về sau ở bộ phận cao nhất của cơ quan quyền lực.
Câu hỏi tự động được đặt ra là: điều gì đang xảy trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam? Phải chăng đấy là một việc làm có tính toán phục vụ cho một mục đích dài hạn của một nhóm người nào đó hay một thế lực nào đó?
Nhưng câu hỏi cũng có thể đươc đặt ra theo kiểu khác (đúng là “mọi điều đều có thể”!):
Phải chăng, cách làm việc và các quyết định hết sức tùy tiện, vi phạm luật pháp, hiến pháp, như đang diễn ra hiện nay, là để chuẩn bị cho những rối loạn không thể tránh khỏi trong tương lai?
Và những rối loạn này sẽ buộc Việt Nam phải thay đổi một cách triệt để hệ thống chính trị của mình? Phải chăng đấy là chủ ý của những người đang âm thầm chuẩn bị cho các rối loạn này, bởi vì hiện tại họ quá đơn độc, không thể trực tiếp và công khai thực hiện các cải cách mà họ mong muốn?
Nếu quả thật như vậy thì chúng ta sẽ phải cảm ơn vị (hoặc một số vị) đạo diễn tài ba, khôn khéo, đang lặng lẽ chuẩn bị cho những khủng hoảng sẽ dẫn tới chuyển biến mang tính lịch sử của chính trị Việt Nam.
Tuy nhiên, những chuyển biến đó chỉ có thể xảy ra khi và chỉ khi người dân và trí thức Việt Nam hiểu được ngầm ý của các vị “đạo diễn” đó để có các hành động phối hợp nhịp nhàng với họ.
Nếu Quốc hội khóa 13 vi phạm Hiến pháp nhưng Quốc hội khóa 14 và người dân đều chấp nhận, thì sẽ chẳng có gì xảy ra. Và hẳn nhiên, khi người dân Việt Nam quyết định hành động, và hành động một cách đồng bộ, mạnh mẽ, thì dù có hay không sự tồn tại của các vị “đạo diễn” kia, hệ thống chính trị buộc sẽ phải chuyển động.
Nguyễn Thị Từ Huy
Những người soạn thảo Hiến pháp và thông qua Hiến pháp (tức là Quốc hội) lại là những người coi nó không ra gì, sẵn sàng vi phạm nó, chà đạp nó bằng các quyết định và các việc làm tùy tiện của mình.
Trong khi đòi người dân tôn trọng luật pháp, thì cơ quan lập pháp tự mình ngồi xổm lên pháp luật. Điều này chứng minh một nhận định của Hannah Arendt từ những năm 50 của thế kỷ trước: trong một thế chế toàn trị “tất cả đều có thể xảy ra”.
Hệ lụy của những hành vi vi phạm Hiến pháp của Quốc hội là gì? Có nhiều hệ lụy, ở đây tôi chỉ nêu ra một hệ lụy, chắc sẽ còn có nhiều phân tích khác của những người khác.
Cho dù về mặt cá nhân, tôi kính trọng chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, thì lo-gic thông thường buộc tất cả người dân Việt Nam (trong đó có tôi) phải nhận ra rằng: Quốc hội 14 do bà Nguyễn Thị Kim Ngân lãnh đạo sẽ là một Quốc hội bù nhìn, số phận bù nhìn này vừa được tuyên bố một cách công khai, một Quốc hội đã bị tước hết tất cả các quyền cơ bản và quan trọng (quyền bầu chủ tịch của mình, quyền bầu các chức danh lãnh đạo của nhà nước, vốn được ghi trong Hiến pháp) ngay từ khi chưa ra đời. Và kéo theo đó, việc “toàn dân” bầu Quốc hội khóa 14 chỉ còn là một việc làm vô nghĩa, chỉ còn là một hình thức chia chác tiền ngân sách cho các đơn vị tổ chức bầu cử mà thôi.
Tuy nhiên, nếu, một ngày đẹp trời, trong tương lai, trên 50% đại biểu của Quốc hội 14 đột nhiên tìm lại lòng tự trọng của mình, đột nhiên muốn giành lại phẩm giá và quyền tự quyết cho mình, đột nhiên không muốn làm bù nhìn nữa, và họ tuyên bố rằng bà Nguyễn Thị Kim Ngân không do họ bầu ra, vì thế bà không phải là chủ tịch của họ.
Bà do Quốc hội khóa 13 bầu ra, vậy bà là chủ tịch của Quốc hội khóa 13, chứ không phải là chủ tịch của Quốc hội khóa 14.
Đối với Quốc hội khóa 14, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là một lãnh đạo không chính danh và không hợp pháp. Vì thế, họ sẽ bầu lại một chủ tịch mới, một chủ tịch đích thực của họ, do họ bầu ra.
Về cơ bản, Quốc hội khóa 14 hoàn toàn có quyền làm như vậy. Và các chức danh lãnh đạo do Quốc hội khóa 13 bầu ra cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự.
Cách làm của Quốc hội khóa 13 (lưu ý là chưa từng xảy ra trong lịch sử Quốc hội Việt Nam) đã tước mất tính chính danh và tính hợp pháp của các chức vụ lãnh đạo chủ chốt, khiến cho nhiệm kỳ của họ sẽ bị rơi vào một tình thế khó khăn, nếu có một lúc nào đó, Quốc hội 14 quyết định truy xét lại tính hợp pháp của họ.
Việc Quốc hội khóa 14 đòi thực hiện quyền của mình, quyền đã được hiến định, quyền của cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia, là điều bình thường, và hoàn toàn có thể xảy ra, trong một đất nước pháp quyền, nơi pháp luật được tôn trọng và có giá trị thực trong sinh hoạt xã hội.
Dĩ nhiên, không thể hình dung một kịch bản như thế trong một thế chế độc tài. NHƯNG, lịch sử có những bất ngờ mà đôi khi không ai có thể dự đoán được.
Ngoài ra, nếu nhìn từ một góc độ khác, có thể thấy: hiện nay, một trong những nguyên tắc hoạt động của đảng cầm quyền ở Việt Nam là «tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách», và lãnh đạo theo nguyên lý “dân chủ tập trung”.
Nguyên lý và nguyên tắc này dẫn đến hệ quả tất yếu là trong hoạt động quyền lực, trên thực tế, mọi việc đều do Bộ Chính trị (BCT) quyết, kể cả hoạt động của Quốc hội. BCT là đầu não, là trung tâm quyền lực. Vì thế mới có thể xảy ra việc Quốc hội khóa 13 bầu chủ tịch cho Quốc hội khóa 14, và bầu luôn cả các chức danh lãnh đạo chủ chốt.
Dĩ nhiên, nếu BCT không chỉ đạo thì sẽ không bao giờ có việc đó. Dù sao trong Quốc hội 13 cũng có những đầu óc hiểu biết, và vẫn còn có những người có liêm sỉ, nếu được tự quyết thì họ sẽ không làm một việc như vậy, và trước hết là họ không đặt ra vấn đề đó như một nhiệm vụ của họ, vì họ biết rõ việc đó vượt khỏi quyền hạn được phép của họ.
Vậy, BCT mới có 19 người, và có bốn người ở các vị trí chủ chốt: tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội. Như vậy, 4/19 là thiểu số.
Nếu mai kia, một ngày đẹp trời, 15/19 thành viên của BCT muốn thay toàn bộ bốn chức danh chủ chốt này, thì với tiền lệ vừa được Quốc hội 13 tạo ra, họ sẽ thi hành ngay lập tức. Bốn vị này sẽ phải viết đơn từ nhiệm, và Quốc hội sẽ lại bầu bộ tứ mới. Đã có tiền lệ rồi mà, có việc gì là không làm được? Lúc đó, hãy hình dung điều gì có thể xảy ra.
Quốc hội 13, bằng sự phục tùng vô điều kiện của mình, bằng việc từ bỏ chức trách của mình khi thực hiện vô điều kiện các đòi hỏi của BCT, đã vừa tạo ra tiền đề cho những khủng hoảng rất có thể sẽ xảy ra về sau ở bộ phận cao nhất của cơ quan quyền lực.
Câu hỏi tự động được đặt ra là: điều gì đang xảy trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam? Phải chăng đấy là một việc làm có tính toán phục vụ cho một mục đích dài hạn của một nhóm người nào đó hay một thế lực nào đó?
Nhưng câu hỏi cũng có thể đươc đặt ra theo kiểu khác (đúng là “mọi điều đều có thể”!):
Phải chăng, cách làm việc và các quyết định hết sức tùy tiện, vi phạm luật pháp, hiến pháp, như đang diễn ra hiện nay, là để chuẩn bị cho những rối loạn không thể tránh khỏi trong tương lai?
Và những rối loạn này sẽ buộc Việt Nam phải thay đổi một cách triệt để hệ thống chính trị của mình? Phải chăng đấy là chủ ý của những người đang âm thầm chuẩn bị cho các rối loạn này, bởi vì hiện tại họ quá đơn độc, không thể trực tiếp và công khai thực hiện các cải cách mà họ mong muốn?
Nếu quả thật như vậy thì chúng ta sẽ phải cảm ơn vị (hoặc một số vị) đạo diễn tài ba, khôn khéo, đang lặng lẽ chuẩn bị cho những khủng hoảng sẽ dẫn tới chuyển biến mang tính lịch sử của chính trị Việt Nam.
Tuy nhiên, những chuyển biến đó chỉ có thể xảy ra khi và chỉ khi người dân và trí thức Việt Nam hiểu được ngầm ý của các vị “đạo diễn” đó để có các hành động phối hợp nhịp nhàng với họ.
Nếu Quốc hội khóa 13 vi phạm Hiến pháp nhưng Quốc hội khóa 14 và người dân đều chấp nhận, thì sẽ chẳng có gì xảy ra. Và hẳn nhiên, khi người dân Việt Nam quyết định hành động, và hành động một cách đồng bộ, mạnh mẽ, thì dù có hay không sự tồn tại của các vị “đạo diễn” kia, hệ thống chính trị buộc sẽ phải chuyển động.
Nguyễn Thị Từ Huy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét