Du khách ngoại quốc được mời, sau đó là "ép" phải mua hàng tại Sài Gòn. (Hình: báo Thanh Niên) |
Sau
hàng chục năm hô hào thiết lập "nền văn hóa ứng xử" tại các thành phố
lớn để làm "đẹp mặt" trước du khách, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hầu
như đã trắng tay.
Thay vào đó, tình trạng giăng bẫy để "chặt, chém" du khách, đặc biệt là người ngoại quốc lan tràn khắp nơi, đâu cũng có.
Báo Thanh Niên cho biết, người bán hàng rong án ngữ, bao vây, giăng đầy khu vực trung tâm Sài Gòn trong những ngày qua, ngày càng đông đảo. Họ vừa mời mọc, vừa cưỡng ép, vừa ra chiều răn đe, buộc du khách phải mua hàng, với giá "cắt cổ." Dạo một vòng, du khách có thể sập hàng chục "bẫy."
Một số nhân chứng cho biết, một người đàn ông bán dừa tươi trước trung tâm Taka, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) đã không đợi du khách đồng ý, nhanh tay "chém ngọt" trái dừa, trút hết nước vào ly. Không thể từ chối, du khách đành phải "dùng" nước dừa, và móc 10 đô ra trả theo lời ra giá của ông nọ, nhiều gấp 8 lần giá trái dừa bán ở chợ.
Báo Thanh Niên cho biết, người bán hàng rong án ngữ, bao vây, giăng đầy khu vực trung tâm Sài Gòn trong những ngày qua, ngày càng đông đảo. Họ vừa mời mọc, vừa cưỡng ép, vừa ra chiều răn đe, buộc du khách phải mua hàng, với giá "cắt cổ." Dạo một vòng, du khách có thể sập hàng chục "bẫy."
Một số nhân chứng cho biết, một người đàn ông bán dừa tươi trước trung tâm Taka, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) đã không đợi du khách đồng ý, nhanh tay "chém ngọt" trái dừa, trút hết nước vào ly. Không thể từ chối, du khách đành phải "dùng" nước dừa, và móc 10 đô ra trả theo lời ra giá của ông nọ, nhiều gấp 8 lần giá trái dừa bán ở chợ.
Một
nhân viên bảo vệ Trung tâm thương mại Taka cho biết, đã liên tiếp nhắc
nhở du khách qua lại, nên "tránh xa các gánh hàng rong." Tuy nhiên, vì
"bẫy" đã được giăng đầy, các du khách ngoại quốc lớ ngớ tội nghiệp,
không biết đường nào mà tránh "bẫy." Một du khách Đông Âu mới đây đã
phải trả đến 1.8 triệu đồng, tương đương 90 đô để mua 9 trái dừa tươi.
Cũng theo báo Thanh Niên, phía trước Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở đường Võ Văn Tần, quận 3 cũng đầy "cạm bẫy." Đó là một nhóm bán sách, báo trong giỏ, thường "chém" tới 30 - 50 đô một cuốn, trong khi giá trị thật chỉ vào khoảng 5 đô.
Báo này còn cho hay, đã xảy ra nhiều cuộc tranh cãi giữa đôi bên, vì khách chỉ muốn cầm sách liếc sơ, chứ không muốn mua. Trong những trường hợp này, một nhóm "gánh hàng rong" bu vào tấn công, "xỉa xói" dữ tợn khiến du khách hoảng sợ, lật đật trả tiền rồi đi để không bị vây họa.
Cũng theo báo Thanh Niên, cả hướng dẫn viên du lịch cũng sợ những "gánh hàng rong." Trong số họ, có vài người mặt mày hung dữ, sẵn sàng tấn công người khác không tiếc tay, còn du khách thì sợ đụng chạm trên đường dạo chơi.
Ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty du lịch Việt cho rằng, nhà cầm quyền nên bắt chước giới quản lý du lịch ở Cambodia để bảo vệ du khách khỏi nạn chèo kéo, cưỡng ép phải mua hàng. Tình trạng này kéo dài, theo ông Trần Văn Long, khiến du khách "mất hứng" khi tìm đến các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam. Hậu quả tất nhiên là ngành du lịch Việt Nam mất khách ngày càng nhiều.
Thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, du khách ngoại quốc đến Việt Nam sáu tháng đầu năm 2013 là 3.5 triệu người, tăng 2.6% so với cùng giai đoạn của năm trước.
Sáu tháng đầu năm 2012, số du khách ngoại quốc đến Việt Nam tăng 13.9%, và sáu tháng của năm 2011 tăng đến 18.1%. Từng có những thống kê trước đây nói du khách đã tới Việt Nam một lần, hiếm khi quay lại để gặp những cái bất như ý. (PL)
Cũng theo báo Thanh Niên, phía trước Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở đường Võ Văn Tần, quận 3 cũng đầy "cạm bẫy." Đó là một nhóm bán sách, báo trong giỏ, thường "chém" tới 30 - 50 đô một cuốn, trong khi giá trị thật chỉ vào khoảng 5 đô.
Báo này còn cho hay, đã xảy ra nhiều cuộc tranh cãi giữa đôi bên, vì khách chỉ muốn cầm sách liếc sơ, chứ không muốn mua. Trong những trường hợp này, một nhóm "gánh hàng rong" bu vào tấn công, "xỉa xói" dữ tợn khiến du khách hoảng sợ, lật đật trả tiền rồi đi để không bị vây họa.
Cũng theo báo Thanh Niên, cả hướng dẫn viên du lịch cũng sợ những "gánh hàng rong." Trong số họ, có vài người mặt mày hung dữ, sẵn sàng tấn công người khác không tiếc tay, còn du khách thì sợ đụng chạm trên đường dạo chơi.
Ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty du lịch Việt cho rằng, nhà cầm quyền nên bắt chước giới quản lý du lịch ở Cambodia để bảo vệ du khách khỏi nạn chèo kéo, cưỡng ép phải mua hàng. Tình trạng này kéo dài, theo ông Trần Văn Long, khiến du khách "mất hứng" khi tìm đến các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam. Hậu quả tất nhiên là ngành du lịch Việt Nam mất khách ngày càng nhiều.
Thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, du khách ngoại quốc đến Việt Nam sáu tháng đầu năm 2013 là 3.5 triệu người, tăng 2.6% so với cùng giai đoạn của năm trước.
Sáu tháng đầu năm 2012, số du khách ngoại quốc đến Việt Nam tăng 13.9%, và sáu tháng của năm 2011 tăng đến 18.1%. Từng có những thống kê trước đây nói du khách đã tới Việt Nam một lần, hiếm khi quay lại để gặp những cái bất như ý. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét