Ads 468x60px

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Vì sao Okinawa lại muốn tách khỏi Nhật Bản?

Người dân Okinawa tuần hành đòi quyền độc lập.
Duy Hùng 
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang sôi động như hiện nay, một số người dân ở Okinawa bất ngờ muốn tách khỏi Nhật Bản  để trở thành vương quốc riêng, giống như mô  hình Scotland của Anh hay Catalonia ở Tây Ban Nha hoặc Quebec của Canada. Tuy nhiên, đằng sau sự kiện này là cả một mớ “hỗn độn”, trong đó có cả những ý định thôn tính từ quốc gia láng giềng Trung Quốc.
5% ủng hộ ý tưởng “Cộng hòa Ryukyu”
Mới  đây, người dân Okinawa thuộc chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản đã tiến hành biểu quyết trong cuộc trưng cầu dân ý, muốn tách khỏi nước này.
Sở dĩ người dân ở đây có hành động này là do người ta đổ lỗi do chính quyền trung ương không duy trì được tính toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh kinh tế và chính trị khủng hoảng như trong thời gian gần đây cho đến việc đi - ở của quân đội Mỹ tại một số căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Gần đây nhất là cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thậm chí, còn có thông tin cho rằng, Trung Quốc đang có tham vọng “nuốt” cả chuỗi đảo Ryukyu ở cực nam Nhật Bản trong đó có Okinawa. Bằng chứng, Bắc Kinh rất ủng hộ Okinawa “ly khai”, thậm chí  còn hứa sẽ cung cấp một gói đầu tư khổng lồ để giúp bảo toàn chủ quyền của quốc gia non trẻ này. Một trong số những lý do Okinawa muốn tách khỏi Nhật Bản là do họ phải chịu sự có mặt của quân đội Mỹ trong gần 70 năm, lý do mà dư luận cho rằng rất có thể do sự can thiệp từ bên ngoài.
Trào lưu đòi quyền độc lập của Okinawa và sự trỗi dậy của Trung Quốc buộc Mỹ phải xem xét lại chiến lược tại Châu Á-Thái Bình Dương. Sự có mặt của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa được xem là vấn đề thường trực, được cả Washington, Tokyo lẫn Bắc Kinh quan tâm, nhất là gần đây khi Nhà Trắng triển khai thêm lực lượng thủy quân lục chiến, bổ sung thêm máy bay MV-22 Osprey phục vụ cho mục tiêu tác chiến trên đảo.
Tuy nhiên, theo một cuộc trưng cầu dân ý do hãng tin Ryukyu Shimpo của Nhật thực hiện gần đây, chỉ có 5% dân số ủng hộ độc lập cho đảo Okinawa, trong khi 62% phản đối.
Scotland của Nhật Bản?
Theo Phó Giáo sư Tomochi Masaki, người sáng lập phong trào độc lập thuộc Hiệp hội nghiên cứu độc lập Lew Chewans (ACSIL), hiện đang giảng dạy tại Đại học quốc tế Okinawa Masaki, quá trình “tẩy não” cho người dân Okinawa cần phải có thời gian mà những người đứng đầu ACSIL hy vọng sẽ đảo ngược tình thế bằng các diễn đàn nhằm tìm ra sự độc lập của Ryukyu.
Trong khi dư luận còn chưa ngã ngũ trắng đen thì lại có rất nhiều ý kiến phản đối việc đòi quyền độc lập của Okinawa. Giáo sư Matsumura Masuhiro cho rằng, từ lâu Okinawa được hậu thuẫn rất lớn từ Tokyo. Bản thân người dân Okinawa rất tự hào về truyền thống văn hóa của họ, nhưng họ cũng nên nghĩ lại, nếu được độc lập liệu những thế mạnh này có còn phát huy được hay không, chưa kể đến chủ quyền, tự do chính trị, những mưu toan của các thế lực bên ngoài muốn biến những vùng đảo này thành những quốc gia “chư hầu” của họ.
Thực tế, Okinawa không thể so sánh với Catalonia, Quebec hay Scotland được. Như trường hợp của Scotland, do không hài lòng với chính quyền trung ương nên họ tự cách ly, muốn trở thành một chính phủ độc lập. Nhưng việc Scotland tách ra khỏi Vương quốc Anh lại được chính quyền London cho phép. Ngoài ra, Scotland và Anh có những lịch sử tồn tại khá lâu đời và không có các yếu tố ngoại lai, cả hai có sự hài hòa và lợi ích kinh tế lẫn chính trị.
Hiện, chỉ còn một năm trưng cầu dân ý nữa để Scotland có một chính thể mới, một chính thể chính trị có tuổi thọ cao hơn cả tuổi thọ của chính quyền Nhật Bản  lẫn Okinawa. Với thực tế này, những người đứng đầu ACSIL, kể cả Tomochi đều thừa nhận, Okinawa và Scotland hoàn toàn khác biệt. Qua tính toán, ACSIL cho rằng, mô hình của Puerto Rico “một quốc gia trong một quốc gia” là hợp nhất với Okinawa.
Yếu tố Trung Quốc và sự ra đời "cộng hòa Ryukyu"?
Sự trỗi dậy của Trung Quốc cộng với suy đoán và khuếch trương của các phương tiện truyền thông của quốc gia này trong thời gian gần đây làm cho Okinawa “nổi dậy” và muốn ly khai.
Theo giáo sư Matsumura Masuhiro, dù không hài lòng với Mỹ nhưng nhằm cân bằng tương quan lực lượng với Trung Quốc, người dân Okinawa thừa nhận sự có mặt của người Mỹ là cần thiết. 
Duy Hùng 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét