Ads 468x60px

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Đường Hồ Chí Minh 20,000 tỉ đồng, hoang phế

Con đường tốn cả tỉ đô la nguy cơ trở thành hoang phế.
(Hình: báo Tiền Phong)
Đường Hồ Chí Minh (HCM) dài 3,167 cây số được xây dựng từ đầu tháng 4 năm 2000 với 14,000 tỉ đồng chi phí ban đầu, tương đương 700 triệu đô la đang đứng trước nguy cơ trở thành "cung đường hoang vắng."Đường Hồ Chí Minh (HCM) dài 3,167 cây số được xây dựng từ đầu tháng 4 năm 2000 với 14,000 tỉ đồng chi phí ban đầu, tương đương 700 triệu đô la đang đứng trước nguy cơ trở thành "cung đường hoang vắng."
Con đường này được coi là 'công trình quốc gia', đi qua 30 tỉnh, thành phố của Việt Nam, bắt đầu từ Pác Bó, tỉnh Cao Bằng kéo dài đến Đất Mũi, Cà Mau.
Một số tài liệu nói rằng những người Cộng sản Việt Nam nuôi ý chí muốn biến đường Trường Sơn - con đường hậu cần để vận tải một triệu tấn hàng hóa, vũ khí từ Bắc Việt vào xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa suốt 16 năm, thành con đường giao thông huyết mạch, song song với quốc lộ 1A.
Người ta ước tính chỉ riêng trong giai đoạn đầu tiên được xây dựng, đường HCM đã ngốn hết 14,000 tỉ đồng vốn, tương đương 700 triệu đô để hoàn tất 1,350 km đường và 300 chiếc cầu. Đó là chưa kể, theo kế hoạch được công bố, Bộ Giao Thông - Vận Tải đã xúc tiến đợt mở rộng đường HCM, đoạn băng qua Tây Nguyên trong hai năm, tốn tới 4,100 tỉ đồng, tương đương 200 triệu đô kể từ ngày 15 tháng 9, 2013.
Tài liệu này còn nói rằng, đường HCM - theo mong muốn đầy ý chí của những người CSVN, nhằm "giảm tải" cho quốc lộ 1A. Cuối năm rồi, Tổng cục đường bộ thuộc Bộ Giao Thông - Vận Tải Hà Nội lập quy hoạch cho phép 150 công ty vận tải tung 414 chiếc xe đưa đón khách trên một tuyến đường dài 1,000 cây số của đường HCM.
Tuy nhiên, hơn 9 tháng sau ngày rầm rộ khai mở tuyến đường HCM ở phía tây để "chia tải" với Quốc lộ 1A dọc phía đông Việt Nam, số xe chở khách qua lại vẫn đếm trên đầu ngón tay. Theo báo Tiền Phong, dự án "mở rộng đường HCM để giảm tải cho Quốc lộ 1 coi như đã phá sản."
Cũng theo báo Tiền Phong, đoạn đường HCM từ Nghệ An đến Quảng Bình hầu như không có một chiếc xe nào chở khách chạy qua. Còn đoạn từ Hà Nội đến Nghệ An, gần 1 tiếng đồng hồ mới có một chiếc. Bà Hồ Thị Hoàng, Giám đốc công ty vận tải thương mại Hoàng Phương cho biết, đã bị lỗ nặng thời gian qua khi ghi danh hoạt động trên tuyến đường này. Bà nói, đã chịu lỗ nhiều năm đầu, nhưng đến nay thì "hết còn chịu nổi."
Một cán bộ đội trưởng Cảnh sát Giao thông tỉnh Thanh Hóa cho hay, Quốc lộ 1A tiếp tục đông đúc, trong khi đường HCM vắng hẳn.
Trong khi đó, ông Thân Văn Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng dùng biện pháp hành chính "ép" các doanh nghiệp đưa xe vào hoạt động ở đường HCM là sai lầm. Ông này nói rằng nhà cầm quyền nên miễn phí, miễn thuế cho các công ty vận tải "liều" đưa xe vào "cung đường HCM huyền thoại" này. Ông Thanh cũng nói, chế độ Hà Nội chỉ nên khuyến khích xe vận tải đông lạnh, container đi đường HCM bằng cách trợ giúp chi phí cho họ. Còn loại xe chở khách, theo ông, phải để cho họ đi quốc lộ 1A để còn được "sống còn."
Ông Thanh cũng đưa ra con số so sánh cho thấy, Quốc lộ 1 A riêng đoạn từ Hà Nội đến Vinh cũng đã có ít nhất 40,000 xe hơi qua lại mỗi ngày đêm. Trong khi cả đoạn đường HCM hiện nay chỉ có khoảng 11,000 chiếc qua lại một ngày đêm mà thôi. (NV)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét