Một trong những trạm y tế xã mới được xây dựng nhưng người dân không dám đến khám bệnh, sợ "tiền mất, tật mang." (Hình: báo Tiền Phong) |
Từ
nhiều năm nay, gần chục trạm y tế các xã thuộc huyện Krông Búk, tỉnh
Đắk Lắk vắng như chùa bà Đanh, kể cả ba trạm vừa được xây dựng mới
toanh.
Tình trạng này trái ngược với hình ảnh người khám bệnh chen chúc nhau ở các bệnh viện cấp trên thuộc tỉnh này.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Giám đốc Trung tâm y tế huyện Krông Búk - Trần Thuận cho biết, các trạm y tế vắng bệnh nhân vì … không có bác sĩ. Ông này nói rằng, trạm y tế được xây lên nhưng không tìm được bác sĩ phụ trách việc khám, chữa bệnh suốt nhiều năm nay. Thêm vào đó, tình trạng thiếu thốn máy móc, thiết bị cũng khiến người bệnh ngại lui tới.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Giám đốc Trung tâm y tế huyện Krông Búk - Trần Thuận cho biết, các trạm y tế vắng bệnh nhân vì … không có bác sĩ. Ông này nói rằng, trạm y tế được xây lên nhưng không tìm được bác sĩ phụ trách việc khám, chữa bệnh suốt nhiều năm nay. Thêm vào đó, tình trạng thiếu thốn máy móc, thiết bị cũng khiến người bệnh ngại lui tới.
Cũng
theo ông Trần Thuận, người dân bất chấp đường xa, chấp nhận tốn kém để
đến các bệnh viện huyện, tỉnh khám bệnh. Ông này cho rằng đó là tình
trạng "vượt tuyến, vượt cấp" xảy ra thường xuyên tại hầu hết các xã
thuộc huyện nhà.
Báo Tiền Phong cũng cho hay, theo qui định của
Bộ, mỗi trạm y tế phải có ít nhất một bác sĩ. Tuy vậy, tình trạng thiếu
bác sĩ xảy ra tại hầu hết các trạm y tế địa phương, kể cả các trạm chỉ
mới được xây dựng trong vòng hai năm trở lại.
Vì lẽ này, các cán
bộ trung cấp y tế đã phải thay thế bác sĩ, đảm nhận luôn vai trò … khám
và chữa bệnh cho bệnh nhân. Người ta tính trung bình mỗi trạm y tế có 7
cán bộ trung cấp y tế phải chữa bệnh cho 13,000 người. Hầu hết các trạm
này cho đến nay không hề có trưởng mà chỉ có trạm phó điều hành hoạt
động.
Tại trạm y tế xã Tân Lập, bà Đào Xuân Hòa cho biết chỉ có
người mắc các loại bệnh thông thường như viêm họng, cảm cúm, nhức đầu…
mới chịu đến khám để xin thuốc uống. Số người dân đến khám bệnh mỗi ngày
loe hoe, đếm trên đầu ngón tay.
Còn theo ông Trần Văn Hân, Phó
trưởng phòng Cán bộ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, khi cần thiết thì sẽ điều động
một số bác sĩ phải "chạy vòng vòng" từ trạm này đến trạm khác để khám,
chữa bệnh cho người dân.
Theo dư luận, việc thiết lập ngày càng
nhiều trạm y tế xã là một trong những chủ trương chính của ngành Y tế là
"khám và chữa bệnh từ cơ sở." Theo chủ trương này, trạm y tế xã giúp
người dân tiết kiệm thời giờ và tiền bạc để chữa bệnh, và góp phần giải
quyết nạn "quá tải" của các bệnh viện "tuyến" trên.
Tuy nhiên,
cũng vì nạn thiếu bác sĩ chủ trương trên của Bộ Y tế Việt Nam từ nhiều
năm qua cho đến nay, được cho là "phá sản hoàn toàn." (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét