Tiếng Dân
Tình cờ ngồi trên xe của một chú tài xế “xe ôm”, tuy không mấy quen biết, chỉ vài lần nhờ chú chở đi, nhưng chú tài này tỏ ra rất cởi mở, nên đã kể cho tôi nghe một mẩu chuyện … rùng rợn. Trong lúc đợi tôi từ nhà ra, chú tài chắc có dịp quan sát một “tập thể” đá gà ăn tiền khoảng vài ba chục người đàn ông, đang làm thành một đợt “sóng lượn” theo cặp gà đá, với sự ồn ào náo động cả một khu vực, kèm thêm những câu chửi thề, cãi cọ của “tập thể” này, chú tài nói:
Tình cờ ngồi trên xe của một chú tài xế “xe ôm”, tuy không mấy quen biết, chỉ vài lần nhờ chú chở đi, nhưng chú tài này tỏ ra rất cởi mở, nên đã kể cho tôi nghe một mẩu chuyện … rùng rợn. Trong lúc đợi tôi từ nhà ra, chú tài chắc có dịp quan sát một “tập thể” đá gà ăn tiền khoảng vài ba chục người đàn ông, đang làm thành một đợt “sóng lượn” theo cặp gà đá, với sự ồn ào náo động cả một khu vực, kèm thêm những câu chửi thề, cãi cọ của “tập thể” này, chú tài nói:
- Quá ồn ào và phức tạp, phải không bác? Tôi trả
lời:
- Tôi cũng chán ngán hết sức, nhưng đành chịu! Đã có báo phường, báo công an nhiều lần cũng vô ích! Họ còn nói không quản lý được vì “dân ở chỗ khác đến”! Cũng nhiều lần người dân báo cho CA phường khi có những đám cờ bạc, đá gà ăn thua lớn trong ngõ, CA đến bằng xe Jeep, nhưng bấm còi inh ỏi báo động cho đám con bạc chạy hết, và như có thỏa thuận, họ để lại ít triệu trên bàn bài cho CA lấy, rồi chẳng bắt ai. Còn đám đá gà thì cũng để lại tiền hay gà“biếu” cho CA, rồi ai né đi dường nấy là xong. Cũng có lần vài “cò mồi” bị bắt trình diễn cho dân thấy, nhưng ngày hôm sau lại có mặt tham dự “làn sóng” đá gà hay cờ bạc tiếp! Dân ở đây không khác ở trong “trại tệ nạn xã hội”: người già, người bệnh thì mất ngủ, trẻ con thì bị đầu độc bởi những tệ trạng cờ bạc, đâm chém khi con bạc thua lỗ lớn và bất bình nhau!
- Tôi cũng chán ngán hết sức, nhưng đành chịu! Đã có báo phường, báo công an nhiều lần cũng vô ích! Họ còn nói không quản lý được vì “dân ở chỗ khác đến”! Cũng nhiều lần người dân báo cho CA phường khi có những đám cờ bạc, đá gà ăn thua lớn trong ngõ, CA đến bằng xe Jeep, nhưng bấm còi inh ỏi báo động cho đám con bạc chạy hết, và như có thỏa thuận, họ để lại ít triệu trên bàn bài cho CA lấy, rồi chẳng bắt ai. Còn đám đá gà thì cũng để lại tiền hay gà“biếu” cho CA, rồi ai né đi dường nấy là xong. Cũng có lần vài “cò mồi” bị bắt trình diễn cho dân thấy, nhưng ngày hôm sau lại có mặt tham dự “làn sóng” đá gà hay cờ bạc tiếp! Dân ở đây không khác ở trong “trại tệ nạn xã hội”: người già, người bệnh thì mất ngủ, trẻ con thì bị đầu độc bởi những tệ trạng cờ bạc, đâm chém khi con bạc thua lỗ lớn và bất bình nhau!
Nghe xong chú thỏ dài, rồi “giảng giải” cho tôi một “bài
học” thật cụ thể và đầy đủ như sau:
- Bác ơi, “chúng nó” không dẹp đâu, vì đó là “chỗ làm ăn
sinh lợi” của chính quyền địa phương. Vả lại theo cháu biết (dân xe ôm thì
thường biết đủ mọi thứ tin tức!), thì mỗi khi CA bắt bớ nơi nào, thường phải có
tờ lệnh được ký từ trung ương hay từ thành phố xuống, tùy tình trạng to nhỏ của
vụ việc. Mà mỗi cái lệnh được ký, đám thi hành phải nộp lại cho“sếp ký” ít nhất
từ 50 triệu đổ lên, có khi hàng tỷ tùy vụ việc to nhỏ. Như vậy mới có “ngân quỹ”
chi trả cho số quá đông côn đồ được thu nhập vào ngành CA. Ngoài ra bọn đi bắt
còn phải có món để chia chác với nhau, hầu thu lại tiền đã bỏ ra chạy vào ngành,
và còn lời để xây nhà sắm xe, ăn chơi trác táng nữa! Ở xóm cháu mấy thanh niên
vô công rỗi nghề hay có dính tội phạm, chúng đều đi làm CA cả! Mỗi tuần mỗi đứa
còn phải nộp cho sếp một món tiền hụi chết. Có giá hết đó bác, tùy theo vị trí
được nhận. Bởi vậy những chuyện vặt không thu được nhiều tiền, dân có kêu mỏi cổ
chúng cũng chẳng dẹp đâu. Mỗi khi làm vụ nào, chúng đều điều nghiên kỹ xem khi
“ốp” thì thu được bao nhiêu, không đủ “sở hụi” là không làm, xã hội loạn kệ xã
hội, dân bất an kệ dân. Chúng còn nuôi dưỡng tệ nạn để có thêm chút tiền đi nhậu
nhẹt! Mình có thân thì phải tự lo thôi. Chỉ khi mình đụng đến chúng nó thì nó
mới “rớ” tới mình, mà nó rớ tới thì nhiều khả năng chết oan bất đắc kỳ tử đó,
“côn ăn” mà! Bác có biết từ này không? “Côn” là du côn, “ăn” là ăn cướp! Dân bây
giờ gọi CA như thế! Bác thấy chưa, kìa bọn cướp cạn đang đứng từng nhóm năm bảy
thằng, tràn cả ra lòng đường, mắt cú vọ của chúng soi mói từng khuôn mặt và tuýt
còi. Có bị tuýt là có chi tiền từ mấy trăm nghìn đến cả triệu đó bác, không thì
rắc rối to, hay trở ngại công việc của mình! Cháu rành mấy vụ này lắm. Mỗi thằng
“côn ăn” mỗi tối về có cả tiền triệu đi nhậu, đi gái. Mẹ tiên sư nhà chúng nó!
Chúng nó là quân cướp cạn. Đất nước này đang bị một đảng cướp nắm đầu và đang uy
hiếp dân! Cháu nói thật cho bác biết, cháu cũng là con cán bộ tập kết, nhưng ông
già cháu chết lâu rồi! Trước khi chết ông còn cay đắng dặn dò chúng cháu là:
“Đời ba đã bị sai lầm khốn nạn, các con hãy tự tìm những việc lao động chân
chính mà làm, dù có cực nhọc, chứ đừng đi theo con đường hại dân hại nước của
ba!”. Bởi vậy bây giờ cháu trở thành “xe ôm”, chứ nếu không thì ít nhất cháu
cũng thành một thằng “côn ăn” tiền túi rủng rỉnh, nhà cửa sang trọng
rồi!
Vừa nói tới đây thì chú xe ôm chạy đến một ngã tư, cả
hai chúng tôi chứng kiến tận mắt một thanh niên trẻ dừng xe tắp vào lề đường, và
hai “côn an” cũng vừa rượt kịp. Chúng dùng dùi cui đánh tới tập lên đầu người
thanh niên kia, trong khi em vừa van xin, tay vừa cố đỡ những cái dùi cui đánh
thẳng vào mặt, vào đầu! Thì ra chú em này quẹo vào đường cấm, chỉ được lưu hành
một chiều, vì em mới đi con đường này lần đầu nên không biết (nghe em phân bày)!
Bị CA thổi còi, chú quẹo vào lề để đậu, nhưng CA không cần nghe cũng không cần
biết, cứ thẳng tay xả roi vào nạn nhân như đánh một khúc cây! Nạn nhân vì… vô
phước nên đã rơi vào “cơn nóng” của hai CA phải đứng đường từ sáng tới giờ, có
lẽ đang bực mình vì “chưa được đi nhậu” (chú xe ôm nói thế!). Và chú tài của tôi
vừa cố chạy, vừa nói:
- Đúng là dân mình đang bị hành tội bởi bọn cầm quyền ăn
cướp và dã tâm! Chả có nước nào như nước ta cả! Chưa biết chừng mai đây chúng
còn dẫn quân Tàu Cộng vào đặt ách đô hộ trên đầu chúng ta! Nhưng biết chạy đâu
bây giờ hả bác?!
Tôi hoàn toàn câm lặng, vì mọi sự đã được giải thích,
chứng mình bằng hành động của bọn cướp, cướp nước và cướp của giết người, giống
như “bài giảng” đầy đủ và cụ thể của người tài xế xe ôm, từ thân thế, lý lịch,
đến những việc chú biết nhờ cái nghề xe ôm đã đưa chú đi khắp hang cùng ngõ hẻm
của thành phố! Tôi cũng vừa biết một anh tài xế xe khách, mất trắng tới 8 triệu
đồng cho CA Biên Hòa để lấy lại giấy xe và bằng lái, vì vượt phải lúc xe quá
đông trên xa lộ Biên Hòa, để được xé biên bản vi phạm! Người bạn tôi có một ngôi
nhà ở vùng quê, cho người ta ở nhờ vì thương hại họ không nhà. Nay người đó xây
nhà trên đất của chủ, cắt một phần đất bán đi, phần sân thì cho thuê lấy tiền.
Bạn tôi thưa kiện đã 5 năm, tốn phí gần trăm triệu rải đường mà vẫn không lấy
được nhà lại, dù có đầy đủ giấy tờ chủ quyền, thuế nhà đất vẫn đóng đầy đủ. Có
người mách mối, ngả giá 500 triệu đồng để chính quyền thu hồi nhà cho, thời gian
từ 6 tháng đến một năm, nhưng vì là giáo viên hưu không có tiền, đành
chịu!
Tôi nhắm mắt, mím môi, lòng tràn uất hận! Trong cả nước
VN, đang có bao triệu người mang tâm trạng như chú xe ôm và tôi! Thượng Đế hỡi!
Sao đã ban cho chúng con một Tổ Quốc thân yêu VN, làm nơi dung thân cho chúng
con và bao đời con cháu về sau, mà Ngài lại để chúng con khổ ải, tủi nhục và bất
an như đang đi giữa đêm trường tăm tối đầy hiểm nguy thế
này?
“Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân Việt, vì đất nước
đang còn ưu phiền, còn tiếng khóc đi vào đêm trường miệt mài! Thượng Đế hỡi có
thấu cho Việt Nam này, vì sóng gió, trôi dạt lâu dài…!…Nhà Việt Nam yêu dấu ơi!
Bao giờ thanh bình?!” Nước mắt tràn trề, khi tôi lơ mơ nhớ đến bản nhạc có tên
“Đêm nguyện cầu” mà tôi vừa được nghe tối qua từ chiếc xe bán hàng rong phát
ra!
Tôi xuống xe và lầm lũi đi trong “đêm tối lầm than của
cuộc đời”, giữa lúc trời trưa nắng gắt! Tôi như một tên tù, vì đã mất nước, và
đang bị lưu đầy ngay trên quê hương tôi, như hàng triệu đồng bào thân yêu khác
của tôi!
Saì Gòn, tháng 6 năm 2012
Tiếng Dân
Tiếng Dân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét