Tại Huế, chính quyền cho thu mua cá đánh bắt từ ngoài khơi trở về. Ảnh: Tiền Phong |
Người Quan Sát
Sau khoảng thời gian im lặng, chính quyền CS Việt Nam đã phải hứng
chịu cơn thịnh nộ của người dân Việt Nam. Để lấy lòng tin từ dân chúng,
trong những ngày qua chính phủ Việt Nam đã có một loạt hành động cho
thấy họ có thể muốn giải quyết vụ ô nhiễm nguồn nước biển ở vùng duyên
hải miền Trung.
Đáng kể nhất phải là câu nói của ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng
chính quyền CS Việt Nam, ông này nói sẽ cho điều tra tất cả để làm rõ
nguyên nhân cá chết, kể cả công ty Formosa. Lối nói này của ông Phúc
khiến người dân nghĩ rằng, Formosa được hưởng quy chế ưu tiên đặc biệt
không phải cơ quan nào cũng có thể đến để điều tra. Điều này rất đúng
với những gì đang diễn ra ở Hà Tĩnh. Rất nhiều quan chức ở địa phương
này thừa nhận rằng, họ không thể vào trong Formosa để kiểm tra, tìm hiểu
những gì đang diễn ra.
Bên cạnh việc cho điều tra nguyên nhân cá chết, chính quyền CSVN
đang nổ lực lấy lại lòng tin của người dân bằng cách ra sức tuyên
truyền. Hai ngày trở lại đây, đồng loạt các tờ báo trong nước cho đăng
tải những bản tin về độ an toàn của nước biển ở các vùng duyên hải miền
Trung. Các tờ báo cho biết, nước biển ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên- Huế nằm trong mức độ "an toàn cho phép". Thật khó có thể hiểu
được ngôn ngữ báo chí thời Cộng sản. Như thế nào là "an toàn cho phép"?
Phải chăng đi tắm biển không bị chết là "an toàn cho phép"?
Trong vụ cá chết, để dẹp những tin tức không tốt làm ảnh hưởng đến
du lịch trong giai đoạn cao điểm, một loạt các quan chức thành phố Đà
Nẵng đã đi tắm biển, ăn hải sản để người dân tin rằng nước biển và hải
sản ở nơi đây an toàn. Cho dù trước đó người dân ở đây cho biết có hiện
tượng cá chết dạt bờ rất nhiều.
Tại Quảng Bình chính quyền vẫn ra sức thu dọn cá chết. Ảnh: Lao Động |
Để hỗ trợ ngư dân tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do cá
chết, chính quyền CSVN đã hỗ trợ mỗi người 15kg gạo. Việc hỗ trợ này kéo
dài cho tới khi người dân có thể trở lại sản xuất, ra khơi như trước.
Cùng với đó, chính quyền đã ra lệnh cho một số doanh nghiệp thu mua hải
sản đánh bắt cá từ ngoài biển trở về. Một số siêu thị trong nước đã phải
tuân lệnh chính quyền thu mua hải sản của ngư dân để bán. Đây là việc
làm khiến dư luận thấy bất an. Vì rằng, khi các nhà khoa học chưa chắc
chắn hải sản đánh bắt về an toàn thì không nên vội bán cho người dân.
Con đường huyết mạnh từ Bắc tới Nam đi ngang qua Hà Tĩnh, Quảng
Bình đã thông suốt. Chính quyền đã thuyết phục người dân trở về nhà sau
một thời gian dài họ chiếm đóng đường Quốc lộ 1A. Ông Trương Minh Tuấn-
Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông đã có mặt tại Quảng Bình để làm
công tác an dân. Ông Tuấn đã ăn cá đánh bắt từ ngoài khơi trở về, đồng
loạt rất nhiều tờ báo cho đăng hình ảnh này.
Cho tới tận bây giờ, người dân vẫn chưa biết trách nhiệm sẽ thuộc
về ai sau những gì đã diễn ra. Cái mà họ nhận được là những lời hứa. Sự
phẫn nộ của người dân đã khiến cho chính quyền phải run sợ, nhất là các
cuộc biểu tình nổ ra tại rất nhiều địa phương vào sáng ngày 1/5. Chính
quyền CSVN bị buộc phải đưa ra một số hành động tích cực từ sau khi
người dân xuống đường biểu tình. Họ cố phản ứng nhanh hơn, làm những
việc thiết thực hơn.
Có lẽ chưa bao giờ những cuộc biểu tình của người dân lại vắng bóng
lá cờ máu của chính quyền CSVN như trong ngày 1/5. Ngay cả tại Hà Nội,
lá cờ máu vẫn không được giương lên. Ngay tại Sài Gòn, không thấy bất kỳ
ai đi biểu tình lại mang theo cờ máu. Thay vào đó là những bích trương,
biểu ngữ để quy trách nhiệm, phản đối Formosa. Xem chừng, nhận thức của
người dân đã nâng cao. Họ không muốn giương lá cờ máu ngay trong ngày
tang thương quốc hận. Họ không muốn giương lá cờ của bè lũ Cộng sản
"rước voi về giày mã tổ", rước ngoại bang về đầu độc người dân.
Anh Chu Mạnh Sơn, một trong hai người bị bắt vì đã đăng tải tin tức
về cuộc biểu tình, chặn đường Quốc lộ 1A tại huyện Quảng Trạch (tỉnh
Quảng Bình) đã được công an thả vào ngày 3/5. Trong khi đó, anh Trương
Minh Tam, thành viên của tổ chức Con đường Việt Nam vẫn còn đang bị tam
giam. Việc bắt giam hai người này được tất cả các tờ báo trong nước đăng
tải, trong khi cuộc biểu tình của người dân ở Quảng Bình không có bất
cứ tờ báo nào đưa tin.
Vụ cá chết cho đến nay đã tạm thời yên ắng. Tuy nhiên, người dân
vẫn được khuyến cáo không được ăn cá chết và cũng không nên vội vàng thả
giống nuôi thủy sản.
Cái mà người dân trong nước chờ đợi vẫn là tìm ra nguyên nhân, tìm
ra kẻ đã đầu độc nguồn nước khiến cho đời sống người dân vùng duyên hải
miền Trung điêu đứng. Nhưng, đến tận bây giờ chính quyền vẫn chưa thể
trả lời cho người dân.
Vụ cá chết là bài thử thách đầu tiên của chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc. Hãy xem ông ta thực hiện điều đã hứa (cho điều tra toàn diện) như
thế nào hay cũng giống như những lãnh đạo cộng sản vốn chuyên nghề hứa
cuội?
Người Quan Sát
0 nhận xét:
Đăng nhận xét